20 tháng 5, 2013

Các bài hát của Văn Cao trước 1975 được phép phổ biên


nguồn: DANH MỤC CÁC BÀI HÁT TRƯỚC NĂM 1975 ĐƯỢC PHÉP PHỔ BIẾN PHẦN I - trên Trang Thông tin điện tử của Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Nếu một bài ca được cấp phép phổ biên thì, theo lô-gích, cũng có ý nghĩa là bài ca ấy chưa được phép phổ biên trước ngày đó.  Vậy gần tất cả mọi công dân nước Việt Nam đã vi phạm pháp luật này từ năm 1954 đến 7 tháng 10 năm 2009 khi nào hát "Quốc ca" Việt Nam là "Tiến quân ca."  Tôi cũng không ngờ rằng bài ca "Ca ngợi Hồ Chủ Tịch" đã từng có vấn đề cũng phải đợi đến năm 2009 được cấp phép.  Song, nếu "Ca ngợi Hồ Chủ Tịch" được cấp phép, tại sao không cấp phép cho ba bài ca viết cùng một thời gian như "Làng tôi," "Tiến về Hà Nội" và "Ngày mùa"?  Chưa rõ tình hình của "Chiến sĩ Việt Nam," "Công nhân Việt Nam," và "Không quân Việt Nam" là như thế nào nữa?  Một điều chắc chăn là "Bến xuân" / "Đàn chim Việt" và "Thu cô liêu" còn bị cấm phổ biên.

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Chưa được cấp phép phổ biến không đồng nghĩa với bị cấm phổ biến bác ạ. Ở Việt Nam thường có tình trạng quy định/luật pháp mập mờ như vậy. Hát một bài hiện chưa được cấp phép phổ biến thì: hoặc là đươc bỏ qua vì đơn giản nó sẽ được cấp phép vào một thời điểm nào đó trong tương lai, hoặc là sẽ bị phạt, tuỳ vào cơ quan quản lý.

Bài "Tiến quân ca" của Văn Cao mãi tới 2009 mới được cấp phép phổ biến thì có thể là do tới thời điểm đó nơi cấp phép mới nhớ tới ca khúc quá phổ biến (có lẽ vì thế mà không nghĩ tới) này.