Đám cưới nọ muốn cho rôm rả
That wedding wanted to be elegant
Ngoài bánh quy, thuốc lá, nước trà
In addition to cookies, cigarettes, tea
Kẹo ngon với lọ đầy hoa
Yummy candy with vases full of flowers
Lại còn cố kéo vài ba anh chàng
You still have got to drag out a couple of guys
Tay cầm nhị, tay cầm đàn
A fiddle in one hand, a lute in the other
Lẳng lơ mấy khúc tơ vàng nỉ non.
Dallying with a few plaintive pieces on their golden threads
Người dự cưới nghe đờn đã ngán
The wedding guests hearing the music are bored
Lại lời ca còn chán chường hơn!
And the words you sing are even more tedious!
Trông người trau chuốt nước sơn
Seeing people all dolled up with a fresh coat of paint
Mà sao đặc xịt tâm hồn của xưa!
But how they're hardened with the spirit of days gone by!
Còn một việc xin thưa... bí mật
And yet another thing, I beg of you... keep it secret
Đợi mọi người đi khuất mới làm
After waiting for everyone to leave, this is what they do
Chung ba bốn chú chơi đàn
Together three or four musicians
Được xơi một lúc hăm nhăm đồng--tròn
Imbibe at once at 25 đồng--exactly
Tiếc cho lễ thành hôn nhà nọ
I feel sorry for the wedding at that house
Văn nghệ thành méo mó văn nghê!
Performing arts distorted into nonsense!
Còn như mấy bạn trẻ kia
And those young friends there
Nghề đàn kiểu đó cũng nghề... buôn thôi!
That musician's trade is ... just a trade!
Chí Thân
(Hải Phòng)
nguồn: Thời mới 28 tháng 3 1965, 2
Trong một thời gian "tất cả vì miền Nam ruột thịt" làm sao mà chấp nhận những người dành tiền cho những việc vô ích như đám cưới?
Còn làm sao mà chấp nhận các nhạc công ̣(tức nghệ nhân / nghệ sĩ nhạc truyền thống) nhận được tiền sau khi phục vụ người nghe? "Nghề đàn kiểu đó cũng nghề... buôn thôi!"
Dù gọi là "tâm hồn của xưa" như thế rõ là thái độ "xướng ca vô loại" của thời phong kiến. Khi nghiên cứu đến nhạc đám cưới ở Hà Nội tôi chỉ nghe đến những tiệc cưới mời vài người hát và chơi đàn ghi-ta. Họ chơi "nhạc xanh" (nhạc ngoài quốc) và vài bài ca "đỏ" nhẹ nhàng. Một người tiêu biểu chơi nhạc cho các đám cưới thuở ấy là Toán Xồm. Theo những người tôi gặp họ không được "xơi" đồng xu nào - họ thích giúp vui, và khoe tài của mình và cũng thích được ăn, uống, và hút thuốc cho ngon một chút.
Vậy có vấn đề chính là dân miền Bắc còn "phí" tiền tổ chức đám cưới với ý sĩ diện. Vấn đề phụ là các nghệ nhân chơi nhạc phụ vụ đám cưới mà không thuộc cơ chế nào. Nhạc của họ thì "nỉ non" nghe "chán chường" và "ngán." Nội dung thì vui tươi, không xây đất nước.
"Tiếc cho lễ thành hôn nhà nọ." Mục đích của bài thơ dư luận này là báo cáo rõ cho mọi người biết rằng tổ chức đám cưới lớn là sẽ bị xã hội chê. Tôi nghĩ rằng đại đa số người đã biết rồi. Họ biết phải giấu tài sản và của của mình để mà không bị chú ý đến. Nhưng dù thế nữa, dân miền Bắc Việt Nam vẫn không thể bỏ truyền thống đám cưới với mỗi nét đẹp và xấu của nó.