29 tháng 7, 2010

Lời anh vọng mãi ngàn năm (Your Words Echo Forever, A Thousand Years) - Vũ Thanh (1964)

nguồn: Tiếng hát Việt Nam (1964-1975) tập II (Hà Nội: Nxb Văn hóa, 1977).

(Chậm vừa. Tha thiết) [Slow and Even. With Feeling]

Sáng mãi tên anh người con của đất nước
It shines forever, the name of the nation's child
Sông núi reo ca người anh hùng thành đồng bất khuất.
The rivers and mountains shout out singing of the hero, a steadfast bulwark
Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Trỗi người công nhân thành phố Sài Gòn mà lời anh trước súng giặc thù, vẫn cháy lửa chiến đấu.
Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Trỗi, a Saigon city worker whose words standing before the enemy's guns still burn with the fire of struggle
Ôi tên anh truyền khắp hoàn cầu, vọng về Vê-nê-du-ê-la, cuồn cuộn sôi trong muôn con tim người du kích châu Mỹ La-tinh.
Oh your name has spread all over the world, echoing to Venezuela, swirling, seething in the hearts of Latin American guerillas.
Anh đã sống cuộc đời sáng rực ánh mặt trời, anh sống tuổi thanh xuân đẹp tươi trong khói lửa luyện nên thép gang.
You lived a life that blazes like the sun, you lived a cheerful youth in the flames forged into cast iron
Noi gương anh còn có triệu người, cả miền Nam đang sôi tim gan, cuồn cuộn dâng lên như phong ba, dìm đầu quân cướp Mỹ xâm lăng.
Your example remains with a million people, all the South seethes in its guts, swirling, rising like a tempest, pushing down the thieving American invaders.
Gió đưa muôn tiếng ca, lời anh hát ngày nào:
The wind sends thousands of voices in song, the words you sang that day:
"Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!
Vietnam forever! Vietnam forever!
1)
Lời anh hát vọng đến ngàn năm.
The words you sang echo for a thousand years.
2)
Lời đất nước ngàn năm chói sáng.
Words of a country that dazzles a thousand years.


Chắc lúc sáng tác bài hát này ông Vũ Thanh cũng tưởng rằng tên công nhân Sài Gòn là Nguyễn Văn Trôi.
Có những ca sĩ hát thêm một nốt C hàng xóm phía dưới để thành cặp nốt C-D cho hợp vỡi dấu ngã. Có những ca sĩ khác chỉ hát nốt D với giọng bịt thanh môn (glottal stop).

Giống bài ca của Nguyễn Đức Toàn ("Nguyễn Văn Trỗi, anh còn sống mãi") chữ tên cũng ngang với một chữ dấu huyền.

Hiện nay rất nhiều nhạc sĩ trẻ bị trách vì không soạn đúng các dấu tiếng Việt. Tất nhiên hai nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và Vũ Thanh không cố ý soạn giai điệu trái với dấu, nhưng kết quả vẫn thế. Cả hai bài ca không thể nào gọi là nhạc đại chúng. Các giai điệu không có những mô-típ lặp lại, ca từ thì không có vần, vậy các bài không dễ hát, không dễ thuộc.

Một ý rất quan trọng trong bài ca "Lời anh vọng mãi ngàn năm" là tính đoàn kết của dân cách mạng toàn cầu. Vì có du kích Venezuela quan tâm và ủng hộ thì hành động của Nguyễn Văn Trỗi đáng quý hơn. Và lời của Nguyễn Văn Trỗi được vọng thêm.

"Caracas seizes 6 in kidnapping," New York Times (Oct. 14, 1964), p. 14.
"Caracas bắt giam 6 tên trong vụ bắt cóc," Thời báo New York (14 tháng 10 1964), tr. 14

Colonel Smolen said today his captors had not threatened him. He also said they had not mentioned holding him as a hostage for a Vietcong terrorist, Nguyen Van Troi, who is under a death sentence in South Vietnam.

Trung tá Smolen có kể hôm nay rằng các tên bắt cóc không dọa ông. Ông cũng kể rằng họ không nói đến việc bắt giữ ông làm con tin cho một tên khủng bố Việt Cộng, Nguyễn Văn Trỗi, mà đang bị kết án tử hình ở Nam Việt Nam.



"Bà già yêu đời" này ở Hải Phòng hát bài ca này rất nhiệt tình với cả tâm hồn. Tiếng rung giọng ôpera chắc cũng hợp nhưng vài lần làm cho bà hát không đúng cao độ - nhưng tôi không muốn chê. Đây là một tư liệu rất đáng quý để hiểu về bài ca này và Nguyễn Văn Trỗi.

28 tháng 7, 2010

McNamara, Nguyễn Khánh và Nguyễn Văn Trỗi

"Venezuelan Terrorists Kidnap U.S. Colonel and Threaten," New York Times Oct. 1, 1964, p. 1; p. 6. [Các tên khủng bố người Venezuela bắt cóc trung tá Mỹ và dọa," Thời báo New York 1 tháng 10 năm 1964]

CARACAS, Venezuela, Oct. 9--The deputy chief of the United States Air Force mission here was kidnapped at gunpoint today by terrorists.

Caracas, Venezuela, 9 tháng 10 - Phó trưởng Tòa công sứ Không quân Mỹ bị bắt bọn khủng bố cóc bằng súng hôm nay.

Several newspapers received anonymous telephone calls warning that Colonel Smolen would be killed if South Vietnam carried out a plan to execute a 24-year old prisoner accused of pro-Communist terrorism.

Một số báo nhận cú điện thoại giấu tên cảnh báo rằng Trung tá [Michael] Smolen sẽ bị giết nếu Nam Việt Nam thực hiện dự định hành hình một tù nhân 24 tuổi bị buộc tội theo chính sách khủng bố khuynh hướng Cộng sản.

The telephone callers identified themselves as the kidnappers of the colonel. They alluded to the case of Nguyen Van Troi, who was arrested last May while installing a bomb under a bridge that was to be crossed by the United States Secretary of Defense, Robert S. McNamara, who was visiting Vietnam.

Những người gọi điện tự nhận diện họ là những kẻ có bắt cóc trung tá. Họ nhắc đến ca của Nguyễn Văn Trỗi mà bị bắt giữ tháng Năm vừa rồi lúc đặt bom dưới một cầu mà Trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ là Robert McNamara định qua lúc thăm Việt Nam.

Troi has been sentenced to public execution, and United States officials in Saigon are reported to have urged that the execution be carried out privately instead.

Trỗi bị án tử hình công cộng, còn có đồn rằng các công chức Mỹ ở Saigon có khuyễn đáng lẽ rằng cuộc tử hình này được thực hiện một cách mật kín.

The kidnappers were presumed to be members of the Armed Forces of National Liberation, a pro-Communist terrorist group.

Mọi người cho rằng những kẻ bắt cóc là thành viên của Lực lương Giải phóng Quốc gia, một nhóm khủng bộ khuynh hướng Cộng sản.


Robert McNamara and Brian VanDeMark, In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam (New York: Times Books, 1995) [Nhìn lại dĩ vãng: Bi kịch và bài học về Việt Nam].

p. 112 - Before Max and I left for Saigon, the president called us to the White House. In his parting instructions, he said, "Bob, I want to see about a thousand pictures of you with General Khanh, smiling and waving your arms and showing the people out there that this country is behind Khanh the whole way."

Trước khi Max [Maxwell Taylor, Đại sứ quán Mỹ] và tôi đi Saigon, ông tổng thống gọi chúng ta đến Nhà Trắng. Trong lời chỉ thị lúc đi, ông nói, "Bob, tôi muốn xem khoảng một nghìn bức ảnh của cậu với tướng Khánh, vẫy tay và chứng minh cho dân ngoài kià rằng nước này ủng hộ Khánh đến cùng."

The president got his wish. To my endless embarrassment, for several days in mid-March Americans picked up their newspapers and turned on their televisions to see images of me--looking very much like a politician on the hustings--barnstorming South Vietnam from the Mekong Delta to Hue, standing shoulder to shoulder with short, bouncy General Khanh before Vietnamese throngs in an attempt to promote him to his own people. And since we still did not recognize the North Vietnamese and Vietcong struggle as nationalist in nature, we never realized that encouraging public identification between Khanh and America may have only reinforced in the minds of many Vietnamese the view that his government drew its support not from the people but from the United States.

Tổng thống đã được mọi sự như ý. Dù tôi lúng túng vô cùng, một khoảng thời gian mấy hôm ở giữa tháng Ba các người Mỹ lấy báo chí và bắt TV và xem những hình ảnh của tôi--trông như một chính trị viên diễn đàn vận động--du hành khắc miền Nam Việt Nam từ châu thổ Cửu Long đến Huế, đứng vai kế vai với tướng Khánh, một người thấp và bồng bột trước đám đồng dân Việt để cố tích cực ủng hộ với đồng bao của ông. Mà bởi vì chúng tôi chưa nhận rằng cuộc đấu tranh của Bắc Việt Nam và Việt Cộng có chất dân tộc chủ nghĩa, chúng tôi không hề hiểu rõ rằng việc khuyến khích sự gắn bó công khai của Khánh với nước Mỹ có thể đã làm chắc thêm trong tâm trí của nhiều người Việt rằng chính phủ cùa ông có được sự ủng hộ không phải của dân mà là của chính phủ Mỹ.


Ông McNamara chưa lần nhắc đến Nguyễn Văn Trỗi, và chắc cả đời không biết Nguyễn Văn Trỗi là ai. Trước khi được đặt bom ở cầu Công Ly Nguyễn Văn Trỗi bị chính phủ miền Nam bắt. Những người ngoại giao của chính phủ Mỹ mới biết đến Nguyễn Văn Trỗi qua những hành động của du kích cộng sản ở Venezuela. Ở trên là lần đầu tiên tên của Nguyễn Văn Trỗi được đăng trên báo chí Mỹ. Có một câu hết sức quan trọng trong bài báo ấy - "United States officials in Saigon are reported to have urged that the execution be carried out privately." Sao mà chính phủ của Khánh ngu ngờ đến thế? Vì được tử hình công khai thì Nguyễn Văn Trỗi được nổi tiếng, được thành gương mẫu. Các công chức Mỹ có hiểu điều đó nhưng chính phủ tướng Khánh không nghe.

Nhưng tổng thống Johnson cũng ngu ngờ với ý muốn gắn chính phủ của Nguyễn Khánh với chính phủ Mỹ. Dân Mỹ thấy khó hiểu tại sao yêu quý họ. Tất nhiên họ nghĩ rằng mọi người sẽ muốn gắn bó với họ. McNamara và Johnson "did not recognize the North Vietnamese and Vietcong struggle as nationalist in nature."

Tôi vẫn chưa hiểu tại sao du kích Venezuela biết đến Nguyễn Văn Trỗi sớm hơn cả báo giới Mỹ. Và hình như du kích Venezuela biết đến Nguyễn Văn Trỗi sớm hơn cả lãnh đạo ở Hà Nội - một tháng sau khi Nguyễn Văn Trỗi bị tử hình họ vẫn nhầm tên.

Rút cuộc du kích Venezuela phải thả trung tá Smolem vì bị công an bắt. Việc giết Nguyễn Văn Trỗi không được ngăn cản.

25 tháng 7, 2010

Nguyễn Văn Trôi, anh còn sống mãi (Nguyễn Văn Trôi, You'll Live Forever) - Nguyễn Đức Toàn (1964)

nguồn: Văn nghệ 13 tháng 11 1964

Nghe tin chúng giết anh rồi tim tôi sục sôi lại một giòng máu tươi nhuộm thắm màu cờ sao.
Hearing the news that they've killed you my heart seethes as again a stream of fresh blood deeply tinted the color of the star flag
Hôm qua trước mũi súng quân thù vẫn một lòng sắt son.
Yesterday before the barrels of the enemy's guns there was still a constant heart
Hôm nay dẫu xác chôn dưới mồ.
Today even though your corpse is buried beneath a grave.
Anh vẫn đi giết thù.
You still go to kill the enemy.
Cả nước đứng lên rồi đây.
The whole country has arisen.
Miền Bắc cũng như miền Nam,
The North like the South
Nghe tin anh trong lòng đau sót
Hearing your news we grieve in our hearts
Đòi chúng nó trả nợ máu.
Demand that they pay their debt in blood.
Vùi chúng nó xuống bùn sâu.
Bury them beneath the mud deep.
Những tên xâm lược những tên đao phủ tội ác chất đầy!
The criminal invaders and hangmen, their crimes pile up!

Rồi ngày mai đây, khi trời sắp sáng.
Then today, when the sky is about to dawn
Tôi nghe tiếng anh vang rộn rã phố phường.
I hear your voice echoing loudly in the streets.
Nét chữ vàng "Anh Nguyễn Văn Trôi, giòng máu anh hùng xưa bất khuất"
In golden letters "Brother Nguyễn Văn Trôi, heroic blood steadfast long ago"
Anh còn sống mãi trong tôi.
You'll live forever in me.


...sự xuất hiện cái tên đẹp đẽ và quang vinh: "Nguyễn Văn Trỗi" (trong những ngày đầu vẫn gọi là Nguyễn Văn Trôi, về sau mới được đính chính lại là Nguyễn Văn Trỗi) - Dương Viết Á, "Các phương pháp xây dựng hình tượng ca từ," Nghiên cứu Nghệ thuật, số 6 1979.

Nguyễn Văn Trỗi được tử hình ngày 14 tháng 10 1964 (tôi viết chữ "được" vì nếu không tử hình thì có lẽ chắc Nguyễn Văn Trỗi chết vô danh và không để lại gì cho đời). Có lẽ bài hát đầu tiên xuất hiện về Nguyễn Văn Trỗi là "Anh hùng Nguyễn Văn Trôi" của tướng Lê Liêm sáng tác và đăng trên tạp chí Văn nghệ ngày 30 tháng 10 1964 hơn hai tuần sau khi Nguyễn Trỗi qua đời. Đến 13 tháng 11 lúc "Nguyễn Văn Trỗi, anh còn sống mãi" được đăng thì tên Trôi vẫn chưa được sửa lại. Chính nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn có nói với tôi rằng mọi người đã viết tên nhầm là do nghe tên qua giọng nói của một người gốc Đà Nẵng. Lúc giai điệu khúc ca "Nguyễn Văn Trỗi, anh còn sống mãi" vẫn không có nốt cao-trắc lúc hát chữ "Trỗi" vì lúc mới sáng tác ông nhạc sĩ tưởng rằng tên là Trôi.

Nguyễn Văn Trỗi có ý muốn giết bộ tưởng bộ quốc phòng Robert McNamara nhưng không thực hiện được việc ấy. Điều tôi thấy khó hiểu nhất là tại sao chính quyền miền Nam cho quay phim lúc Nguyễn Văn Trỗi chết, cho những phóng viên đến và ghi lại những lời phát biểu của nhà cách mạng này?



Nguyễn Văn Trỗi cao, cao hơn những người cảnh sát xung quanh. Nguyễn Văn Trỗi còn trẻ, đẹp trai và mặc áo trắng. Và trông rất hiên ngang và thật thả như đang truyền đạo, như một thánh nhân bị đóng đinh vào giá chữ thập.



Và còn phát biểu nữa. Theo ca từ thì "anh vẫn đi giết thù." Nhưng Nguyễn Văn Trỗi không được giết ai cả. Theo báo chí Mỹ (mà gần như không nhắc đến anh ấy) Nguyễn Văn Trỗi là một "terrorist" (tên khủng bố). Một người định nổ một cầu và giết không biết bao nhiêu người xung quanh gọi là gì? Đó là tuy cách nhìn của mình.



Nhưng điều quan trọng nhất là thái độ hiên ngang của người sắp bị tử hình - "trước mũi súng quân thù vẫn một lòng sắt son." Một người như Nguyễn Văn Trỗi chết thì cả nước "đòi chúng nó trả nợ máu."

Nguyễn Văn Trỗi có lý lịch tốt - là một người thợ (công nhân), người bố theo cách mạng, và có được đặt một tên cũng nghe rất là cách mạng (dù lạ và khó nghe hiểu) - Trỗi là trỗi dậy.

Nhiều nhà cách mạng trên thế giới biết gương mẫu của Nguyễn Văn Trỗi. Jane Fonda và Tom Hayden có đặt tên Troy cho đứa con trai của họ để tưởng niệm Nguyễn Văn Trỗi.


Hai mẹ con Jane Fonda và diễn viên điện ảnh Troy Garity

23 tháng 7, 2010

Anh không chết đâu em (He Hasn't Died Dear) - Trần Thiện Thanh (1971)

Anh không chết đâu anh, người anh hùng mủ đỏ tên Đương
You haven't died brother, a red capped hero named Đương
Tôi vẫn thấy đêm đêm một bóng dù sáng trên đồi máu
Nights I still see a parachute lighting up the bloody hill
Nghe trong đêm kêu gào từng tiếng súng pháo đếm mau
Hear through the night the screams of each artillery gun accelerating
Và tiếng súng tiếng súng hay nhạc chiêu hồn đưa anh đi anh đi
And the sound of guns or the music calling you home, leading you, leading you

Anh, anh không chết đâu em, anh chỉ về với mẹ mong con
He, he hasn't died dear, he's just gone back to his mother who awaits him
Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính
He still lives expansively in the hearts of thousands who can feel for the soldier's life
Trong tim cô sinh viên hay buồn thường nhắc nhở những chiến công
In the heart of an often sad school girl who recalls the feats of arms
Chuyện nước mắt ướt sân trường đại học chuyện anh riêng anh riêng anh
There's talk of moist tears at the university yard, talk of you, just you

Ôi đất mát trên đồi xanh tình yêu khóc ngất bên cỏ tranh
Oh, cool earth, green hills, love cries itself out by the straw grass
Đâu cánh dù ôm gió, đây cánh dù ôm kín đời anh
Where is that parachute carressed by the wind, here it is carressing, sealing your life
Trong những tiếng reo hò kia lẻ loi tiếng súng anh nhiệm màu
Midst the shouts out there, isolated the sound of your fantastic weapon
Ôi tiếng súng sau cùng đó, anh còn nghe tầm đạn đi không anh
Oh that weapon sounds at the end of it all, do you still hear the firing range, brother

Không, anh không, anh không chết đâu em anh chỉ vừa bỏ cuộc đêm qua
No, he didn't, didn't die, sister, he just left, he just gave up last night
Tôi thấy mắt anh bên ngọn nến vàng hắt hiu niềm nhớ
I see his eyes by the golden candles that flicker in memory
Trên khăn tang cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân
Upon the young widow's mourning turban that glitter with affection
Giọt nước mắt nóng bây giờ và còn hằng đêm cho anh cho anh
Warm teardrops now and every night she brings to you, to you.


Có chiến tranh thì phải có hùng ca. Bài ca này viết về một đại úy quân đội Việt Nam Cộng Hòa tên là Nguyễn Văn Đương chết ở chiến tường Hạ Lào ngày 24 tháng 2 1971. Tác giả làm việc ở văn phòng tâm lý chiến.

Đây là một bài ca tưởng niệm để chiến công của anh hùng này được cổ vũ và an ủi những người còn sống và còn chiến đấu. Nếu so những ca khúc tương tự ở miền Bắc thì có một số điều khác biệt. Bài ca này được viết về một người sĩ quan - tôi chưa biết đến một ca khúc từ 1945 đến 1975 viết ở miền Bắc về một người sĩ quan. Còn nữa những ca khúc miền Bắc không bao giờ có đám tang, khăn tang và không có người cô phụ, không có nước mắt. Tôi cũng chưa biết đến ca khúc miền Bắc nào thời đó viết đến trường đại học. Hoàn cảnh ca khúc này rất tiểu tư sản.

Nhịp slow rock trong ca khúc này không quá bình dân như boléro. Giai điệu này có nhiều nét hợp âm ba trưởng.



Video này được thực hiện để tưởng niệm nhạc sĩ Trần Thiện Thanh / Nhật Trường. Có đầy đủ những ngôi sao miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại tham gia. Mọi người có vẻ hiên ngang với một cái gì nào đó chắc thuộc về kỷ niệm của một quá khứ đã mất và một đời sống được tồn tại ở hải ngoại. Trung tâm Asia có thái độ rất chống cộng sản.

Bài ca này có còn được hát ở Việt Nam không? - tại những quán karaoke chẳng hạn? tại những bến xe?

20 tháng 7, 2010

Thanh niên với chèo

trích Lưu Quang Vũ. Di Cảo (TPHCM: Nxb Lao Động, 2008)

1-3-1963 (tr. 12)

Nghe bố nói chuyện về chèo - xem minh họa - Cụ Mầm đóng hề thánh thật. Xem 2 nữ diễn viên Đoàn Kim Lan hát và múa trích đoạn. Đẹp và hay - Vốn chèo của dân tộc ta quý, trữ tình và lạc quan thật.

I heard father speaking about chèo - see it illustrated - Old man "Sprout" plays the clown with real flair. Saw 2 actresses of the Kim Lan Troupe sing and dance excerpts. Pretty and nice - our people's chèo is precious, lyrical and quite positive.

2-6-1963 (tr. 18)

Đọc lại bài thơ của mình, một điểm yếu quá rõ ràng: lời dễ dài, hình ảnh chưa sâu. Cần tìm tòi hơn. Tối xem Lưu Bình Dương Lễ.

Re-read my poem, there's a very evident weakness: the words are undemanding, images not yet deep. Got to research more. Tonight seeing Lưu Bình Dương Lễ.

16-5-1965 (tr. 150)

Hôm nay gặp L khi mình đi ngắt những chùm hoa tím đẫm nước mưa... Tối đi xem chèo Kim Nham - Xúy Vân.

Today I met L as I went to pluck bunches of rain-dampened purple flowers... Tonight seeing the chèo Kim Nham - Xúy Vân.

18-9-1965 (tr. 178)

Tối ra phố Hải Phòng, không ngờ qua rạp Tháng Tám lại thấy Đoàn chèo Hà Nội đang diễn ở đấy, diễn cả vở Tấm Cám của bố nữa, nhưng tối nay là đang diễn "Sợi tơ vàng" vở chèo mình đã xem rồi, xem với mẹ ở rạp Đại Nam, gặp bác Văn Chi, bạn của bố trong buồng vé, mừng quá, lấy hai chỗ cho mình và Lập xem. Từ khi đi bộ đội, đây là lần đầu mình ngồi trong một rạp hát. Vở chèo đã xem rồi với những anh chị diễn viên vẫn đến chơi nhà mình và quen mình, gợi cho mình nhớ lại một thời êm ấm cũ ở Thăng Long. Nhưng hôm nay, nghe lại những điệu hát chèo, với tư cách là một anh bộ đội gìn giữ Tổ quốc.

Xem được mấy đoạn đầu rồi phải về. Anh bộ đội hy sinh hơn mọi người ở chỗ đó. Vào buồng vé chào bác Văn Chi.

Đêm náo nức không làm sao ngủ được.

Tonight out on Hải Phòng's streets, unexpectedly passing the August Theater I saw the Hà Nội chèo Troupe was performing there, in fact performing father's Tấm Cám play, but tonight they were performing "A Golden Thread" a chèo play that I'd already seen, saw it with mother at the Great South theatre, met uncle Văn Chi, father's friend in the ticket office, it was great, he got two places for Lập and I to watch. Since I went soldiering, this is the first time I've sat in a theatre. I've seen this chèo play before with these performers who have visited my home and know me, called up in me memories of a peaceful time in Thăng Long. But today I listening again to these chèo melodies, now as a soldier preserving the Fatherland.

Watched a couple of acts then had to go home. A soldier boy must make more sacrifices than others in that regard. Went in the ticket office to greet uncle Văn Chi.

At night I was excited, couldn't sleep.


Lưu Quang Vũ không phải một người thanh niên bình thường xem chèo - bố là Lưu Quang Thuận là một nhà viết kịch và cũng là một soạn giả chèo. Với Lưu Quang Vũ xem chèo là một sinh hoạt không lạ gì cả. Lưu Quang Vũ cũng là kiểu thanh niên giỏi và đặt những ước vọng cao cho chính mình, đòi hỏi nhiều ở mình. Coi thơ của mình (viết năm 1963, lúc 15) chưa hay, nhưng coi chèo là cái gì nào đó cao cả. Là một đứa lãng mạn nữa đi ngắt hoa - 17 tuổi vẫn mê xem chèo là một nghệ thuật có chất lãng mạn (gọi là trữ tình cho hợp thời đại). Đi bảo vệ đất nước vẫn còn tình cảm với chèo, bảo vệ nước là bảo vệ chèo phải không? Đến xem chèo là nhớ đến gia đình ở Hà Nội.

Năm 1993 đi xem chèo rất dễ. Một đêm tôi xem một vở chèo ở rạp Hồng Hà - khán giả đến xem đông. Vở kịch và cách diễn rất thú vị. Năm ngoái đi chơi với Dương Thụ và Trần Tiến cũng được nghe một số diễn viên địa phương hát vài điệu chèo tôi cũng thấy đam mê luôn.

16 tháng 7, 2010

Dương Văn Nội - Phong Nhã (1947)

Anh Dương Văn Nội mười lăm xuân xanh
Brother Dương Văn Nội age fifteen, in the prime of youth
Mà từng chiến đấu xông pha tung hoành
And used to fight and rush into danger with abandon
Ngày khi Thủ đô vừa mới đi đoành
When the Capitol just went boom
Anh đi công tác giao thông rất nhanh
He went into communications really fast
Còn nhớ chốn Sấu Giá quân giặc đang phá tan tành
We still remember that place Sấu Giá where the enemy was destroying everything
Một mình anh giết ba tên thực dân
Alone he killed three colonial stooges
Còn nhớ lúc phát xít bắn đạn tới tấp vào mình
And we remember they shot bullets pell mell into him
Súng trường vùi rồi anh mới chết vinh
He buried his shotgun then he died in glory


Bài ca kể chuyện rất gọn, không cần nói gì nữa. Cậu Nội là gương mẫu cho thanh niên - sẵn sàng, dũng cảm và có ý thức cao.

Có bạn nào hát bài ca này lúc còn trẻ? Lúc trẻ bài ca này gây cảm tưởng nào?

12 tháng 7, 2010

Xin đừng làm một người hát rong?

Hoàng Hà, "Hát xẩm Hi-Tech náo động khu phố," VNExpress 9 tháng 7 2010



Nếu tôi hiểu được bài báo này thì có hai vấn đề:

Một là chú kia "hát những bài thể loại sướt mướt, não nề" và những người khu phố bị "rót vào tai những bản nhạc lâm li, sướt mướt."

Thứ hai là chú kia và ê kíp của chú kia không bị mù hay liệt hay cực khổ. Còn nữa họ ăn mặc đàng hoàng và có thiết bị hiện đại: "Thay vào hình ảnh người hát xẩm nghèo với cặp kính đen... nhóm hát rong này, ca sĩ chính ăn mặc khá model, tóc chải chuốt, hát với phong cách khá điệu đà"

Nội dung bài ca của nhóm hát rong này thì như hát xẩm cũ - "nhẫn cỏ," "buồn vào hồn" - nhưng toàn những bài ca được phép phổ biến. Giá như họ có hát "Những bông hoa trên tuyến lửa" hay "Em đi qua cầu cây" thì sẽ không thành vấn đề gì.

Song tôi vẫn có thắc mắc về ba chữ "rót vào tai." Khác với mắt hay mồm đôi tai của con người có lỗ mà không có bọc ngoài. Không có cách nào để ngăn âm thanh rót vào. Dân thành thị Việt Nam bị "rót vào tai" quá nhiều, nhưng hình như đa số người không có ý thức về điệu đó (hay đành phải chịu). Nhất là sự ồn ào của các còi và động cơ xe máy, các tiệm bán loa hay tiệm karaoke. Và càng ngày thì đường phố Việt càng ồn ào. Hà Nội yên tĩnh mà tôi có thăm lần đầu năm 1993 không còn nữa.

Năm 1993 tôi có nhìn thấy những "người hát xẩm nghèo với cặp kính đen, tay cầm đàn ghita vừa đi vừa hát trước đây." Đó là thời Hà Nội còn thanh bình. (Năm ấy mỗi buổi sáng cũng có loa phường phát những ca khúc của những năm xưa vẻ vàng chứ phải là nhạc sướt mướt.) Âm lượng ngoài phố càng cao thì các nghệ sĩ hát xẩm phải tìm cách đối phó. Vậy phải sắm một hệ thống âm thanh khổng lộ để được ắt tiếng của giao thông. Còn thời đại này thuộc về các idol - một ca sĩ hát rong muốn kiếm ăn chắc chắn phải ăn mặc model mới được cạnh tranh.

Vẫn còn những lời bình luận như:

Lười lao động đến thế là cùng

Nhưng hiện này thì có người đắp:

Cũng là hình thức lao động mà

Còn có quan niệm:

Công an đâu, dẹp ngay

Rồi người khác trả lời:

Nên tạo điều kiện


Có lẽ vấn đề chính là các nghệ sĩ ở trên chưa được thẻ hành nghề? Nhưng tôi cho rằng một thành phố có nhạc sống là một thành phố có văn hóa.


Một số người chơi nhạc "xẩm" ở thành phố tôi:

Đàn cello -



Đàn erhu (nhị) -



Đàn keyboard, sax, hát -



Đàn accordion -



Đàn và hát kiểu Mễ -



Một nhóm tự phát đánh trống -



Một ban nhạc blues/rock -

10 tháng 7, 2010

Một mình (Alone) - Thanh Tùng (1998)

Gió nhớ gì ngẩn ngơ ngoài hiên
What does the wind long for, dumbstruck, outside the verandah
Mưa nhớ gì thì thầm ngoài hiên
What does the rain long for, whispering, outside the verandah
Bao đêm tôi đã một mình nhớ em
Many, many nights I, alone, have longed for you
Ðêm nay tôi lại một mình
Tonight I'm still alone

Nhớ em vội vàng trong nắng trưa
I long for you hurriedly in the noon sun
Áo phơi trời đổ cơn mưa
Blouse drying it's pouring rain
Bâng khuâng khi con đang còn nhỏ
Sorrowful when our children are still young
Tan ca bố có đón đưa
After my shift, father brings them home
Nhớ em giọt mồ hôi tóc mai
Recalling the sweat upon your hair
Gió sương mòn cả hai vai
Fog and wind wore down your shoulders
Ðôi chân chênh vênh con đường nhỏ
A couple of feet unsteady on the lane
Nghiêng nghiêng bóng em gầy
At an angle your thin shadow

Vắng em còn lại tôi với tôi
With you gone it's just me with myself
Lá khô mùa này lại rơi
Dry leaves this season once again fall
Thương em mênh mông chân trời lạ
My love for you boundless at an unfamiliar horizon
Bơ vơ chốn xa xôi
Lonely in a far off place
Vắng em đời còn ai với ai
With you gone does life have anyone for another
Ngất ngây men rượu say
Drunk on strong wine
Ðêm đêm liêu xiêu con đường nhỏ
Nightly stumbling along the small road
Cô đơn, cùng với tôi về
Lonely, returning with me.


"Một mình" của Thanh Tùng vào Top Ten của Làn Sóng Xanh ngày 15 tháng 11 1998 với vị trí số 9 với Mỹ Linh hát. Bài ca này là bài ca số 1 Làn Sóng Xanh của tháng 1 năm 1999.

"Một mình" được sáng tác trong thời đầu của Làn Sóng Xanh. Theo Tuổi trẻ Chủ Nhật 19 tháng 4 năm 1998 thì ca khúc này được giới thiệu tại Cung Hữu Nghị ở Hà Nội 31-3 do ca sĩ Hồng Nhung và tác giả đánh phận đệm với ban nhạc Con Gái. Theo bài báo ấy "'Một mình' thấm đẫm nỗi buồn ly biệt, làm không ít khán giả đã trào nước mắt ngay trong đêm diễn. Tác phẩm được viết tại Hà Nội chỉ trong một đêm 28-3 trong nỗi nhớ người vợ đã khuất, nhưng là cộng hưởng từ hơn bảy năm sống một mình."

Không biết Mỹ Linh có thu bài "Một mình" bao nhiêu lần. Sau đây có Mỹ Linh hát với bản phối kiểu jazz-fusion.




Say đây Mỹ Linh lại hát kiểu nửa cổ điển.



Mỹ Linh cũng có hát bài này kiểu pop, nhưng tôi chưa tìm lại được trên mạng. Tôi đoán rằng bản phối pop là bản được lên top của Làn Sóng Xanh.

"Nhớ" trong ca khúc thì có nghĩa là người kể chuyện bị bỏ lại một mình. Biết đến tiểu sử tác giả thì chắc nhiều người cũng biết rằng chủ đề bài ca là vợ tác giả chết và chắc là chết trẻ. Ca từ "Một mình" dù thanh lịch nhưng nghe buồn quá. Một nỗi buồn xác thực. Vì thế thì có lẽ đây là một nỗi buồn dễ chấp nhận hơn? (Nhạc buồn là địch của những người kiểm soát của dòng nhạc chính thống). Hai bộ lời điệp khúc rất hợp với nhau - bộ lời một mô tả người đi, bộ lời thứ hai mô tả người bị bỏ lại. Người vợ có lẽ bị ốm thì đi chênh vênh, người chồng say một mình thì liêu xiêu. Cả hai đi trên một con đường nhỏ.

Đoạn ca từ đầu của "Một mình" được đặt theo một phong cách khá giống một đoạn ngâm, hay đoạn rao của vọng cổ được chậm lại. Dân tộc tính thì rõ rệt. Đoạn rao này chỉ có bốn nốt A C D G với đầy đủ quãng năm và quãng tư (D-G, D-A, C-G, A-D).

Bài ca này không có phiên khúc, chỉ có một điệp khúc lặp lại với hai bộ lời. Điệp khúc thì giữ nét tứ cung (bốn nốt) như ở trên nhưng cũng bổ thêm ba nốt (Bb, F và E) để thành một thang âm nguyên cung (diatonic). Gây ấn tượng nhất là nốt Bb hàng xóm nửa cung của nốt A (trong nắng trưa / tôi với tôi). Trong ca khúc này nốt D là âm chủ, nhưng nốt F được thành một âm chủ tạm thời (A-A-A-G-F với lời "bố có đón đưa" và "chốn xa xôi"). Tạm đổi từ D thứ đến F trưởng gây ấn tượng an uỉ một chút. Nốt E chỉ xuất hiện trong lần đầu của điệp khúc để làm nốt hàng xóm cho nốt chủ D (E-E-G-F-D - nghiêng nghiêng bóng em gầy) lúc mà bài ca chưa kết thúc hẳn.

Bài ca có cấu trúc giai điệu khá cổ điển vậy hát kiểu cổ điển cũng được. Nhưng vì nét ngũ cung (D-F-G-A-C và D-E-G-A-C) hát kiểu dân gian thì vẫn được. Nghe Hương Lan chẳng hạn:

7 tháng 7, 2010

Đêm đông chí uống rượu với bác Lâm và bác Khánh nói về những cuộc chia tay thời loạn

(The Evening Your Comrade Drank Whiskey with Uncle Lâm and Uncle Khánh And Spoke of the Separations of Messed Up Times) - Lưu Quang Vũ (1972?)

Nhang tàn lả tả rơi lưng cốc
Scattered incense ashes fallen half fill the cup
Nhà lạnh trần cao ngọn nến gầy
A cold house, high ceiling, a thin candle tip
Chăn rách chiếu manh quần áo lạ
Torn blanket, tattered mat, unfamiliar clothes
Chuyện dài đêm vắng rượu buồn say
A long tale on an empty night, sad, drunk on whiskey

Gió hú ầm ào qua gạch vỡ
The wind howls incessantly past the broken bricks
Người chết vùi thân dưới hố bom
Someone dies, buried beneath a bomb crater
Kẻ sống vật vờ không chốn ở
The living reel with no place to live
Lang thang trẻ ốm ngủ bên đường
Youngsters, wandering and ill, sleep at the roadside

Cơ sự làm sao đến nỗi này
How have circumstances come to this?
Mông lung không đoán được ngày mai
Hazy, vague, you can't guess about tomorrow
Máu chảy thành sông thây chất núi
Blood flows into a river, corpses pile up in a mountain
Bè bạn tan hoang mình rã rời
Friends laid waste, their bodies weakened

Thơ Khánh buồn như lòng đất nước
Khánh's poetry is sad like the nation's heart
Thơ hay đời loạn chẳng đâu dùng
Fine poetry of messed up lives, not a bit of use
Vườn cũ cây tàn chim chết cả
The old garden, plants withered, all the birds dead
Người chơi đàn nguyệt có còn không
Does the moon lute player remain?

Mọi chuyện thiêng liêng thành nhảm nhí
Everything sacred has become trivial
Khắp nơi trí trá lọc lừa nhau
Every place the gilded will is a shared sham

Nước Pháp khôn ngoan nước Nhật giàu
France is wise, Japan rich
Nước Mỹ lắm bom mà cực ác
America, bombs a plenty and extremely wicked
Nước Nga hiềm khích với nước Tàu
Russia antagonizes China
Nước Việt đói nghèo thân cơ cực
Vietnam is hungry, poor, and miserable
Đất hẹp trụi trần vạn khổ đau
Limited land, denuded, endless pain and trouble

Tối đen thành phố đêm lưu lạc
Blackness, the city on an itinerant night
Máy bay giặc rít ở trên đầu
As the enemy's planes wail over our heads
Ba thằng da vàng ngồi uống rượu
We three yellow skinned dudes sit and drink whiskey
Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu
Faces sad like gravel beneath the abyss

Chúng mình không có bom nguyên tử
We've no atom bomb
Chỉ có thuốc lào hút với nhau
We have only the tobacco in the waterpipe we share
Thương nhà thương nước thương cho bạn
Regrets for our home, our land, regrets for our friends
Không khóc mà sao cổ nghẹn ngào
Not crying, but how our throats are choked up

Thôi nhé mai này tiễn Khánh đi
Fine, tomorrow we'll see Khánh off
Đường xa bom phá tàu không về
A long road destroyed by bombs with no train home
Lênh đênh ai hát ngoài song cửa
Unexpectedly someone is singing outside the door
Bài ca thanh bình đêm cũ
A calm tune of an old night
“Hoa lá quên giờ tàn
"Leaves, flowers had no memory of their decay
Mây trắng bay tìm đàn”
White clouds drifted in search of their kind"
Ngày xưa yên ấm quá
Long ago when it was so very warm and calm
Trẻ hát đồng dao trên phố
Youngster sang nursery rhymes on the street
Con trai xách điếu đi cày
A lad carries his water pipe at the plough
Con gái quang liềm gặt lúa
A lass, a scythe hanging from her load off to harvest rice
Bao giờ hết loạn người ơi
When will this messed up time end, my friends
Cạn cùng nhau chén nữa
Let's finish off a cup together
Tàn canh là xa xôi
The nightwatch is still far off
Lòng như vầng trăng nhọn
Our hearts like a sharp sliver of moon
Chém giữa trời không nguôi
Slice through the heavens unappeased


Đọc nhật kỳ của Lưu Quang Vũ năm 1963 (quyển Di Cảo. (TPHCM: Nxb Lao Động, 2008)) tôi thấy một thanh niên lạc quan yêu đời. Đến năm 1972 thì khác hẳn. Ba người bạn trong bài thơ này có tình cảm thật nhưng thấy vô lực trước thời cuộc - "Chúng mình không có bom nguyên tử / Chỉ có thuốc lào hút với nhau." Thật ra chiến tranh liên miên có làm cho thành phố xung quanh bị đổ nót - gạch vỡ, hố bom, không chốn ở, chim chết cả. "Lang thang trẻ ốm ngủ bên đường" - trái hẳn với thông điệp của sự thật của chủ nghĩa hiện thực xã hội.

Tất nhiên địch phía ngoài rất đáng trách và đáng ghét - "Nước Mỹ lắm bom mà cực ác." Nhưng đối với một người có lý tưởng cao như Lưu Quang Vũ có lẽ cái khó chịu hơn là những đồng minh đồng chí không còn thân: "Nước Nga hiềm khích với nước Tàu." Và do thời cuộc thì "Nước Việt đói nghèo thân cơ cực."

“Hoa lá quên giờ tàn
Mây trắng bay tìm đàn”

Lưu Quang Vũ trích hai câu của bài ca "Khối tình Trương Chi," như vậy tôi phải dịch bài ca của Phạm Duy và bài ca "anh" của "Khối tình Trương Chi" là "Trương Chi" của Văn Cao. Phạm Duy miêu tả một thiên đường nguyên thủy - một eden. Hai câu ấy là do một giọng ca ở phía ngoài, một giọng nhắc đến một thời thanh bình, một thời ngây thơ có đứa trẻ, trai gái tha thiết với nhau.

Tại sao Lưu Quang Vũ lại chọn bài ca này? Bài ca này có chất huyền thoại. Đàn và giọng ca của Trương Chi tiêu biểu cho sự đa dạng của cảm xúc. Và kết quả của cái chết Trương Chi là một chén trà được các gia đình và bạn bè sử dụng đến để chia vui. "Khối tình Trương Chi" sáng tác năm 1945 trước chiến tranh (tiền chiến thật) trong một thời chưa có người Việt đánh nhau.

Tôi nghĩ rằng Lưu Quang Vũ ở đây không thất vọng và vẫn tin ở Việt Nam. Nhưng thi sĩ có phản ứng mạnh với cơ chế tuyên truyền của nhà nước Việt Nam - "Mọi chuyện thiêng liêng thành nhảm nhí /Khắp nơi trí trá lọc lừa nhau." Lưu Quang Vũ viết khỏe như Trần Tiến sẽ viết 15 năm sau.

5 tháng 7, 2010

Nấm rừng


Trong ảnh dưới có phải là một cành củi khô?
Hay một con rắn đen?
Bấm ảnh để thấy rõ.