Nghe tin chúng giết anh rồi tim tôi sục sôi lại một giòng máu tươi nhuộm thắm màu cờ sao.
Hearing the news that they've killed you my heart seethes as again a stream of fresh blood deeply tinted the color of the star flag
Hôm qua trước mũi súng quân thù vẫn một lòng sắt son.
Yesterday before the barrels of the enemy's guns there was still a constant heart
Hôm nay dẫu xác chôn dưới mồ.
Today even though your corpse is buried beneath a grave.
Anh vẫn đi giết thù.
You still go to kill the enemy.
Cả nước đứng lên rồi đây.
The whole country has arisen.
Miền Bắc cũng như miền Nam,
The North like the South
Nghe tin anh trong lòng đau sót
Hearing your news we grieve in our hearts
Đòi chúng nó trả nợ máu.
Demand that they pay their debt in blood.
Vùi chúng nó xuống bùn sâu.
Bury them beneath the mud deep.
Những tên xâm lược những tên đao phủ tội ác chất đầy!
The criminal invaders and hangmen, their crimes pile up!
Rồi ngày mai đây, khi trời sắp sáng.
Then today, when the sky is about to dawn
Tôi nghe tiếng anh vang rộn rã phố phường.
I hear your voice echoing loudly in the streets.
Nét chữ vàng "Anh Nguyễn Văn Trôi, giòng máu anh hùng xưa bất khuất"
In golden letters "Brother Nguyễn Văn Trôi, heroic blood steadfast long ago"
Anh còn sống mãi trong tôi.
You'll live forever in me.
...sự xuất hiện cái tên đẹp đẽ và quang vinh: "Nguyễn Văn Trỗi" (trong những ngày đầu vẫn gọi là Nguyễn Văn Trôi, về sau mới được đính chính lại là Nguyễn Văn Trỗi) - Dương Viết Á, "Các phương pháp xây dựng hình tượng ca từ," Nghiên cứu Nghệ thuật, số 6 1979.
Nguyễn Văn Trỗi được tử hình ngày 14 tháng 10 1964 (tôi viết chữ "được" vì nếu không tử hình thì có lẽ chắc Nguyễn Văn Trỗi chết vô danh và không để lại gì cho đời). Có lẽ bài hát đầu tiên xuất hiện về Nguyễn Văn Trỗi là "Anh hùng Nguyễn Văn Trôi" của tướng Lê Liêm sáng tác và đăng trên tạp chí Văn nghệ ngày 30 tháng 10 1964 hơn hai tuần sau khi Nguyễn Trỗi qua đời. Đến 13 tháng 11 lúc "Nguyễn Văn Trỗi, anh còn sống mãi" được đăng thì tên Trôi vẫn chưa được sửa lại. Chính nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn có nói với tôi rằng mọi người đã viết tên nhầm là do nghe tên qua giọng nói của một người gốc Đà Nẵng. Lúc giai điệu khúc ca "Nguyễn Văn Trỗi, anh còn sống mãi" vẫn không có nốt cao-trắc lúc hát chữ "Trỗi" vì lúc mới sáng tác ông nhạc sĩ tưởng rằng tên là Trôi.
Nguyễn Văn Trỗi có ý muốn giết bộ tưởng bộ quốc phòng Robert McNamara nhưng không thực hiện được việc ấy. Điều tôi thấy khó hiểu nhất là tại sao chính quyền miền Nam cho quay phim lúc Nguyễn Văn Trỗi chết, cho những phóng viên đến và ghi lại những lời phát biểu của nhà cách mạng này?
Nguyễn Văn Trỗi cao, cao hơn những người cảnh sát xung quanh. Nguyễn Văn Trỗi còn trẻ, đẹp trai và mặc áo trắng. Và trông rất hiên ngang và thật thả như đang truyền đạo, như một thánh nhân bị đóng đinh vào giá chữ thập.
Và còn phát biểu nữa. Theo ca từ thì "anh vẫn đi giết thù." Nhưng Nguyễn Văn Trỗi không được giết ai cả. Theo báo chí Mỹ (mà gần như không nhắc đến anh ấy) Nguyễn Văn Trỗi là một "terrorist" (tên khủng bố). Một người định nổ một cầu và giết không biết bao nhiêu người xung quanh gọi là gì? Đó là tuy cách nhìn của mình.
Nhưng điều quan trọng nhất là thái độ hiên ngang của người sắp bị tử hình - "trước mũi súng quân thù vẫn một lòng sắt son." Một người như Nguyễn Văn Trỗi chết thì cả nước "đòi chúng nó trả nợ máu."
Nguyễn Văn Trỗi có lý lịch tốt - là một người thợ (công nhân), người bố theo cách mạng, và có được đặt một tên cũng nghe rất là cách mạng (dù lạ và khó nghe hiểu) - Trỗi là trỗi dậy.
Nhiều nhà cách mạng trên thế giới biết gương mẫu của Nguyễn Văn Trỗi. Jane Fonda và Tom Hayden có đặt tên Troy cho đứa con trai của họ để tưởng niệm Nguyễn Văn Trỗi.
Hai mẹ con Jane Fonda và diễn viên điện ảnh Troy Garity
3 nhận xét:
Chào anh Tây Bụi,
Câu này có lẽ viết như thế này nghe gần với giọng văn Việt hơn:
Nguyễn Văn Trỗi có ý muốn giết bộ tưởng bộ ngoại giao Robert McNamara nhưng không thực hiện được việc ấy.
thay vì:
Nguyễn Văn Trỗi có ý muốn giết bộ tưởng bộ ngoại giao Robert McNamara nhưng không được thực hiện việc ấy.
vì người ta có thể hiểu nhầm là cấp trên không cho anh ta làm chuyện ấy.
Tình cờ cách đây tám chín năm có dịp nghe anh đọc bài viết tiếng Việt trong chương trình "Phạm Duy, một đời nhìn lại" ở Quận Cam, tòa soạn báo Người Việt, thấy anh rất giỏi tiếng Việt, tôi rất cảm động. Người Việt học tiếng Anh thì không lạ vì phải sinh nhai, nhưng tìm người chịu học tiếng Việt thì hơi khó vì không có động lực thúc đẩy (reason to learn)
Nguyễn Văn Trỗi là một terrorist chứ còn là gì nữa anh? Một người tạo terror cho những người khác. Nếu muốn đánh nhau thì đánh công khai, không chơi trò "ném đá giấu tay" này.
hoctro cũng cám ơn anh đã làm một link đến trang của hoctro.
Chúc anh nhiều sức khỏe,
Cám ơn Học Trò giúp tôi hiểu thêm tiếng Việt đây. Tôi rất tiếc rằng tôi chưa được đọc hết các bài phân tích nhạc Phạm Duy và Trịnh Công Sơn của Học Trò nhưng tôi thấy đó là một công trình rất đáng quý.
Ngày đó ở quậm Cam đọc bài về Phạm Duy là một việc khó vì tôi đã viết bài ấy bằng tiếng Anh rồi dịch sang tiếng Việt tại chỗ. Tôi có nghĩ rằng nếu cố dịch văn bản sang tiếng Việt trước, lúc phát biểu sẽ không được nghe tự nhiên.
Vậy là anh dịch thẳng sang tiếng Việt bữa đó sao? Vậy thì càng thú vị hơn nữa. Em chưa bao giờ dịch một bài từ tiếng Việt sang tiếng Anh tại chỗ, nhưng biết là khó lắm.
Sau này "Ngọc" có dịch lại bài của anh, em đọc và hiểu thêm nhiều, vì khi ấy (2002-03) em chưa đọc nhiều tư liệu về nhạc Phạm Duy.
Cám ơn anh nhiều đã có lòng để ý đến mấy bài viết essay ngắn của em. Em chỉ mong sao có nhiều người Việt đọc rồi phê bình, tạo một cuộc đối thoại âm nhạc lý thú thay vì chỉ khen hay chê suông.
Thân chào anh,
Đăng nhận xét