nguồn: Tiếng hát Việt Nam (1964-1975) tập II (Hà Nội: Nxb Văn hóa, 1977).
(Chậm vừa. Tha thiết) [Slow and Even. With Feeling]
Sáng mãi tên anh người con của đất nước
It shines forever, the name of the nation's child
Sông núi reo ca người anh hùng thành đồng bất khuất.
The rivers and mountains shout out singing of the hero, a steadfast bulwark
Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Trỗi người công nhân thành phố Sài Gòn mà lời anh trước súng giặc thù, vẫn cháy lửa chiến đấu.
Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Trỗi, a Saigon city worker whose words standing before the enemy's guns still burn with the fire of struggle
Ôi tên anh truyền khắp hoàn cầu, vọng về Vê-nê-du-ê-la, cuồn cuộn sôi trong muôn con tim người du kích châu Mỹ La-tinh.
Oh your name has spread all over the world, echoing to Venezuela, swirling, seething in the hearts of Latin American guerillas.
Anh đã sống cuộc đời sáng rực ánh mặt trời, anh sống tuổi thanh xuân đẹp tươi trong khói lửa luyện nên thép gang.
You lived a life that blazes like the sun, you lived a cheerful youth in the flames forged into cast iron
Noi gương anh còn có triệu người, cả miền Nam đang sôi tim gan, cuồn cuộn dâng lên như phong ba, dìm đầu quân cướp Mỹ xâm lăng.
Your example remains with a million people, all the South seethes in its guts, swirling, rising like a tempest, pushing down the thieving American invaders.
Gió đưa muôn tiếng ca, lời anh hát ngày nào:
The wind sends thousands of voices in song, the words you sang that day:
"Việt Nam muôn năm! Việt Nam muôn năm!
Vietnam forever! Vietnam forever!
1)
Lời anh hát vọng đến ngàn năm.
The words you sang echo for a thousand years.
2)
Lời đất nước ngàn năm chói sáng.
Words of a country that dazzles a thousand years.
Chắc lúc sáng tác bài hát này ông Vũ Thanh cũng tưởng rằng tên công nhân Sài Gòn là Nguyễn Văn Trôi.
Có những ca sĩ hát thêm một nốt C hàng xóm phía dưới để thành cặp nốt C-D cho hợp vỡi dấu ngã. Có những ca sĩ khác chỉ hát nốt D với giọng bịt thanh môn (glottal stop).
Giống bài ca của Nguyễn Đức Toàn ("Nguyễn Văn Trỗi, anh còn sống mãi") chữ tên cũng ngang với một chữ dấu huyền.
Hiện nay rất nhiều nhạc sĩ trẻ bị trách vì không soạn đúng các dấu tiếng Việt. Tất nhiên hai nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và Vũ Thanh không cố ý soạn giai điệu trái với dấu, nhưng kết quả vẫn thế. Cả hai bài ca không thể nào gọi là nhạc đại chúng. Các giai điệu không có những mô-típ lặp lại, ca từ thì không có vần, vậy các bài không dễ hát, không dễ thuộc.
Một ý rất quan trọng trong bài ca "Lời anh vọng mãi ngàn năm" là tính đoàn kết của dân cách mạng toàn cầu. Vì có du kích Venezuela quan tâm và ủng hộ thì hành động của Nguyễn Văn Trỗi đáng quý hơn. Và lời của Nguyễn Văn Trỗi được vọng thêm.
"Caracas seizes 6 in kidnapping," New York Times (Oct. 14, 1964), p. 14.
"Caracas bắt giam 6 tên trong vụ bắt cóc," Thời báo New York (14 tháng 10 1964), tr. 14
Colonel Smolen said today his captors had not threatened him. He also said they had not mentioned holding him as a hostage for a Vietcong terrorist, Nguyen Van Troi, who is under a death sentence in South Vietnam.
Trung tá Smolen có kể hôm nay rằng các tên bắt cóc không dọa ông. Ông cũng kể rằng họ không nói đến việc bắt giữ ông làm con tin cho một tên khủng bố Việt Cộng, Nguyễn Văn Trỗi, mà đang bị kết án tử hình ở Nam Việt Nam.
"Bà già yêu đời" này ở Hải Phòng hát bài ca này rất nhiệt tình với cả tâm hồn. Tiếng rung giọng ôpera chắc cũng hợp nhưng vài lần làm cho bà hát không đúng cao độ - nhưng tôi không muốn chê. Đây là một tư liệu rất đáng quý để hiểu về bài ca này và Nguyễn Văn Trỗi.
Welcome The Parabola Group
7 giờ trước
3 nhận xét:
Hồi đó, tin tức về Nguyễn văn Trỗi ra được đên miền Bắc là theo đường điện tín, mà điện tín thì không có dấu, nên nhạc sĩ cũng nghĩ rằng tên anh ấy là Nguyễn văn Trôi chứ không phải Nguyễn văn Trỗi.
Nhận xét của Oasis rất hợp lý. Nhưng tôi biết rằng Mặt Trận Giải Phóng MN có sáng chế một cách để gửi nốt giai điệu âm nhạc qua điện tín. Chắc họ cũng có cách đánh các dấu tiếng Việt nếu cần thiết.
Trường hợp chuyển tên Nguyễn Văn Trỗi lên miền Bắc, đến tận Venezuela cũng khó giải thích. Tất nhiên các tờ báo Mỹ đăng tên Nguyen Van Troi không đánh dấu. Không biết, lúc Nguyễn Văn Trỗi bị bắn chết các tờ báo Sài Gòn có đăng tên trong bài báo nào?
Như tôi có viết trước, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn có nói với tôi rằng ông bị nhầm vì nghe tên qua lời nói của một người Đà Nẵng.
Ý chính của tôi là việc phổ biến tên và hành động của Nguyễn Văn Trỗi chủ yếu là một sự mà chế độ Hà Nội cho phải làm rất nhanh cho kịp thời. Bị nhầm tên không thành vấn đề.
Ý thứ hai là các nhạc sĩ viết giai điệu không ăn khớp với tên thật của Nguyễn Văn Trỗi chắc cũng nhận rằng các bài hát đã được sáng tác để phục vụ kịp thời và được đón nhận rồi, vậy họ không sửa đổi giai điệu trong những năm tháng sau. Lắm lần các ca sĩ vẫn hát ca từ "Trôi."
"Thật đúng vậy, nếu ta nghe lại Lời anh vọng mãi ngàn năm (Vũ Thanh), giọng opera thứ thiệt, lên cao rất sáng, căng, nghe sướng." http://nhaccachmang.net/forum/index.php?showtopic=2382&st=2040
Đăng nhận xét