Hoàng Hà, "Hát xẩm Hi-Tech náo động khu phố," VNExpress 9 tháng 7 2010
Nếu tôi hiểu được bài báo này thì có hai vấn đề:
Một là chú kia "hát những bài thể loại sướt mướt, não nề" và những người khu phố bị "rót vào tai những bản nhạc lâm li, sướt mướt."
Thứ hai là chú kia và ê kíp của chú kia không bị mù hay liệt hay cực khổ. Còn nữa họ ăn mặc đàng hoàng và có thiết bị hiện đại: "Thay vào hình ảnh người hát xẩm nghèo với cặp kính đen... nhóm hát rong này, ca sĩ chính ăn mặc khá model, tóc chải chuốt, hát với phong cách khá điệu đà"
Nội dung bài ca của nhóm hát rong này thì như hát xẩm cũ - "nhẫn cỏ," "buồn vào hồn" - nhưng toàn những bài ca được phép phổ biến. Giá như họ có hát "Những bông hoa trên tuyến lửa" hay "Em đi qua cầu cây" thì sẽ không thành vấn đề gì.
Song tôi vẫn có thắc mắc về ba chữ "rót vào tai." Khác với mắt hay mồm đôi tai của con người có lỗ mà không có bọc ngoài. Không có cách nào để ngăn âm thanh rót vào. Dân thành thị Việt Nam bị "rót vào tai" quá nhiều, nhưng hình như đa số người không có ý thức về điệu đó (hay đành phải chịu). Nhất là sự ồn ào của các còi và động cơ xe máy, các tiệm bán loa hay tiệm karaoke. Và càng ngày thì đường phố Việt càng ồn ào. Hà Nội yên tĩnh mà tôi có thăm lần đầu năm 1993 không còn nữa.
Năm 1993 tôi có nhìn thấy những "người hát xẩm nghèo với cặp kính đen, tay cầm đàn ghita vừa đi vừa hát trước đây." Đó là thời Hà Nội còn thanh bình. (Năm ấy mỗi buổi sáng cũng có loa phường phát những ca khúc của những năm xưa vẻ vàng chứ phải là nhạc sướt mướt.) Âm lượng ngoài phố càng cao thì các nghệ sĩ hát xẩm phải tìm cách đối phó. Vậy phải sắm một hệ thống âm thanh khổng lộ để được ắt tiếng của giao thông. Còn thời đại này thuộc về các idol - một ca sĩ hát rong muốn kiếm ăn chắc chắn phải ăn mặc model mới được cạnh tranh.
Vẫn còn những lời bình luận như:
Lười lao động đến thế là cùng
Nhưng hiện này thì có người đắp:
Cũng là hình thức lao động mà
Còn có quan niệm:
Công an đâu, dẹp ngay
Rồi người khác trả lời:
Nên tạo điều kiện
Có lẽ vấn đề chính là các nghệ sĩ ở trên chưa được thẻ hành nghề? Nhưng tôi cho rằng một thành phố có nhạc sống là một thành phố có văn hóa.
Một số người chơi nhạc "xẩm" ở thành phố tôi:
Đàn cello -
Đàn erhu (nhị) -
Đàn keyboard, sax, hát -
Đàn accordion -
Đàn và hát kiểu Mễ -
Một nhóm tự phát đánh trống -
Một ban nhạc blues/rock -
Phúc thay 2 (Tv. 1) – Mi Trầm.
1 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét