4 tháng 8, 2010

Em là vì sao sáng (You're a Bright Star) - Nguyễn Hiền (1963)


nguồn: Wikimedia Commons

(Tưởng niệm hương hồn Quách Thị Trang, nữ sinh đã bỏ mình trong cuộc biểu tình chống độc tài tại công trường Diên Hồng Saigon, ngay 25-8-1963.)

(In memory of Quách Thị Trang, the co-ed who lay down her life during a demonstration opposing dictatorship at the Diên Hồng public square, August 8, 1963)
NH

Mũi súng oan-khiên đã giết rồi,
Gun barrels, unjustly they've murdered their victim
Hết đời cô gái chớm đôi mươi.
Ending the life of a girl on the verge of twenty
Tên em viết giữa công trường lớn,
Your name is written in the great public square
Sóng mắt nương theo bóng Phật-đài
Waves of eyes leaning on the image of Buddha's altar


Kiên Giang (trích trong bài thơ: "Quách Thị Trang, tên em viết giữa công trường lớn") [excerpted from the poem: "Quách Thị Trang, you name is written in the great public square]

Slow Moderato, Cantabile

Trang hỡi Trang em là vì sao sáng.
Trang, oh Trang, you're a bright star
Giữa khung trời mây trắng với trăng thanh.
Midst heaven's vault white clouds with a clear moon
Rồi một sớm có bao nhiêu đầu xanh.
Then early one morning so many young
Siết tay nhau, giục giã em lên đường.
Clasp each other's hands, hasten you along the road

Tôi với em chưa hề quen hay biết.
You and I have never met
Xót xa nhiều khi viết đến tên em.
Pain I often feel when I write your name
Vì đại nghĩa máu em đã hòa thêm.
For a higher duty your blood has blended
Thắm tô lên trên tà áo trinh nguyên.
Flushes upon your virginal blouse

Nhưng hôm nay tưng bừng.
But today is jubilant
Non sông đang vui mừng.
The rivers and mountains rejoice
Ðâu bóng hình Trang giữa trời quê hương.
Somewhere Trang's image is in our homeland's sky
Những mái tóc chấm vai.
Strands of hair touching your shoulders.
Sân trường tìm đâu thấy em thơ đùa trong ánh nắng ban mai.
Where can we find you the schoolyard, youngsters playing in the early morning sunlight

Tôi khóc em trong chiều nay mây tím.
I cry for you this evening in purple clouds
Nén hương lòng tôi thắp nhớ tên em.
Incense sticks my heart light remembering your name
Hình hài mất, nét tinh-anh còn đây.
Your form is lost, your essence remains.
Giữa muôn tim, em còn mãi không phai.
In thousands of hearts, you never, ever fade.

Kiểm duyệt số 94/BTT/VHV/CK ngày 26-12-63

Nguyễn Hiền là một nhạc sĩ Hà Nội di cư vào nam. Quách Thị Trang cũng là một người gốc miền Bắc di cư vào nam.

Đầu đề của bài báo mà David Halberstam viết cho New York Times trên trang 1 của báo New York Times ngày 26 tháng 8 năm 1963 là:

Crackdown on Students Continues in South Vietnam: Vietnam Arrests Students In Drive To Halt Protests: Regime Takes 600 to 1,000 to Camps for Detention--Troops Mass in City -- Girl Reported Killed -- Saigon Reiterates Charge of Buddhist Link With Reds

Vụ đàn áp sinh viên tiếp tục ở Nam Việt Nam: Việt Nam bắt giữ các sinh viên trong đợt để dựng các cuộc biểu tình: Chế độ bắt giam từ 600 đến 1000 người--Quân tập trung ở thành phố--Có tin rằng một cô gái bị chết--Chính quyền Saigon lập lại buộc tội Phật tử kết hợp với phe đỏ


Lúc ấy chính quyền Ngô Đình Diệm chắc thấy hoang sợ. Những người lính chắc cũng thấy hoang sợ vì không biết cách kiềm chế đám đông sinh viên. Tôi nghĩ rằng họ vô kỷ luật bắn súng rồi chết cô Quách Thị Trang. Chế độ Diệm buộc tội các sinh viên thuộc phe cộng sản. Đảng Cộng Sản cũng rất vui nhận Quách Thị Trang là một liệt sĩ của công cuộc giải phóng nước như Trần Văn Ơn chẳng hẳn. Trang và Ơn thuộc về "tấm gương những vị anh hùng trẻ tuổi." Nhưng lý lịch Trần Văn Ơn thì rõ (và đỏ) - lý lịch của Quách Thi Trang không rõ đâu và tôi chưa thấy nét hồng nào.

Tôi đang làm công trình soạn một bài nghiên cứu về các ca khúc tưởng niệm trong thời chiến tranh. Có lẽ trong những nhân vật được những bài ca như thế thì Quách Thị Trang dễ quý mến nhất. Cô thuộc phái bất bạo động (nonviolent), không nghĩ đến bạo lực, để đòi chính quyền không đàn áp gia đình Phật tử. Đây là kiểu của Gandhi và Martin Luther King và theo tôi là phương pháp duy nhất mà một cá nhân hay đám đông có thể thay đổi xã hội mà có thể gọi là văn minh. Quách Thị Trang thật sự là tấm gương mẫu. Không phải một người dấn thân, nhưng chỉ đòi những người cầm quyền trong xã hội phải đối xử với dân một cách nhân đạo bằng một cách nhân đạo.

Chưa chắc rằng bài ca "Em là vì sao sáng" có "vượt thời gian." Bài ca này thì hình như ít được hát. Hồi xưa Nhật Trường có thâu đĩa cho công ty Sóng Nhạc. "Em là vì sao sáng" là ấn phẩm thứ 5 của loạt "1001 Bài Ca Hay" in cuối năm 1963 hoặc đầu năm 1964.

Tôi không biết toàn thể bài thơ của Kiên Giang ở trên có được đăng ở đâu. Bài thơ này và "Em là vì sao sáng" cũng tìm một niềm an ủi trong đạo Phật. "Nén hương lòng tôi thắp nhớ tên em. / Hình hài mất, nét tinh-anh còn đây." Và tên của cô vẫn còn đây với bùng binh Quách Thị Trang ở trung tâm thành phố Sài Gòn. Đây là một cách tưởng niệm xứng đáng.

Những hình ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa có các nhìn lên đến một tương lai rực sáng. Với pho tượng của Quách Thị Trang (xem ở trên) mắt cô nhìn thẳng vào mắt mình - một cách tự nhiên và nhắn nhủ.

Bìa bản nhạc có tranh họa của Duy Liêm đã từng minh họa rất nhiều bìa bản nhạc. Bìa này chỉ sử dụng đến bốn màu là trắng, xám, vàng và đỏ.

Những bức tranh tuyên truyền rất ít cho chúng ta xem hiệu quả của bạo lực là như thế nào. Cô mặc áo dài trắng của nữ sinh Sài Gòn với chiếc cặp và đôi dẹp. Hình ảnh của cô lớn hơn chợ Bến Thanh ở phía sau. Nét máu trên ngực của cô là "vì đại nghĩa" - như vậy thì mọi người phải xem, phải biết. "Thắm tô lên trên tà áo trinh nguyên."

Nghe Trang Mỹ Dung ca "Em là vì sao sáng" (tôi thích giọng hát của Trang Mỹ Dung nhất trong làng ca nhạc Việt thời trước 1975).

1 nhận xét:

Đức Quảng nói...

Để bài hát này được sống - chính Đức Quảng (me) đã thực hiện qua phần hòa âm của Giác An và mời Ca sĩ Trang Mỹ Dung hát tại Studio Con Cò Be Bé(hình như Trang Mỹ Dung có cùng năm sinh với chị Trang!)lúc đó chị Dung đang tham gia GĐPT và có biết sự kiện này nên diễn tả thực hơn