Em nhớ nhất một chuyện năm xưa
I remember most a story of years past
Ở miền Nam, một ngày kia bỗng kho xăng giặc cháy tan tành
In the South, on that day suddenly the enemy's petroleum depot burned to bits
Ai đã ghi công đầu nơi đây thật liệt oanh
Who is first cited at this truly glorious place
Tuổi mười ba chính tên gọi Lê Văn Tám
Age thirteen, he's called by the name Lê Văn Tám
Bó đuốc sống sáng ngời
A brilliant living torch
Soi đường cho Đội em tiến nhanh
That lights the road for my Detachment to quickly advance
Hôm nay đây vây quanh lửa hồng
Today surrounded by rosy flames
Lửa bập bùng như gọi tên anh
Flames crackle like their calling your name
Theo cách viết và cách giải thích của báo giới Âu-Mỹ và các nhà chính trị Âu-Mỹ thì Lê Văn Tám phải xếp vào loài child suicide bomber (trẻ em cảm tử nổ bom). Hiện nay thì có nhiều bài báo viết về hiện tượng này ở Trung Đông - ở Palestine, Pakistan và Iraq chẳng hạn.
Tôi phải công nhận rằng các bài báo này cũng có ít nhiều chất tuyên truyền. Cái gọi là asymmetrical war (chiến tranh không đối xứng) không theo luật lệ của các nước mạnh. Những nước, dân, phe nghèo hay không mạnh liệt làm chiến tranh không đối xứng lắm lần áp dụng những phương tiện có thể gọi là dã man.
Không biết các xã hội nêu ở trên có (hay sẽ có) những bài ca về những "tiểu anh hùng" này như bài ca "Lê Văn Tám" của nhạc sĩ Phong Nhã. Theo truyền thuyết thì Lê Văn Tám không nổ bom - cậu bé này sử dụng đến thân mình để nổ kho xăng của Pháp ở Thị Nghè.
Quan niệm tôi là giáo sư Phan Huy Lê là một nguồn thông tin đáng tin. Ông cho rằng chuyện của Lê Văn Tám không có thật. Ông kể lại những lời tâm sự của Trần Huy Liệu với ông rằng đã phổ biên chuyện Lê Văm Tám vì "muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta." Như thế thì việc của Trần Huy Liệu có hiệu lực hơn việc (thật hay giả mạo) của Lê Văn Tám trong cuộc chiến tranh không đối xứng này.
Hình ảnh "bó đuốc sống" thì rất gây ấn tượng. Là ẩn dụ thì cũng hay, song nếu là việc cụ thể thì hình ảnh này rất lạ thường. Tiếng anh có chữ fabulous - nguồn gốc từ chữ fable (chuyện bịa đặt, chuyện thần thoại). Hiện nay fabulous gần như đồng nghĩa với marvellous - kỳ lạ, phi thường. Trẻ con rất thích các chuyện phi thường, thần thoại.
Theo tư liệu tôi thì bài ca này ra đời năm 1956, thời kỳ hòa bình lập lại. Nhưng bài ca này có phong cảnh rất gần với thời kháng chiến - xa thành phố ở rừng thẳm. Lửa cắm trại cũng có cái gì đó rất thiêng liêng, phi thường. "Hôm nay đây vây quanh lửa hồng / Lửa bập bùng như gọi tên anh." Nghe và nhìn ánh lửa, hát bài ca này chắc nhiều đứa cứ tưởng tượng mình là Lê Văn Tám làm một nhiệm vụ vinh quang.
Giống bài "Dương Văn Nội," ca từ "Lê Văn Tám" rất gọn - kể lại truyện một cách rất tự nhiên. Có vẽ như hai nhân vật thiếu niên tự phát hy sinh mình và thành anh hùng ngay. Cả hai bài không đề cập gì đến tâm trạng hay thái độ của hai nhân vật. Có cơ hội làm việc hùng vĩ cần gì phải suy nghĩ? Nhưng bài "Lê Văn Tám" khác với "Dương Văn Nội" về một mặt - với hai chữ "ghi công" thì "Lê Văn Tám" có chất tưởng niệm nhiều hơn
Giai điệu "Lê Văn Tám" nghe cũng buồn buồn - có lẽ chất buồn này không làm cho người nghe được cổ vũ ngay nhưng mà làm cho câu chuyện này vùi sâu vào ý thức của người nghe (có hiệu quả lâu dài). Nhạc sĩ Phong Nhã là một người miền Bắc (quê ở Hà Nam Ninh) nhưng ông sáng tác một bài ca hợp với giọng miền Nam nhiều hơn. Chữ "Tám" ăn vần với các chữ tành, oanh, nhanh, anh.
On Leverett Pond
6 giờ trước
3 nhận xét:
Xin bác tây bụi giải thích tại sao bác dịch "Bó đuốc sống sáng ngời" là
"Carrying a brilliant torch of life" được không?
Theo tôi hiểu thì câu "bó đuốc sống sáng ngời" ngầm ý rằng "he himself is a brilliant living torch". Nên ở đây không có "mang bó đuốc" (carry a torch)
Ý bạn "nặc danh" đúng. Tôi sẽ sửa lại.
http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2014/04/05/le-van-tam-va-tac-do%CC%A3ng-den-tre%CC%89-tho/#more-12566
Đăng nhận xét