4 tháng 2, 2009

Nhớ người thương binh

Remembering the Wounded Veteran - Phạm Duy (1947) Jason Gibbs dịch

Evening returns, evening returns to the green rice fields
There's a lass carrying the rice home so he can go kill the enemy
Since that autumn day of war
Since that autumn day of war
There's a lad who went soldiering to the border, do you know, rushing off
Evening returns to the green rice fields
Evening back home, she constantly thinks of him
And sees the days and months flow past
Remembering him far away, far, far away
For the country, he's far away

One evening, one evening on a distant stretch of road
A hero's figure who years past left this place
The lad has returned, his arm amputated
The lad has returned, his arm amputated
Peach color has dyed the corpses of so many of the enemy
Since that autumn war
Do the people back home still remember him?
Because he went to a place of life and death
On the battlefield, he sacrificed himself, sacrificed himself
He's coming back, do you remember him?

He's coming back, coming back do you remember him?
I'm back, I remember the blue afternoon of the battlefield
And the day that I was wounded
And the day, the day that I was wounded
This ravaged body now lives behind the lines, do you know, with the people
Afternoon returns replete with compassion and longing
People from afar sending gifts from afar
Sitting here you'd think that tears would fall
Oh he's come from far, far away
I've very beautiful feelings, do you know!


Nhớ người thương binh - Phạm Duy

Chiều về, chiều về trên cánh đồng xanh
Có nàng gánh lúa cho anh ra đi giết thù (u u ù)
Từ ngày chinh chiến mùa Thu
Từ ngày, từ ngày chinh chiến mùa Thu
Có chàng ra lính biên khu ai ơi tung hoành (ư ư ừ)
Chiều về trên cánh đồng xanh.
Chiều quê hằng nhớ người trai
Và em nhìn tháng ngày trôi
Nhớ người xa, xa vời
Người vì non nước xa xôi

Một chiều, một chiều trên quãng đường xa
Bóng người anh dũng năm xưa ra đi chốn này (ư ư ừ)
Chàng về nay đã cụt tay
Chàng về, chàng về nay đã cụt tay
Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù (u u ù)
Từ ngày chinh chiến mùa Thu
Người quê còn nhớ người chăng
Vì vào chốn tử sinh
Chiến trường quên, quên mình
Người về có nhớ thương binh.

Người về, người về có nhớ thương binh.
Tôi về tôi nhớ chiều xanh ra nơi sa trường (ư ư ừ)
Và ngày tôi đã bị thương
Và ngày, và ngày tôi đă bị thương
Thân tàn nay sống hậu phương ai ơi bên người (ư ư ừ)
Chiều về thương nhớ đầy vơi
Người xa gửi đến quà xa
Ngồi đây tưởng đến lệ rơi
Hỡi người xa, xa vời
Đẹp lòng tôi lắm ai ơi!


"Nhạc tuổi xanh" là một bài ca thật hay, nhưng làm sao mà so sánh với "Nhớ người thương binh." Dù "Nhạc tuổi xanh" ngắn hơn, nhưng bài hát ấy nghe "lắm lời." "Nhớ người thương binh" dài hơn có nhiều từ lặp lại và kể chuyện một cách rất êm ái vậy được dễ nghe và dễ nhớ hơn.

"Nhớ người thương binh" cũng nằm trong những ca khúc Việt Nam theo chủ trường "dân tộc hóa" "đại chúng hóa," khoa học hóa" của cụ Mao Trạch Đông đề ra. Phạm Duy rất am hiểu nhạc dân gian Việt Nam đã vượt qua cái khung ngũ cung một cách rất tự nhiên (và truyền thống). Các ca từ rất rõ và dễ hiểu.

Năm 1948 Phòng Chính Trị của Bộ Thương Binh Cựu Binh đã tổ chức một cuộc thi về đề tài thương binh do hai nhạc sĩ miền Nam Lưu Hữu Phước và Tống Ngọc Hạp "chấm thi". "Nhớ người thương binh" không được giải dù được đăng trên một tập ca khúc của Bộ xuất bản.

Chắc một "khuyết điểm" của bài hát này là không căm thù cho đủ. Còn nữa "Nhớ người thương binh" nghe cũng buồn. Nhưng đây là một nỗi buồn đầy tình cảm. (Buồn sầu không trái với những hành động tiến lên, vượt qua, thích nghi - và nỗi buồn là một cái rất cần chia). Luôn luôn có một hoàn cảnh quen thường (cánh đồng xanh) và một xã hội gắn bó xung quanh (người xa gửi đến quà xa). Dù người thương binh có mất bao nhiều (thân tàn) nhưng vẫn được rất nhiều.

Phong cảnh từ cánh đồng xanh lên quãng đường xa rồi đến chiều xanh sa trường. Màu xanh cánh đồng có phải giống màu xanh chiều sa trường?

Không có nhận xét nào: