1.
Một lần bóng núi in bên sông dài
Once a mountain shadow was etched next to a river long
Một lần thấy bóng tôi
Once my shadow was seen
Một ngày có đóa hoa lan trong vườn
One day there was an orchid in the garden
Một ngày thấy dáng em
One day your shape was seen
Một chiều bỗng thấy hoa lan úa tàn
One evening suddenly the orchid faded and death was seen
Vườn chiều vừa mất dáng em
The evening garden just lost your form
Một chiều núi bỗng mang thân cánh đồng
One evening the mountain suddenly bore the body of a field
Thì cùng giòng nước khóc giùm
Then together with the current cried in assistance
Một lần thấy bóng em qua em nơi này
Once your shadow was seen here passing by you
Một lần với bóng tôi
Once with my shadow
Một ngày đã có em xa nơi này
One day there was you far from this place
Một ngày với vắng tôi
One day with my absence
2.
Một chiều có bóng chim âu bay về
One evening there was a gull's shadow flying home
Cùng giòng nước đã đi
Together with the current it went
Một lần có bóng chim quyên bên nhà
Once there was a cuckoo at the house
Cùng lời hót đã xa
Together with its sung words it went afar
Một ngày tiếng nói lo âu ra đời
One day speaking of worry came to life
Nụ cười vội cất cánh bay
Smiles rushed to take flight
Một đời với những đua chen lâu dài
A life of competition of duration long
Người người còn tiếp nối người
In succession people still join together with people
Một lời nói với bông hoa trên đồi
One word spoken with the blossom on the hill
Một lời nói đã phai
One word spoken was faded
Một điều dấu kín trong tim con người
One thing hidden in people's heart
Là điều dấu kín thôi.
Is just a hidden thing.
Một ngụ ngôn về sự thơ ngây và khát vọng, và sự mất mát của cả hai. Bài ca này bắt đầu ở "nơi nào" - một thiên đường nào đó, một vườn địa đàng. Không nói gì đến sự u sầu, chỉ nói đến sự phai tàn. Có vẻ như có ước vọng ở lại, nhưng "em" trưởng thành rồi "đã đi," "đã xa" (theo một quá trình tự nhiên).
Có tính thăng bằng - núi có thể sống với sông (như dương với âm), nhưng núi phải có dáng bống tối (dương cũng phải có dáng âm ở trong) - không được quá hữu hình. Núi là liên kết của hiện tại hay của ước vọng, nhưng giòng nước / thời gian có khả năng để đem hai thứ đó ra đi. Vậy "tôi" cũng không được quá hữu hình với "em."
Một ngày, một lần: "Một lần bóng núi" rồi "một lần thấy bóng tôi" - "tôi" là núi bên sông dài. "Một ngày có đóa hoa" rồi "một ngày thấy dáng em" - "em" là đóa hoa trong vườn.
Một lần, một ngày: "Một lần thấy bóng em qua" rồi "một lần với bóng tôi" - bóng "em" qua với bóng "tôi." "Một ngày đã có em xa" rồi "một ngày với vắng tôi" - "em" đi xa khiến bóng "tôi" đi vắng với.
Hai người đi vắng, chim âu đến rồi đi (theo giòng nước). Chim quyên cũng đến, hót, rồi "đã xa."
Lúc này tôi nên nói rằng tôi tìm hiểu đến bài ca này là qua album Hạ Huyền của Giang Trang. Ít người hát bài ca "Một lần thoáng có," vậy tôi mừng được nghe bài này trên album ấy. Cô ca sĩ này có giọng hát trong trẻo. Phong cách thể hiện từ bài ca của Giang Trang rất tha thiết và cũng nghiêm trang. Cách hòa âm ở đây cũng khá độc đáo. Thật ra, album nhạc Trịnh Công Sơn nào không phối khí với tiếng điện tử sẽ được làm tôi hài lòng.
Các đoạn A (giọng thứ) có 13 chữ chia làm 8 + 5. Theo cách hòa âm trên album này, các chữ thứ 8 ("dài," "vườn," v.v...) có độ nghịch giữa nốt trầm của cello và ghi ta với giọng hát. Vậy các câu 13 chữ có sự căng được giải.
Tôi cũng nhắc đến album này vì tôi không hiểu tại sao ê-kíp của Giang Trang bỏ một đoạn của ca khúc này. Cấu trúc của "Một lần thoáng có" là a-b-a a-b-a - các đoạn a theo giọng E thứ, các đoạn b theo giọng E trưởng. Trên album Hạ Huyền thì cấu trúc được biến đổi thành a-a-b-a-a. Nghĩa đoạn B thứ hai bị bỏ sót.
Lời ca trong đoạn b thứ hai có ý nghĩa khá độc đáo. Lại "một ngày," nhưng ngày này có cảm xúc cụ thể - có "tiếng nói lo âu ra đời." Sự ra đời này là nguyên nhân làm cho tôi suy nghĩ đến bài ca này như ngụ ngôn. "Tiếng lo âu" này không có nguồn, nhưng lúc ra đời "nụ cười vội cất cánh đi" là bị lưu đày phải khỏi địa đàng. "Một đời với những đua chen lâu dài" là vũ trụ nhân sinh nằm ở ngoài nơi địa đàng ấy. Nhưng nơi này cũng có sự an ủi là mỗi người có nhau - "Người người còn tiếp nối người." Hay đây không phải là an ủi? Trịnh Công Sơn soạn đoạn này theo giọng E trưởng - thường lệ các giọng trưởng được nghe như được vui lên ít nhiều.
Ở đoạn a cuối bài ca thì còn "một lời nói" và "một điều dấu kín." Ở trên đã chỉ có lời chim quyên hót. Lời ở đây thì "nói với bông hoa trên đồi" nhưng chính lời ấy "đã phai" chứ phải là hoa phai. Lời phai là một điều tất nhiên - âm thanh không thể vang mãi. Và phai không phải là mất.
"Điều dấu kín" là "không để lộ ra," nghĩa là điều khó biết đến. Tôi cũng nghĩ rằng điều ấy cũng là một lực tiểm năng chưa được nhận ra, chưa được (hay bị) biểu lộ, chưa khai thác. Bông hoa trên đồi ở lại (không phai) cùng thời "sông dài" (thời gian) cứ trôi. Hoa là tiềm năng (cũng là nguồn sống, nhựa sống) ở lại dù thời gian qua mãi. Tôi cũng nghĩ rằng lực tiềm năng ấy, nguồn sống ấy là cảm tình nằm ở trong tim người là khát vọng cứ dấu kín, không hiển nhiên. Không hiển nhiên nhưng vẫn thoáng có.
ASLH John Phillip Reid Book Award to Penningroth
4 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét