Yêu nhau trong cuộc đời, mơ duyên tình dài gắn bó đôi lời
In love in our lives, having dreamed of long love, the intimacy of a couple words
Ta quen nhau một ngày, thương nhau trọn đời, giữ cho lâu dài.
We met one day, loved all our lives, held it a long while.
Khi chia tay lần đầu, duyên chưa đậm mầu cũng đã say nhiều.
When we separated the first time, a fated love not yet in full color, it was still intoxicating
Một thời gian quen biết, tình ta tha thiết muôn phần
For a while we got to know each other, our love was devoted ten thousand-fold
Nhưng không ai nào ngờ, duyên đang mặn mà bỗng đã chia lìa
But no one could have suspected, a fated love with so much passion suddenly parted
Đêm chia ly lạnh lùng, đưa tay một lần, đến mai không còn.
A cold night we separated, extending our hands this once, tomorrow came, it was no more.
Đêm nay không còn dài, xin cho vài lời, chớ trách nhau hoài
Tonight is no longer, please provide a few words, don't blame each other always
Lời từ ly êm ái, để đâu không nói đêm nay...
Peaceful words of separation, leave them elsewhere, don't say anything tonight
Từ ngày mai ngăn cách, hết rồi là khi đưa đón
From tomorrow we'll be separated, it's all over from the time we saw each other off
Có mấy ai không buồn lúc duyên chưa tròn thương mến
There aren't many who aren't sad when true love hasn't fulfilled its affection
Em lên xe hoa rồi! Biết rằng sầu để một người
You've [I've] entered the floral carriage! Knowing the sadness left behind to the other
Rượu hồng chẳng được say mà đành lòng nếm chua cay!
Rosy wine doesn't intoxicate when one is resigned to taste bitterness!
Mây sao quên hạn kỳ? Cho trăng buồn vì nhớ mãi câu thề.
Clouds, how do you forget your term? Make the moon sad because it forever remembers the vow.
Mây đem mưa trở lại, mưa hay nhiều lời, khiến trăng mỉm cười...
Clouds of a rainy night return, rain or many words, that make the moon smile...
Không! Trăm không ngàn lần, không ai giận hờn nếu đã hay rằng:
No! Hundreds not thousands of times, nobody could feel spite if they knew that:
"Lòng người như chiếc lá, nằm trong cơn gió vô tình"
"One's heart is like a leaf, placed upon an indifferent wind"
Một thể loại ca khúc đặc trưng của Việt Nam tôi sẽ tạm gọi là lỡ tình ca. Hai người yêu nhau, có duyên nợ nhưng bắt phải vĩnh viễn chia tay. Tôi nghĩ rằng "Ngăn cách" là một trong những bài ca xuất sắc của loại này. Giai điệu này thật đẹp và dễ nhớ. Nhịp boston lento với mô típ nốt đen có chấm với ba nốt móc tiếp theo dù lặp lại nhiều cũng hợp với nối tiến hòa âm chậm thay đổi trong ca khúc này.
Cái đoạn ở giữa ("Từ ngày mai ngăn cách") không phải là một điệp khúc - phải coi đoạn này như một đoạn bắc cầu với những nét đặc biệt. Giai điệu lên cao ở đây (đưa đón) với hay nốt cao nhất trong bài ca (Có mấy...). Rồi có các nốt nửa cung hàng xóm - "Em lên xe hoa rồi" (I-vii#) và "rằng sầu để một người" (V-iv#) - làm cho xúc cảm ở đây được mãnh liệt hơn. Nhưng xúc cảm trong giai điệu trong câu cuối đoạn này ("Rượu hồng...) được giảm và được giải quyết với hai nốt hàng xóm cuối cùng (chua cay -- ii-I). Đây cũng là nhạc "đành lòng."
Hành trình của nhạc này sắp kết thức - sau đoạn bắc cầu thì cái đoạn đầu lặp lại thì nghe rất khác. Ca từ ở đây có ít nhiều chất tiền chiến - mây với mưa, trăng. Nhưng câu cuối cùng của bài ca đã thành như một câu ca dao - "Lòng người như chiếc lá, nằm trong cơn gió vô tình." Đây là một cách sống rất vô lực, song ý này khá đúng - lòng người rất khó điều khiển. Còn phải nói có thể rằng số phận con người được thể hiện rõ rệt nhất trong việc tình yêu, hôn nhân.
Y Vũ, người em trai nhạc sĩ Y Vân, đã nhắc rằng "Ca khúc Ngăn Cách là sáng tác đầu tay của anh, ghi lại những kỷ niệm về mối tình đầu trắc trở của anh ấy với một cô gái Hà Nội, tên là Tường Vân." (Hình như Tường Vân này là cảm hứng cho đôi chữ "yêu Vân" ghi tắt thành "Y Vân.") Nếu đúng vậy thì bài ca này được sáng tác trong khí Hà Nội tiền chiến.
Khánh Ly nhắc một chuyện khác (chắc xây ra năm 1964 gì đó):
Từ ông Nguyễn Đình Toàn, tôi gặp được nhạc sĩ Y Vân và hát cho ông nghe. Nhạc sĩ Y Vân vừa sáng tác xong bài Ngăn Cách, ông dạy và đưa cho tôi nhưng có một đêm ở Đại Nam, khi được hát, tôi đưa bài Ngăn Cách cho ông Lê Văn Thiện, lúc đó là trưởng ban nhạc, ông Thiện cầm xem rồi liệng cái xạch...bài gì mà cải lương...tôi đâu dám có phản ứng gì. Thật tôi cho tôi chẳng có duyên với bài hát ấy. Về sau khi chị Minh Hiếu hát, bài Ngăn Cách lập tức nổi tiếng cho đến bây giờ.
Tôi khác với nhạc sĩ Lê Văn Thiện thì cho rằng tính từ "cải lương" có nghĩa là tuyệt vời, có chất thích hợp với sở thích bình dân, có âm sắc rất Việt Nam.
Mới đây tôi được quan tâm đến bài hát này do báo Thể thao và Văn hóa yêu cầu tôi viết một bài về album mới của Đàm Vĩnh Hưng và Thanh Lam. Tôi không có điều kiện viết bài này, nhưng cứ nghe album này. Đàm Vĩnh Hưng là nhà sản xuất của album chọn những bài ca xưa ít nhiều mà không được nổi tiếng lắm (dù các bài "Ngăn cách" và "Rồi mai tôi đưa yêu" cũng được khá phổ biến).
Đàm Vĩnh Hưng có một giọng hát hay và album này (tên là Sa mạc tình yêu) có nhiều nét hay. Nhưng nghe ĐVH hát bài "Ngăn cách" tôi không thể không nghĩ đến cách thể hiện bài hát này trước 1975. Hiện nay gần tất cả các album được sản xuất theo cách home studio. Dù các nhà sản xuất sử dụng đến phòng thu ở nhà hay một phòng thu chuyên nghiệp hơn, nhưng gần tất cả các album được thực hiện với âm thanh điện tử và máy tính.
Có lẽ điều làm cho bản "Ngăn cách" của ĐVH khó nghe nhất là tiếng trống điện tử - cứ mọi nhịp 1 và 3 đến như máy móc với tiếng trống khó chịu ấy. Một điều nữa là tôi không thích tiếng dàn đàn dây kéo điện tử. Tôi phải công nhận rằng bài ca này được phối khí rất chu đáo. Trên album này thì dàn dây điện tử được thực hiện một cách khá trang nhã, nhưng tôi vẫn không thích.
Trong riêng bài hát này ĐVH hát phần nhiều các nốt với giọng thanh môn (glottal) mà gây ấn tượng nức nở. Nhiều ca sĩ đã sử dụng đến cách hát này - trước 1975 có Chế Linh và Thanh Thúy chẳng hạn. Song ĐVH hát gần nửa các nốt với giọng thanh môn này và giọng này được phóng đại bởi âm thanh digital quá trong trẻo hiện nay. Lúc thu ca khúc này trước 1975 Thanh Thúy cũng sử dụng cách hát này nhưng ít hơn - thí dụ với một số chữ có dấu nặng (dấu nặng vốn có tiếng thanh môn rồi) và để nhấn mạnh một số ca từ - "còn dài, xin cho vài lời, chớ trách nhau hoài."
Đàm Vĩnh Hưng và Thanh Thúy hát bài này với giọng D thứ với tầm âm y hệt nhau. Cả hai cũng sử dụng một nhịp đi rất gần nhau (Thanh Thúy hát chậm hơn một chút).
Bản của Lệ Thu hát "Ngăn cách" rất hay chính vì phần đệm.
Ba nhịp trống nghe thong thả và nhẹ hơn. Lệ Thu hát hai câu đầu của mọi đoạn rất êm đềm. Rồi lúc hát hai câu cuối Lệ Thu hát rất xúc cảm, hát hết mình ("Khi chia tay lần đầu"). Và phần đệm cũng thành mạnh hơn nữa. Nghĩa là cách thể hiện này có chất tương phản, và ca sĩ này cũng cố gắng phản ứng ý nghĩa của ca từ.
Một bản thu âm bài ca này tôi rất thích là của Minh Hiếu thể hiện. Có lẽ đây là lần đầu tiên bài "Ngăn cách" được thu âm. Như Khanh Lý viết ở trên chính Minh Hiếu đã giới thiệu bài hát này lần đầu. Minh Hiếu lúc "lên xe hoa" đã bỏ nghề ca hát vậy không được biết đến nhiều hiện nay, nhưng ngày xưa ca sĩ này có danh hiệu là Vương Hậu Phòng Trà. Tôi không tìm được bản này stream trên mạng, vậy chắc các bạn muốn nghe thì phải download ở đây.
Minh Hiếu hát bài "Ngăn cách" nhanh hơn - hát đến cùng chỉ kéo dài 2 phút 50 giây - với nhịp "slow rock" nhịp 3. Đàm Vĩnh Hưng và Thanh Thúy hát dài hơn gấp hai lần. Vì hát nhanh hơn thì Minh Hiếu cũng hát dịu dàng hơn và liên túc, không ngừng. Minh Hiếu được hát cả một câu trong một hơi thở.
Dù hát nhanh Minh Hiếu cũng hát có trang trí hơn. Lúc hát "cơn gió vô tình" ở cuối bài Minh Hiếu hát như đoạn cuối của phần rao của vọng cổ. Chữ "rồi" (lên xe hoa rồi) được hát non. Lúc hát "nói đêm nay" chữ "nói" có nốt hàng xóm ở trên và chữ "đêm" có nốt hàng xóm ở dưới. Về phần đệm tôi rất thích hợp ca nữ hát theo giọng chính. Còn nữa cái đoạn bắc cầu thì hợp ca ngừng, và phần đệm của đoạn nhạc này được nhỏ nhẹ hơn - cũng là một cách để nhấn mạnh đọan này.
Welcome The Parabola Group
6 giờ trước
1 nhận xét:
Thích cái cách mà anh Jason...ghán ghép cho những bài cùng air với bài này...mà theo anh nói, LỠ TÌNH CA:)...Nếu nói về nhạc LỠ TÌNH CA thì mình nghe ĐỖ LỄ cũng là 1 nhạc sĩ viết về nhạc này hay:)...Còn bài đặc trưng nhất thi cũng có thể nói đến bài TÌNH LỠ...:)
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Tinh-Lo-Khanh-Ly/IWZABB89.html
Đăng nhận xét