Đầu đề bài này là những lời nói của Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân được kể lại trong Báo Nông Nghiệp Việt Nam (Nguyễn Đình San, "Vụ Chủ tịch Hội Nhạc sĩ VN bị tố: Khó biện minh," (28 tháng 6 2011).
Ông Quân nói đúng. Trong một bài tôi đã soạn về lịch sử quốc ca Việt Nam tôi đã viết câu này về cuộc thi để chọn một bài quốc ca mới:
Đáng chú ý là 6 trong số 17 bài vào chung khảo là của những người tham gia việc xét duyệt quốc ca. [55] Dù có sự nghi ngờ thể hiện vì vấn đề này, công chúng được trấn an rằng họ đã tổ chức thành công cuộc thi bằng cách trước đó; các giám khảo có tác phẩm sẽ ra khỏi phòng chấm khi tác phẩm của họ được xét đến, và không có quyền bỏ phiếu cho tác phẩm của chính mình.
Trong đoàn trích dẫn số 55 tôi viết chi tiết:
Đại biểu Quốc hội Xuân Thủy, cũng là một nhà thơ, viết lời cho ca khúc “Việt Nam nắng hồng” do Hồ Bắc và Ngô Quốc Tính soạn nhạc cùng với bài “Việt Nam vinh quang” của Phạm Đình Sáu. Đỗ Nhuận, thành viên thường trực ban giám khảo cuộc thi, Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam sáng tác bài “Việt Nam Tổ quốc ta”. Huy Du, một thành viên khác của ban giám khảo và là Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam sáng tác bài “Vinh quang Việt Nam”. Đại biểu Quốc hội, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước góp mặt với bài “Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, viết chung với Huỳnh Văn Tiểng. Tất cả các ca khúc vào chung khảo đều được in trong 4 ngày trên báo Nhân Dân 3-7/7/1982.
[Nguồn: "Quốc nhạc Việt Nam: Hành trình tìm kiếm bản quốc ca," Nguyễn Trương Quý dịch, Talawas 30 tháng 8 1997 và trong sách Rock Hà Nội & Rumba Cửu Long (Nxb Tri Thức 2008).]
Ông Quân đúng luật, nhưng luật có phải đúng không? Các bạn ở xứ Việt phải giải đáp câu hỏi ấy. Hình như ý nghĩa chính của các cuộc thi là tiền thưởng. Các tác phẩm được tham gia được hoan nghênh trong ngày trao giải rồi về trong ngăn kéo luôn. Có vẻ như đây là chuyện xây ra lâu năm rồi.
Welcome The Parabola Group
7 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét