Lý-Toét. -- Ứ, bài hát hay thật! Nghe xong thấy nhẹ cả người (Gee, that song is really great! After listening to it I feel light all over).
Nhất Sách (Trần Bình Lộc) vẽ [Nguồn: Phong Hóa (2 mars 1934), tr. 5]
Nhất Sách (Trần Bình Lộc) vẽ [Nguồn: Phong Hóa (2 mars 1934), tr. 5]
Tranh này có hai khái niệm trái nghịch nhau - có già với trẻ, có tân thời với bảo thủ, có tây với ta. Thật ra ông Lý Toét dù coi như là nhân vật của sự cổ xưa, sự bảo thảo cũng được bắc cầu giữa cái cũ và cái mới. Ông gặp phương tiện nghe nhạc hiện đại mà thấy hay.
Không rõ ông đang nghe gì. Phần lớn các đĩa phổ biến ở Việt Nam năm 1934 chắc là cải lưong. Nhưng trong thị trường nhạc Việt thời bấy giờ cũng có đĩa chèo, hát văn, ả đào, ca Huế, ngâm thơ, nhạc tài tử. Và cũng có đầy đủ các loại nhạc Tây.
Các tiệm bán đĩa và máy đĩa hay để ngoàimột máy đĩa để quảng cáo hàng trong tiệm. Chắc Lý Toét đi dạo vỉa hè và ngừng lại để nghe một giai điệu du dương nào đó. Rồi một cậu bé nhóc đến cướp cây ô của ông. Lý Toét thì ngoài cây ô kiểu tây ấy hoàn toàn mặc đông phục và cậu bé kia thì mặc âu phục.
Có vẽ như ông Lý Toét đang thích và hoan nghênh một cái mới của Tây mang sang (nếu không phải là nhạc tây thì cứ phải nói là các đĩa và máy đĩa được sản xuất ở bên Pháp). Lý Toét bị mê hoắc đến mức mà "thấy nhẹ cả người" là do đó cũng bị lừa. Nhưng ai lừa ông - cậu bé lừa ông hay tây lừa ông. Hay do cách sống ham chơi, ông tự lừa mình?
Hay coi một cách khác - có phải là cây ô ấy là cái gì nào quí báu như một nền văn hóa hay một nền âm nhạc. Ông gặp cái mới, cái hay, cái lạ rồi bị say mê mất ý thức về cái quí báu mà mình vốn có?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét