I met you quite by surprise
Đôi mắt ngây thơ đến từ thành phố
A pair of innocent eyes from the city
Ngục tù tối tăm nói với cuộc đời
The dungeon dark speaks to life
Sàigòn có vui? Sài gòn có vui?
Is Saigon happy? Is Saigon happy?
Em ngước nhìn tôi cúi đầu nói nhỏ
You looked up at me, bent your head, and said softly
"Còn gì nữa đâu thành phố mộng mơ
"What's left of the dreamy city
Thành phố đớn đau vẫn còn nhắn nhủ
The afflicted city continues to remind us
Sài gòn chỉ vui khi các anh về."
Saigon will only be happy when you brothers are back."
Tôi sẽ về đòi lại quê hương đã mất
I will go back to ask back the homeland that's been lost
Tôi sẽ về cùng em lau khô hàng nước mắt
I will go back with you wiping dry the tears
Tôi sẽ mời em dạo chơi phố xá tươi vui
I will invite you to stroll on joyful streets
Những con đường tình, trường xưa công viên tràn nắng mới
Streets of love, the school of long ago, parks all overflowing with new sunshine
Tôi sẽ về quỳ bên thánh giá bao dung
I will go back to kneel before the generous cross
Tôi sẽ nguyện cầu cho tình yêu và cuộc sống
I will pray for love and for life
Đem tiếng khóc cười dâng đời khúc hát say mê
Offer tears and laughter to life in an impassioned song
Cám ơn Sài gòn tôi sẽ trở về
Thank you Saigon I will come back
Sài Gòn mến yêu!
Beloved Saigon!
Người tình dấu yêu!
Dearest lover!
Tôi sẽ trở về!
I will come back!
Theo thông tin trên mạng thì bài ca "Sài Gòn chỉ vui khi các anh về" xuất phát từ một trại cải tạo (thực ra thông tin trên mạng thì khó biết là đúng hai không đúng).
Một hôm cùng anh em tù cuốc đất bên đường vào trại tù, thấy mấy bà đi thăm chồng đi trên đường, người tù Duy Trác hỏi:
– Sài Gòn có gì vui không, mấy chị?
Một bà trả lời:
– Sài Gòn chỉ vui khi các anh về.
Cảm khái vì câu nói, Duy Trác làm bản nhạc “Sài Gòn chỉ vui khi các anh về “. Năm 1982 Duy Trác gửi bản nhạc sang Pháp, ký tên tác giả là Ve Sầu. Bọn Công An Phản Gián dò biết, chúng bắt Duy Trác, chúng kết tôi bản nhạc có ý nói “Sài Gòn chỉ vui khi những chiến sĩ Phục Quốc trở về.” Chúng phang Ve Sầu 4 năm tù.nguồn: "Sài Gòn chỉ vui...," Hoàng Hải Thủy (backup) blog (11 tháng 3 2008).
Khuất Duy Trác là ca sĩ Duy Trác được nhiều người ái mộ vì giọng trữ tình hát nhạc tiền chiến. Lúc lúc bấy giờ thì độ tối thiểu 2 đến 4 phần trăm nam giới miền Nam đang bị giam ở tù hay trại tập trung. Nếu chỉ tính đến những đàn ông từ 20 tuổi trở lên thì tỷ lệ này phải cao hơn. Còn các người đó để lại các người vợ, người mẹ, và các con. Nói "Sài Gòn chỉ vui khi các anh về" rất hợp với thời cuộc. Đây là những lời của các người bị giam không biết sẽ có ngày được thả về - những người rất cần nghe lời hát này. Người Sài Gòn buồn nhớ các người bị giam.
Lời hát "Sài Gòn chỉ vui khi các anh về" gần như không phản ánh tình trạng ở nhà tù. Chỉ có hai từ "ngục tù" nhưng hai từ này cũng được sử dụng trong những bài hát khác theo nghĩa ẩn dụ. Đối với dân miền Nam lúc bấy chữ ngục tù phản ánh thực tế. "Ngục tù tối tăm nói với cuộc đời." Cuộc đời trong bài hát được tượng trưng bằng "đôi mắt ngây thơ." Đôi mắt ngây thơ là các vợ từ thành phố đến thăm nuôi. Ngây thơ vì không thể được biết sự tủi nhục của các người bị giam ở trại cải tạo. Nhưng thực ra các phụ nữ bị chia cách người chồng không thể ngây thơ mấy. Đời sống ở xã hội ở ngoài các trại cũng có sự tủi nhục khác. Nguyễn Ngọc Ngạn kể rằng dân Sài Gòn nói về đời sống trại cải tạo:
Actually it's not so very different from life here in Saigon. In a way you were luckier. At least you would count on some food. Here many are starving. We work six days a week for very little pay [Thực ra không khác gì với đời sống đây tại Sài Gòn. Theo một cách nhìn các bạn được may mắn hơn. Tối thiểu các bạn đươc tựa vào ít đồ ăn cung cấp. Ở đây nhiều dân đang chết đói. Chúng tôi làm sáu ngày trong tuần với lương rất ít - nguồn: Nguyễn Ngọc Ngạn với E.E. Richey, The Will Of Heaven: A Story of One Vietnamese and the End of His World (New York: E.P. Dutton, 1982), tr. 306.
Có lẽ điều lạ nhất là bài hát này được giới thiệu theo nhịp bossa nova. Bossa là nhịp điệu của bãi biển Rio ở Brazil. Bossa nghe rất thong thả và thanh thẩn - phải nói là trái ngược với sự khẩn trường. Các anh về là việc khẩn trường chứ?
Nhưng bài ca này có một ý nghĩa bao quát hơn là cặp vợ chồng bị chia cắt cũng muốn được "dạo chơi phố xá tươi." Họ muốn sống bình thường. Họ muốn Việt Nam được sống bình thường. Họ muốn được trở về "những con đường tình, trường xưa công viên tràn nắng mới." Đi dạo trên những con đường tình thì cũng phải thong thả. Đọc đoạn này tôi nhắc đến bài ca "Qua cơn mê":
Ta sẽ thăm từng người, sẽ đi thăm từng đường, sẽ vô thăm từng nhà. ...
Trường quen vắng ta mai ta lại về cùng theo lũ em học hành như xưa
Bài ca của Trần Trịnh và Nhật Ngân phản ánh khát vọng trở về một đời sống bình thường sau Hiệp Định Paris. Chiến tranh hết thì mỗi người sẽ được trở về một thời "tiền chiến." Mỗi người sẽ tìm đến sự ngây thơ thuở "học hành." Nhưng sau biến cố 1975 không ai được ngây thơ như thế nữa. Nếu có "những con đường tình, trường xưa công viên" thì tất cả chỉ được xuất hiện trong "tràn nắng mới." Hy vọng ở "tràn nắng mới" chắc cũng ngây thơ thôi - vậy bài ca cũng bày tỏ một cơn mê khác mà phải qua.
Việc các anh về chắc sẽ không được đem về cái "nắng mới." Nhưng được về cũng có nghĩa là được tồn tại, như vậy cũng là thắng lợi. Về là được "đem tiếng khóc cười dâng đời khúc hát say mê." Ở xã hội xã hội chủ nghĩa thời bao cấp ai được phép khóc, ai được phép "hát say mê" - hai cái này rất cá nhân chủ nghĩa. Còn cái nhịp bossa cũng phản ánh niềm say mê - như vậy nhịp ấy tôi cũng bắt đầu thấy thích hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét