26 tháng 3, 2016

Sài Gòn chỉ vui khi các anh về (Saigon Will Only Be Happy When You Brothers Are Back) - Bảo Chương [tức Duy Trác] (1980?)

Tôi đã gặp em bỡ ngỡ tình cờ
I met you quite by surprise
Đôi mắt ngây thơ đến từ thành phố
A pair of innocent eyes from the city
Ngục tù tối tăm nói với cuộc đời
The dungeon dark speaks to life
Sàigòn có vui? Sài gòn có vui?
Is Saigon happy?  Is Saigon happy?
Em ngước nhìn tôi cúi đầu nói nhỏ
You looked up at me, bent your head, and said softly
"Còn gì nữa đâu thành phố mộng mơ
"What's left of the dreamy city
Thành phố đớn đau vẫn còn nhắn nhủ
The afflicted city continues to remind us
Sài gòn chỉ vui khi các anh về."
Saigon will only be happy when you brothers are back."

Tôi sẽ về đòi lại quê hương đã mất
I will go back to ask back the homeland that's been lost
Tôi sẽ về cùng em lau khô hàng nước mắt
I will go back with you wiping dry the tears
Tôi sẽ mời em dạo chơi phố xá tươi vui
I will invite you to stroll on joyful streets
Những con đường tình, trường xưa công viên tràn nắng mới
Streets of love, the school of long ago, parks all overflowing with new sunshine
Tôi sẽ về quỳ bên thánh giá bao dung
I will go back to kneel before the generous cross
Tôi sẽ nguyện cầu cho tình yêu và cuộc sống
I will pray for love and for life
Đem tiếng khóc cười dâng đời khúc hát say mê
Offer tears and laughter to life in an impassioned song
Cám ơn Sài gòn tôi sẽ trở về
Thank you Saigon I will come back
Sài Gòn mến yêu!
Beloved Saigon!
Người tình dấu yêu!
Dearest lover!
Tôi sẽ trở về!
I will come back!


Theo thông tin trên mạng thì bài ca "Sài Gòn chỉ vui khi các anh về" xuất phát từ một trại cải tạo (thực ra thông tin trên mạng thì khó biết là đúng hai không đúng).
Một hôm cùng anh em tù cuốc đất bên đường vào trại tù, thấy mấy bà đi thăm chồng đi trên đường, người tù Duy Trác hỏi: 
– Sài Gòn có gì vui không, mấy chị? 
Một bà trả lời: 
– Sài Gòn chỉ vui khi các anh về. 
Cảm khái vì câu nói, Duy Trác làm bản nhạc “Sài Gòn chỉ vui khi các anh về “. Năm 1982 Duy Trác gửi bản nhạc sang Pháp, ký tên tác giả là Ve Sầu. Bọn Công An Phản Gián dò biết, chúng bắt Duy Trác, chúng kết tôi bản nhạc có ý nói “Sài Gòn chỉ vui khi những chiến sĩ Phục Quốc trở về.” Chúng phang Ve Sầu 4 năm tù.
nguồn: "Sài Gòn chỉ vui...," Hoàng Hải Thủy (backup) blog (11 tháng 3 2008).


Khuất Duy Trác là ca sĩ Duy Trác được nhiều người ái mộ vì giọng trữ tình hát nhạc tiền chiến.  Lúc lúc bấy giờ thì độ tối thiểu 2 đến 4 phần trăm nam giới miền Nam đang bị giam ở tù hay trại tập trung.  Nếu chỉ tính đến những đàn ông từ 20 tuổi trở lên thì tỷ lệ này phải cao hơn.  Còn các người đó để lại các người vợ, người mẹ, và các con.  Nói "Sài Gòn chỉ vui khi các anh về" rất hợp với thời cuộc.  Đây là những lời của các người bị giam không biết sẽ có ngày được thả về - những người rất cần nghe lời hát này.  Người Sài Gòn buồn nhớ các người bị giam.

Lời hát "Sài Gòn chỉ vui khi các anh về" gần như không phản ánh tình trạng ở nhà tù.  Chỉ có hai từ "ngục tù" nhưng hai từ này cũng được sử dụng trong những bài hát khác theo nghĩa ẩn dụ.  Đối với dân miền Nam lúc bấy chữ ngục tù phản ánh thực tế.  "Ngục tù tối tăm nói với cuộc đời."  Cuộc đời trong bài hát được tượng trưng bằng "đôi mắt ngây thơ."  Đôi mắt ngây thơ là các vợ từ thành phố đến thăm nuôi.  Ngây thơ vì không thể được biết sự tủi nhục của các người bị giam ở trại cải tạo.  Nhưng thực ra các phụ nữ bị chia cách người chồng không thể ngây thơ mấy.  Đời sống ở xã hội ở ngoài các trại cũng có sự tủi nhục khác.  Nguyễn Ngọc Ngạn kể rằng dân Sài Gòn nói về đời sống trại cải tạo:
Actually it's not so very different from life here in Saigon.  In a way you were luckier.  At least you would count on some food.  Here many are starving.  We work six days a week for very little pay [Thực ra không khác gì với đời sống đây tại Sài Gòn.  Theo một cách nhìn các bạn được may mắn hơn.  Tối thiểu các bạn đươc tựa vào ít đồ ăn cung cấp.  Ở đây nhiều dân đang chết đói.  Chúng tôi làm sáu ngày trong tuần với lương rất ít - nguồn: Nguyễn Ngọc Ngạn với E.E. Richey, The Will Of Heaven: A Story of One Vietnamese and the End of His World (New York: E.P. Dutton, 1982), tr. 306.

Có lẽ điều lạ nhất là bài hát này được giới thiệu theo nhịp bossa nova. Bossa là nhịp điệu của bãi biển Rio ở Brazil.  Bossa nghe rất thong thả và thanh thẩn - phải nói là trái ngược với sự khẩn trường.  Các anh về là việc khẩn trường chứ?

Nhưng bài ca này có một ý nghĩa bao quát hơn là cặp vợ chồng bị chia cắt cũng muốn được "dạo chơi phố xá tươi."  Họ muốn sống bình thường.  Họ muốn Việt Nam được sống bình thường.  Họ muốn được trở về "những con đường tình, trường xưa công viên tràn nắng mới."  Đi dạo trên những con đường tình thì cũng phải thong thả.  Đọc đoạn này tôi nhắc đến bài ca "Qua cơn mê":
Ta sẽ thăm từng người, sẽ đi thăm từng đường, sẽ vô thăm từng nhà. ...
Trường quen vắng ta mai ta lại về cùng theo lũ em học hành như xưa
Bài ca của Trần Trịnh và Nhật Ngân phản ánh khát vọng trở về một đời sống bình thường sau Hiệp Định Paris.  Chiến tranh hết thì mỗi người sẽ được trở về một thời "tiền chiến."  Mỗi người sẽ tìm đến sự ngây thơ thuở "học hành."  Nhưng sau biến cố 1975 không ai được ngây thơ như thế nữa.  Nếu có "những con đường tình, trường xưa công viên" thì tất cả chỉ được xuất hiện trong "tràn nắng mới."  Hy vọng ở "tràn nắng mới" chắc cũng ngây thơ thôi - vậy bài ca cũng bày tỏ một cơn mê khác mà phải qua.

Việc các anh về chắc sẽ không được đem về cái "nắng mới."  Nhưng được về cũng có nghĩa là được tồn tại, như vậy cũng là thắng lợi.  Về là được "đem tiếng khóc cười dâng đời khúc hát say mê."  Ở xã hội xã hội chủ nghĩa thời bao cấp ai được phép khóc, ai được phép "hát say mê" - hai cái này rất cá nhân chủ nghĩa.  Còn cái nhịp bossa cũng phản ánh niềm say mê - như vậy nhịp ấy tôi cũng bắt đầu thấy thích hợp.

Music In American Life: Theory and Critique (Nhạc trong đời sống Mỹ: Lý thuyết và bình phẩm)

Một tác phẩm nhạc điện tử của tôi và Steve Knopoff thực hiện cách đây 30 năm. Thực ra nhạc nào cũng ồn ào, lặp đi lặp lại nhưng từ từ biến đổi cái gì nào đó khác.

22 tháng 3, 2016

Tranh không lời (Picture Without Words) - Gia Vuong (1937)


nguồn: Ngày Nay 56 (25 avril 1937), tr. 7.


Năm 1937 tranh này không cần lời.  Hiện nay thì xem khuôn tranh giữa mà có hai nghệ sĩ ca trù thỉ biết đó là minh chứng của một di sản văn hóa phi vật thể.

Con chó cào cửa.  Mỗi người trong nhà thấy âu lo, bởi vì họ sợ sư tử cái đứng ở ngoài.  Hình như hai công tử Hà Thành đang bảo trợ các nghệ sĩ văn hóa truyền thống phải giấu phía dưới cây sập.

Blanchot nói về vai trò của viên bảo tàng, nơi mà "những tác phẩm nghệ thuật ẩn giấu nơi nguyên quán của chúng, tại đó chúng có chốn nương náu riêng" (lời dịch của Nguyễn Trung Quý).  Thực ra trong những năm 1930 thì "tác phẩm nghệ thuật" là hát ả đào chưa được "ẩn giấu" chưa được "chốn nương náu."  Điều đáng lo âu nhất là sư tử cái.

Quan Tòa: Anh bị 5 năm tù.  Muốn nói gì nữa không?
-- Nhờ quan lớn nhắn hộ vợ tôi rằng từ rầy đừng xuống Khâm Tiên tìm tôi nữa.

nguồn: Ngày Nay số 66 (4 juillet 1937), tr. 5

Đi tù là được giải thoát?  Không còn bị sư tử săn đuổi.  Không cần nói đến loại nghệ thuật đặc sản của Việt Nam được thịnh hạnh.  Song lúc bấy giờ là thời tiền dân chúng, tiền đại chúng, tiền khoa học.  Hát ả đào có tính dân tộc nhưng không phải của đại chúng mà là của giới trí thức và giàu có.  Và hình như "khoa học" có ý nghĩa là được lấy để làm công cụ.  Hát ả đào không phải là công cụ tốt cho cách mạng, nhưng gần đây hơn nó đã thành một công cụ tốt cho quốc gia.  Năm 1937 hát ả đào chưa phải là công cụ - nó là sinh hoạt bình thường thôi.

19 tháng 3, 2016

ban nhạc lính ở Sài Gòn (1972)

A band composed of soldiers are performing in Saigon. November 10, 1972 - nguồn: trang Flickr manhhai

Mỗi tấm ảnh đều là một câu chuyện, hay có một câu chuyện ở đằng sau.  Ban nhạc này biểu diễn ở đâu?  Cho những người nghe như thế nào?  Cho lính?  Cho quần chúng bình thường?  Thực ra khuôn mặt các nhạc không trông nhiệt tình lắm.  Nhưng đây là một tấm ảnh tự nhiên không phải là tấm ảnh sắp xếp cho kỹ để tuyên truyền.
Tay chơi ghi ta có mẩu băng ghi tên là Thịnh (hay Thanh?).
Không biết đây có phải là nam ca sĩ đang múa?  Hình như tên là Vân hay Văn?  Người này có diện mạo cũng gây ấn tượng.
Trong ban nhạc có đàn oóc Ace Tone nghe rất thú vị.  Còn đằng sau đàn Ace Tone này có thêm thành viên của ban nhạc này.  Nhất định có một người thổi kèn clarinet.

Nhìn tấm ảnh này thì phải biết rõ là các đàn ông chơi nhạc ở đây là người phải nhập ngũ.  Họ chơi nhạc này ban ngày theo nhiệm vụ.  Ban đêm chắc họ chơi nhạc ở các quán cà phê, vũ trường, hộp đêm.

Khi viết blog này tôi luôn luôn hy vọng sẽ có một người đến thăm và xem một tấm ảnh như tấm ảnh ở trên và viết nhận xét - người chơi accordéon tên là X hiện đang ở Y.  Rất có thể có những nhạc sĩ hay tay chơi nhạc tên tuổi một ban nhạc như ban nhạc này.

18 tháng 3, 2016

Hoa tím ngoài sân (Purple Flower In The Yard) - Thanh Tùng (1990?)

slow surf

Một ngày tình cờ trên đường phố tôi có bàn chân em
One day by chance on my lane there were your feet
Mặt trời thì hồng, còn trên cây khế có nhiều tiếng chim
The sun was rosy, yet on the starfruit tree many birds in gathered song
Và rồi một ngày một ngày đã qua, không ngày nào hơn
And then one day, one day passed, there was never a better day
Con đường vẫn đợi, mà đâu thấy, đâu thấy bước chân em.
The street still awaits, but does not sense, does not sense your footfall

Từ lâu lắm đã vắng em trên con đường này,
It's been a long time that you've been gone from this lane,
Cây bây giờ lá rụng, gió heo may.
The trees now, leaves fall, the cold northeast wind.
Và cơn gió còn muốn theo chân ai mỗi ngày, để lại mùa thu theo lá bay bay.
And the wind still wishes it could follow someone's feet every day, leaving behind autumn with the blowing leaves

Em đừng đi xin em đừng đi,
Dear don't go, please don't go,
Vì ai đó còn chưa nói với ai điều gì,
For there's someone who never said something to another,
Ngày ngày mặt trời hôn lên bước chân,
Day after day the sun kisses that foot fall,
Và hoa tím vẫn rơi đầy sân.
And purple blossoms still fall filling the yard.
Con đường chưa quen tên bàn chân,
The road has still not forgotten the name of those feet,
Bàn chân đã lãng quên con đường nhỏ,
Feet that have forgotten the little lane,
Ai vội đi để ai còn đứng đó tìm bàn chân ai trong tiếng lá rơi.
Who left in a hurry leaving someone still standing there to look for feet in the sound of fall leaves.

nguồn: Giọt sương trên mi mắt: 10 tình khúc Thanh Tùng (Nxb Âm Nhạc, 1990).


ca sĩ vô danh ở câu lạc bộ Về

"Hoa tím ngoài sân" là một bài ca rất tiêu biểu và xuất sắc của thời kỳ "nhạc nhẹ" ở Việt Nam.

Với một họa sĩ có tài xem tranh nào cũng biết đây là tác phẩm của họa sĩ ấy.  Không thể lầm lẫn với họa sĩ nào khác.  Nghe giai điệu này biết ngay là bài ca của Thanh Tùng.

Tình yêu đến trong "một ngày tình cờ."  Có em hiện diện, vậy ngày đó hơn ngày nào khác trong đời.  Cả đường đi mừng khi em đến và đợi mãi mong bước chân em về.  "Con đường chưa quen tên bàn chân" nhưng "bàn chân đã lãng quên con đường nhỏ."

Người em này đi qua đời của người kể và con đường ấy.  Có niềm an ủi là mặt trời hôn dấu chân ấy và cánh hoa tím trên sân.

Đây là bài thứ nghìn của blog Tây Bụi.

17 tháng 3, 2016

Chuyện loài hoa dang dở (The Story of a Kind of Unfinished Flower) - Y Vũ (1970)

 

flamenco guitar intro...

Bolero

Trang Mỹ Dung

Đọc xong trang sách cuối hồn rưng rưng nước mắt khóc loài hoa tím thương đau
Finishing the last pages of a book, my soul soaked with tears, crying for a pained purple flower

Giang Tử

Một loài hoa dở dang
A kind of unfinished flower
Một tình yêu tan vỡ cách chia chi đôi đường đời.
A shattered love separated into a pair of life paths.

Trang Mỹ Dung

Còn gì đâu gì đâu gió rung cây lá sầu réo gọi tên ý trung nhân.
What's left, what's left at all, the wind shakes the tree, sad leaves call out the name of the betrothed.

Giang Tử

Có ai hay chuyện cũ, chuyện màu 'Pensée' tím, hoa nhung nhớ vào tim
Does anyone know the old story, the story of purple Pansy, a longing flower that enters the heart

Trang Mỹ Dung

Người con trai trong sách 
The fellow in the book
Chiều kia bên suối vắng sánh cùng vai bóng giai nhân.
On that afternoon by the deserted stream, side by side with the beauty's shoulder.

Giang Tử

Chuyện trò trong tình yêu
Chatting in love
Nàng với tay muốn hái cánh hoa nơi lưng chừng bờ.
Her with hands that want to pluck the blossom half-way from the shore

Trang Mỹ Dung

Và chàng trai vì yêu, cố vươn tay giữa giòng, hái cành hoa tím cho ai!
And the fellow, for love he stretches his arms out in the current, plucking the purple flower for someone!

cả hai

Lỡ chân sa giòng suối, và vùi chôn theo với khối tình đang đắm say.
By accident he lost his feet in the stream's current, and was buried with vast love in full passion.

Giang Tử

Ôi trông cánh hoa kia 
Oh look at hither blossom
Tim héo hon thêm 
Its heart has faded more
Ân tình chàng còn vẹn.
His goodwill is still intact.

Trang Mỹ Dung

Nhưng anh đã ra đi.
But he has gone.
Như khói mây tan
Like dispersing clouds
Biết bao giờ còn về.
Who knows when he'll return.

Giang Tử

Ôi! Hoa tím 'Pensée' 
Oh! Pink Pansy
Nhung nhớ dâng lên, đã thành màu tưởng niệm.
Longing floods upward, it's become a memorial hue.

Trang Mỹ Dung

Bao ân ái trao nhau nay đã phôi phai với linh hồn người tình.
So much love shared together has now faded with the lover's soul.

Giang Tử

Hoàng hôn chưa tắt nắng 
Dusk's sunlight is not yet extinguished
Nàng hay ra suối vắng, đứng nhìn giòng nước trôi xa
She often goes to the deserted stream, stands looking at the current flowing to the distance
Tưởng niệm cho tình xưa 
A memorial to a love long ago
Và màu hoa tím đó, đã ăn sâu trong lòng người
And that purple flower, it's gone deep into someone's heart

Trang Mỹ Dung

Từng chiều qua chiều qua 
Evening after evening passes
Sắc hoa xưa vẫn còn. 
The flower's glow remains.
Bóng người xưa đã ra đi.
The shadow of someone long ago has left.

cả hai

Xót cho duyên tình cũ 
Pained for the old destined love
Nhìn màu 'Pensée' tím, khẽ gọi hoa nhớ nhung.
Looking at the purple Pansy's hue, softly calling a flower of longing

nguồn: Y Vũ, "Chuyện loài hoa dang dở," (Sài Gòn: Tác Giả, 1970).


Trang Mỹ Dung và Giang Tử thâu cho đĩa Asia Sóng Nhạc 1065/2233. Cấp phép được hát ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt ngày 21 tháng 10 2013.

Hai giọng, hai cách nhìn.  Lời ca của chàng tỏ sự an ủi, ca ngợi cái đẹp, nói đến sự tồn tại.  Lời ca của nàng tỏ ra nỗi buồn, sự mất mát, nói đến sự kết thức.

Chàng bị "lỡ chân sa giòng suối" bị "và vùi chôn."  Nàng rằng: "Biết bao giờ còn về."  Chàng được tưởng niệm bằng "giòng nước trôi xa" và "màu hoa tím."  Hoa đó "ăn sâu trong lòng người."  Nhưng nước trôi đi luôn, hoa phải phai màu.

Chắc chàng là chiến sĩ ngã xuống.  Nàng cố giữ kỷ niệm.  Lính nghe bài ca sẽ biết rằng mặc dù có thể chết ở chiến trường sẽ có nàng nhớ đến mình.

16 tháng 3, 2016

Thói quen nhà nghề (Professional Habit) - Trần Hà (1956)

nguồn: Văn Nghệ 17 tháng 5 1956, 8

Nhạc sĩ: -- Mợ cứ hết nữa đi... tôi đang cần cảm xúc để viết bài đại hợp tấu "cơn phong ba."

Composer: -- Keep yelling mother... I need emotions to write a great music work "the tempest."

14 tháng 3, 2016

Cuồng vọng tình nhân (A Lover's Crazy Hopes) - Đinh Hùng (1973?)

Đôi ta yêu nhau không hợp đồng,
We two love another uncontractually
Không cần biên lai mà thương mong.
No need of a receipt, we eagerly love
Tình chúng mình say như rượu mạnh,
Our love is drunk like hard liquor,
Chiếc hôn dài như ba mùa đông.
Deep kisses lasting three winters.

Đôi môi trao nhau không ngại ngần,
Pairs of lips consigned without hesitation,
Hai vòng tay ôm đừng phân vân.
Arms embracing unwaveringly
Lòng chúng mình rung như điệu nhạc,
Our hearts stirred like a melody
Chiếc hôn dài như ba mùa xuân.
Deep kisses lasting three springs

Tiếng hát này như lời trăng sao,
This song is like words of the stars and moon
Tiếng hát này đưa hồn lên cao.
This song sends our souls up high.
Em có hồi môn là má đào
You have a dowry of rosy cheeks
Anh có ngọc châu là chiêm bao.
I have gems in my dreams.

Tuy không nhân tình, chưa sống chung,
Although we are not companions, have not lived together
Mà thương vẫn thương hơn vợ chồng.
Yet our feelings more than those of a husband and wife.
Lời hứa một đêm thành Định Mệnh,
One night's promise becomes Destiny,
Sao môi kề môi còn hư không?
How can adjacent lips be yet empty?
Sao tay trong tay còn viễn cách?
How can hands clutched in hand be distant?
Ánh trăng nào thay anh động phòng?
What moonlight takes the place of my nuptial chamber?

Anh không yêu Em như vợ hiền,
I don't love You like a gentle wife,
Không cần băng nhân mà nên duyên.
No need for a matchmaker for us to made for each other.
Chẳng có hôn thư cùng khế ước,
No marriage license or contract,
Thương nhau như đôi chim vành khuyên.
We love one another like a pair of white-eyed birds.
Hòa nhịp đôi tim, hòa nhịp thở,
Our hearts beat as one, we breathe as one,
Kết giấc mơ xanh ngoài vô biên.
Bound in a youthful dream, into the boundless

Anh có riêng Em là phi tần
Having you alone is like having a king's concubine
Em có riêng anh là minh quân.
Having me alone is like having an enlightened king
Ngai vàng đôi ta kề nhật nguyệt,
Our golden throne is next to the sun and moon
Giang sơn đôi ta ngoài tục trần.
Our realm is beyond the mortal world

Ngày mai, ngày mai tàn đêm xuân,
Tomorrow and tomorrow wane in a spring evening
Nhưng yêu càng yêu thêm bội phần.
But to love, love ever many more times.
Em sẽ lấy chồng, thành thiếu phụ,
You'll get married, become a young bride,
Anh vẫn coi Em là tân nhân…
And I'll see You as a new bride...

nguồn: Tiếng Ca Bộ Lạc (Sài Gòn: Lửa Thiên, 1973) trích từ Nhi Linh blog

11 tháng 3, 2016

Những người bán sách báo cần chú ý [trích] (1975)

Hơn hai mươi năm nay có một vấn đề hết sức nghiêm trọng mà người dân Việt Nam chân chính nào cũng có thể nhận thấy, đó là nền văn hóa do Mỹ dựng lên ở miền Nam. … Nền văn hóa của chúng ta (của Mỹ dựng lên) là nền văn hóa đồi trụy, lai căng, mất gốc, phản động, dâm ô, cần phải tẩy rửa, cần phải bài trừ, và muốn tương lai dân tộc tốt đẹp thì nhất thiết phải xây dựng một nền văn hóa lành mạnh, tiến bộ.

Nhưng khi cả miền Nam đã là một thuộc địa kiểu mới của Mỹ, người dân bị tước đoạt hết quyền độc lập, tự do thì làm sao có thể xây dựng được một nền văn hóa tiến bộ, lành mạnh? …

Những ngày đầu đặt chân lên thành phố Sài Gòn, tuy lực lượng cách mạng cùng một lúc phải giải quyết nghìn việc nhưng vẫn đặc biệt quan tâm đến tình hình văn hóa ở miền Nam và có kế hoạch từng bước tẩy rửa những nhớp nhơ do đế quốc Mỹ để lại. …


nguồn: Trương Đạt Vân (Cục thông tin báo chí) “Những người bán sách báo cần chú ý,” Giải phóng (bộ mới) 6 tháng 9 1975 tr. 2.


Trong vòng nhìn của chính quyền Việt Nam, văn hóa là một vấn đề cốt yếu.  Làm chính phủ mới thì phải thật sự "giải quyết nghìn việc."  Song về văn hóa, miền nam Việt Nam không phải một xứ lạ mà không chung một ngôn ngữ, không chung một nền văn minh lâu năm.  Tại sao văn hóa là một nhiệm vụ quan trọng như thế?  Lý do là hai mươi năm sống dưới "quyền" của "thuộc địa kiểu mới của Mỹ" có thể chuyển đổi văn hóa thuần tuý, chân chính của Việt Nam thành "đồi trụy, lai căng, mất gốc, phản động, dâm ô."

Tuy nhiên, cái nền văn hóa Việt Nam trước 1955, trước 1945, trước 1930, trước 1887 nữa cũng bị như thế.  (Và không riêng Việt Nam - không có nền văn hóa nào mà không chịu các nét xấu ở trên).  Theo một cách nhìn trái ngược, những năm 1955-1975 ở miền Bắc Việt Nam là một thời gian ngoại lệ trong lịch sử văn hóa Việt Nam.  Về riêng văn hóa thì miền Bắc cũng phải coi như là thuộc địa kiểu mới của chính quyền Mao Trạch Đông ở Trung Quốc.  Từ vừng để phê phán văn hóa gốc từ quan niệm thanh giáo của Trung Quốc của thuở đó.

Thực ra, các nền văn hóa phải lo lắng trước là cái bóng lớn của văn hóa Mỹ và văn hóa Châu Âu.  Về âm nhạc, hội họa và kịch nghệ thì kỷ thuật của nền văn hóa Châu Âu đã thấm rất sâu vào văn hóa của các nước, các dân tộc toàn thế giới.  Ở riêng Việt Nam việc soạn nhạc viết trên năm dòng kẻ đã thành rất bình thường sau những năm 1930.  Việc biểu diễn trên sân khấu rạp hát cũng thành rất bình thường.  Vẽ với sơn dầu cũng thành rất bình thường.  Trước 1887 không có, không cần đến các thứ ấy - như vậy từ khi văn hóa Việt bị tây phương ảnh hưởng thì nó bị lai căng, mất gốc rồi.

Văn hóa Mỹ có ưu tiện lớn là được rất thành công về phương tiện truyền thông đại chúng.  Các phương tiện ấy làm cho nền điện ảnh và nhạc phổ thông của Mỹ được sản xuất rất trau chuốt, quyến rũ.  Kỹ nghệ sản xuất phim và nhạc của Mỹ bây giờ bây giờ là tiêu chuẩn toàn cầu.

Không có nước nào, nền văn hóa mà không bị "lai căng" nào cả.  Nhạc Mỹ có một sức mạnh đặc sắc là nhờ sự pha trộn của các nét nhạc châu Phi, nhạc dân gian nước Anh, và nhạc cổ điển tây phương. Nền nhạc lai căng này là vi thuẩn đã làm nhiễm cả trái đất này.  Thực ra sự lai căng không phải là xấu.  Đồ ăn pha trộn lắm lần ăn rất ngon.  Các con lai lắm lần rất đẹp và xuất sắc.

Nhạc phổ thông kiểu kỷ nghệ Mỹ là một chiếc xe ủi đất chôn các nền nhạc truyền thống của các dân tộc toàn cầu.  Các nước nhỏ và các nước theo quan niệm văn hóa của Liên Xô, của Mao Trạch Đông đã cố gắng ngăn cản việc này, mà không thành công và không thể nào thành công.  Giai đoạn màn sắt họ được tạm cấm và cản trở văn hóa "đồi trụy, lai căng, mất gốc, phản động, dâm ô" của thực dân kiểu mới Mỹ.  Song rút cục, kỹ nghệ văn hóa phổ thông cũng là một trong những vũ khí đã xé màn sắt ấy.

Tuy nhiên, chủ nghĩa thanh giáo của các nước cộng sản chủ nghĩa cũng tai hại cho văn hóa.  Văn hóa bị "khai thác" quá nhiều để phục vụ các chính sách chính trị của nhà nước và không được tham gia đời sống xã hội một cách bình thường.  Nếu có nhà nước bảo vệ văn hóa, tại sao dân được có ý thức tự bảo vệ các nền văn hóa ấy?

10 tháng 3, 2016

Hai hàng cây so đũa (Two Rows of Hummingbird Trees) - Trọng Minh, lời Nguyễn Huy (1981)

Hai hàng cây so đũa
Two rows of hummingbird trees
Lặng đứng nhìn xe qua
Stand silently watching a bus pass
Lên thăm anh lần cuối
Coming to visit me a last time
Hàng cây cũng nhạt nhòa
Rows of trees without color
Lên thăm anh lần cuối
Come up to visit me a last time
Trong lòng em khóc thầm
In your heart, hidden tears
Lên thăm anh lần cuối
Come up to visit me a last time
Trong lòng em khóc thầm
In your heart, hidden tears

ĐK:
Đưa con đi tìm sống
Taking our child to go look for a life
Trùng dương thật mênh mông
The ocean's really wide
Bờ tự do vẫy gọi
Freedom's shore beckons
Hợp tan rồi có không
Our reunion ends then there's nothing
Hợp tan rồi có không
Our reunion ends then there's nothing
Đời anh rồi vắng không
My life is then emptiness
Đời em rồi vắng không, vắng không
Your life is then emptiness, emptiness

Ra đi bao hờn tủi
You leave, there's so much anguish
Em ngậm ngùi khóc thương
You cry with such sorrow
Thương anh đợi mòn mỏi
Pity me who must wait here wasting
Hờn căm ngút đoạn trường
Hatred overloaded with sorrow
Lên xe về, con hỏi?
Boarding the bus, my kid asks -
Mẹ ơi, đến bao giờ lên thăm ba lần nữa
Mom, will we visit dad another time?
Mắt em nhòa hơi mưa
Your eyes are bleary with rain


Thanh Lan ca "Hai hàng cây so đũa"

Ông Trọng Minh soạn ca khúc này kể:

Tôi nhớ lúc đó khoảng tháng 6 năm 1981, chúng tôi bị giam giữ tại Gia Rai, thị xã Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh, chỗ đó là Z30A, vào một buổi trưa, chúng tôi được anh Nguyên Huy mời một party nhỏ, bởi vì hôm trước đó, anh được chị cùng 2 đứa con lên thăm có mang cho anh một chút quà bánh. 
Trong câu chuyện anh có vẻ không vui, khi hỏi ra mới biết chị dẫn các cháu lên thăm anh lần cuối trước khi tìm đường vượt biên hy vọng đến được bến bờ tự do. Anh quá xúc động, nên đêm trước đó, anh làm bài thơ và đọc cho mọi người nghe, bài thơ cảm động và nói lên một phần nào tâm trạng của riêng tôi. Tôi yêu cầu anh chép cho tôi bài thơ đó, hy vọng là tôi có hứng thú để viết nên bài nhạc. Thật là may mắn tôi có đủ cảm xúc và hứng thú để hoàn thành bài nhạc trong 2 ngày sau đó. Lấy tựa đề là bài Hai Hàng Cây So Đũa vì 2 bên đường dẫn vào nhà thăm nuôi là 2 hàng cây so đũa. 
Nội dung bài nhạc đó, nói lên tâm trạng của người vợ đưa con lên thăm chồng trong tù, để từ giã trước khi lên đường vượt biên. Trong nỗi hoang mang không biết có đi trót lọt hay không, gặp nguy hiểm gì hay không, không biết có còn gặp lại nhau hay không, đó là những tình cảm hoài nghi, quyến luyến giữa 2 vợ chồng. Điều đó làm tôi xúc động nên viết bài Hai Hàng Cây So Đũa này. [nguồn: Vũ Hoàng, "Tù Ca Việt Nam," RFA Đài Á Châu Tự Do (29 tháng 4 2012)]

Trong bài hát này có hai xúc cảm chính - ngậm ngùi và hờn căm.  Bài thơ và ca khúc được viết trong cảnh rất éo le.  Người bị giam không được biết "đời mòn mỏi" sẽ kéo dài đến bao giờ?  Còn người vợ không được biết "đường vượt biên" sẽ ra sao.  Cũng có nhiều người bỏ mạng trên đường này, rồi khi được đến xứ khác thì đời còn nhiều thử thách khác.  Như vậy "hợp tan rồi có không."

Cây so đũa là một loại cây của vùng nông thôn miền Nam, và chắc cây so đũa của bài ca này phải hiểu theo nghĩa đen.  Tại bữa ăn gia đình việc so đũa là của các người con.  Nếu con của mình vượt biển sống ở nước ngoại thì không biết bao giờ có người so đũa cho mình.

5 tháng 3, 2016

Thơ rượu (Wine Poem) - Tản Đà / "Còn say" (Still Drunk) - Tú Mỡ (1935?)

Đời người như giấc chiêm bao,
Nghìn xưa đã mấy ai nào trăm năm.
Một đoàn lao lực, lao tâm,
Quí chi chữ "thọ"? mà lăm sống nhiều!
Có tiền chưa dễ mà tiêu;
Ham danh lắm kẻ như diều đứt dây.
Thương ai cho bận lòng đây,
Cho vơi hũ rượu cho đầy túi thơ!
Cảnh đời gió gió, mưa mưa,
Buồn trông ta phải say sưa đỡ buồn!
Rượu say, thơ lại khơi nguồn,
Nên thơ, rượu cũng thêm ngon giọng tình.
Rượu thơ, mình lại với mình,
Khi say quên cả cái hình phù du.
Trăm năm thơ túi, rượu vò.
Nghìn năm thi sĩ, tửu đồ là ai?

Life is like a dream
In days past, few have made it to one hundred.
A cycle of exertion, grief,
Why value "longevity"? so eager to live long!
If you have money, it's easily spent;
Those fond of fame, lots have lost their bearings
Love someone, you let yourself be ensnared,
Let a half emptied wine jar fill a pouch of poems!
Life's spectacle, the wind and rain,
Sadly watching we must get drunk to relieve the sadness!
Drunk on wine, poetry's given a font,
So inspired, wine tastes better than loving tones.
Wine, poetry, I with myself,
While drunk I forget about the transient.
A hundred year pouch of poems, a jarful of wine.
A thousand years a poet, who's the tippler?

Tiểu thuyết thứ bảy #47


Còn say (Still Drunk) - Tú Mỡ (1935)

Nhắn bác Tản Đà
Counseling uncle Tản Đà

Đã lâu, bác mới ra đời,
It's been awhile since you entered this life
Tưởng rằng gột óc theo thời duy tân.
Presuming that your mind was created for modern times.
Nào ngờ bác vẫn say lăn,
Who would have suspected that you are still falling down drunk
Lè nhè vẫn giọng thơ văn trái mùa.
Slurred words of verse out of season
Vẫn còn mộng mị, mơ hồ,
Still dreamy, vague
Người đời vui sống, bác ngờ chiêm bao.
People have always lived happily, you prefer to dream.
Người đời hoạt động sôn sao,
People have always been active in an uproar
Bác vờ triết ly thanh cao: bác lười!
You dissimulate a refined philosophy: you're lazy!
Ngồi dưng nổi bệnh chán đời.
Sitting idly ill, tired of living
Bác buồn trời gió, rồi trời lại mưa!
You fancy that it will rain - then rain it will!
Giải buồn chén tít say sưa,
Relieve your sadness with a intoxicating cup,
Chai con chái bố vẫn chưa hết buồn!
Small bottles, big jugs still don't relieve sadness!
Rượu vào, rông rổng thơ tuôn,
The wine goes in, abundant poetry floods forth,
Miệng ngâm sặc sụa hơi cồn, mùi men.
The reciting mouth reeks of alcohol, of ferment
Bác rằng: khách tục bon chen,
You say: guests are rude and competitive,
Lao tâm, lao lực, thấp hèn bác thương.
Worry, exertion, they're base, you pity them.
Đời rằng: bác dở, bác ương,
Life says: you're a bungler, you're obstinate
Giả danh ẩn dật là phường bỏ đi.
Calling yourself a recluse is just giving up.
Bác rằng: chữ thọ quí chi.
You tell us: longevity is of no value.
Lợi, danh, hão cả! Ham gì sống dai?
Profit, fame, it's all vanity!  Why desire endless life?
Đời rằng: thuận với lẽ trời,
Life says: go with heaven's reasoning,
Sống mà gánh vác việc đời mới hay.
Live and take up life's load, now that's good.
Còn như sống để mà ... say,
But if you live to be ... drunk,
Hỏi ai vất vưởng bấy nay làm gì?
Ask someone so careless now what to do?
Rung đùi, rượu nốc tì tì,
They just shift their legs, gulp down wine without end,
Người ta tỉnh, bác lì bì vẫn mê!
Others are wide awake, you're still stuporously drunk!

Phong Hóa 147 (3 mai 1935), tr. 11


Đắm mê hay tranh đấu?  Tú Mỡ là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn rồi sau đó theo Việt Minh và chủ nghĩa cộng sản.  Trước đây tôi đã so sánh thái độ văn chương của Tự Lực Văn Đoàn và cộng sản.  Hai phe rất giống nhau về nhiều mặt, nhất là cái thái độ phấn đấu để tiến bộ.

Khi còn trẻ Tản Đà cũng đã phấn đấu, cũng muốn tiến bộ.  Ông có nhiều kinh nghiệm đời, đã bị thất bại và mất mát khá nhiều.  Như vậy ông muốn trốn đời, muốn làm ẩn sĩ trong thơ và bầu rượu (Cho vơi hũ rượu cho đầy túi thơ!)".

Tú Mỡ muốn Tản Đà nghe lời khuyên của "đời."  Theo tôi thiển nghĩ, có cái gì nào đó rất lãng mạn và dũng cảm thuộc về một người mà không "thuận với lẽ trời."  Thực ra nhìn lâu dài về đời và thời gian thì tất cả đều như chiêm bao như Tản Đà viết - tại sao phải "lao," phải "tiêu," phải "bận" nhiều quá trong cuộc đời tạm bợ này?  Còn ông thi sĩ biết xếp chữ một cách rất đẹp và tài hoa cũng đáng quí.

4 tháng 3, 2016

Open Letter To The Socialist Republic of Vietnam (Bức thư ngỏ gửi cho nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) (1979)


Tháng 5 năm 1979, ca sĩ Joan Baez là Chủ Tịch của Humanitas / International Human Rights Organization đã ghi tên trên một bức thử ngỏ gửi đến chính phủ Việt Nam.  Ở cột bên phải có tên của nhiều nhà văn, nghệ sĩ, nhà trí thức, nhà chính trị thuộc phe tiếng bộ của xã hội Mỹ đã từng nhiệt liệt chống đối sự can tiếp của nước Việt thời chiến tranh.  Các vị này là từng là bạn hữu của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Trong thư ngỏ này các vị chống việc bắt giam hằng trăm nghìn người Việt Nam ở các trại cải tạo.


It was an abiding commitment to fundamental principles of human dignity, freedom and self-determination that motivated so many Americans to oppose the government of South Vietnam and our country’s participation in the war.  It is that same commitment that compels us to speak out against your brutal disregard of human rights.  As in the 60s, we raise our voices now so that your people may live.

[Bởi sự cam kết bất diệt hiến cho nguyên tắc căn bản về nhân phẩm, tự do và quyền tự quyết đã làm thúc đẩy biết bao người Mỹ chống đối chính phủ miền Nam Việt Nam và sự tham dự của nước chúng tôi trong cuộc chiến tranh.  Chính bởi sự cam kết như vậy bắt buộc chúng tôi phải nói to về hàng động tàn ác bất chấp nhân quyền của các bạn.  Như trong những năm 1960, chúng tôi lên tiếng bây giờ để đồng bào của các bạn được sống.]

Như vậy chính phủ nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải coi rất quan trọng và cần thiết việc bắt giam cải tạo các người của chính phủ cũ đến mức mà sẵn sàng mất lòng tin tưởng của bạn bè cũ.  Chính sách cải tạo này làm nước Việt mất uy tín của trong mắt của nhiều người từng ủng hộ Việt Nam và chắc làm ảnh hưởng xấu trong việc bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ.

Danh sách ở trên gồm rất nhiều người tên tuổi.  Ansel Adams là nhà nhiệp ảnh rất nổi tiếng.  Robert Bly, Allen Ginsberg, Lawrence Ferlinghetti và Gary Snyder đều là những nhà thơ xuất sắc nhất của nước Mỹ lúc bấy giờ.  Pat Brown cựu thống đốc California là bố của thống đốc Jerry Brown.  Bill Graham là bầu sô cho các chương trình thời hoàng kim nhạc rock.  Mike Nichols là đạo diễn, nhà sản xuất nổi tiếng.  Lina Wertmuller là nữ đạo diễn người Ý.  William Styron là tiểu thuyết gia nổi tiếng.  Peter Yarrow là thành viên của ban nhạc folk Peter, Paul and Mary.  Charles M. Schulz là họa sĩ truyện tranh được người Mỹ được rất yêu mến.  Nổi bật nhất là Cesar Chavez là một con người huyền thoại trong lịch sử bởi vì việc tổ chức công nhân nông trại ở Mỹ để bảo vệ nhân phẩm của các người Mỹ gốc Mê làm việc cực khổ ở miền đồng quê.

Joan Baez cũng là một người có vai trò lớn trong đời sống văn hóa Mỹ.  Nữ nghệ sĩ này là một người then chốt trong phong trào phục hồi nhạc dân gian Mỹ (gọi là nhạc folk) từng là bạn gái và người hưởng dẫn Bob Dylan.  Khi học lớp 7 tôi nhớ mãi khi mà thầy giáo Kenney giới thiệu giọng hát và các bài ca ballad Joan Baez hát cho học trò nghe.  Joan Baez có giọng ngọt ngào và truyện cảm hát lại các bài dân ca miền núi Mỹ gốc Ai Lan và Scotland.  Tôi đã đắm nghe bài hát "House Carpenter" (Thợ mộc xây nhà).


Joan Baez nhiệt tình chống chiến tranh ở Việt Nam và từng đến Hà Nội hát cuối năm 1972.  Bà có mặt trong 12 ngày tháng 12 lúc nước Mỹ nem bom ở Hà Nội.  Như báo Tuổi Trẻ viết sau đây, Joan Baez "đứng về phía Hà Nội bằng tiếng hát."  Bảy năm sau Joan Baez là người đứng đầu lên án việc bắt giam các lính và công chức của chế độ cũ miền Nam của Hà Nội.