Giai điệu tự hào 2 có đoạn biểu diễn ca khúc "Đất nước tròn niềm vui" rồi các MC đặt câu hỏi cho các thành phần "lão thành" và "trẻ tuổi." Đây là một cách để hai thế hệ được trao đổi với nhau, và để hai thế hệ chung trao đổi với quá khứ và với lịch sử.
Tại sao trong chương trình này hai thế hệ ở hai vị trí đối lớp nhau?
Là như hai bên nghi ngờ nhìn nhau.
Nhưng sự thật không phải vậy.
Người MC hỏi "Sau gần 40 năm đất nước thống nhất rồi chúng ta vẫn đang ở đâu?" Một phần của lời trả lời của giáo sư "lãng thành" Văn Như Cương là như sau:
Cái tâm trạng lúc đó của chúng tôi là biết là mình cố chiến đấu để giải phóng đất nước, thống nhất đất nước, nhưng không biết đến bao giờ. Đó lài cái cảm giác thật sự. Cho nên khi cái chiến thắng đến cái chiến dịch Hồ Chí Minh, đến như thế là vượt qua sự sung sướng đến tốt độ.Ông này nói rất hợp lý. Nhưng có một thời gian mà những quan sát như thế sẽ không được phép phát biểu. Ngày thống nhất ắt phải đến. Mỗi người đều làm bằng thép chứ? Cách suy nghĩ khác này là như phản đối đường lối chính nghĩa của nước, là thiếu chí khí. Điều tất nhiên là nhiều người đã cứ băn khoăn về kết quả của cuộc chiến. Như ông này nói đây là "cảm giác thật sự." Một xã hội lớn lên được nói đến cảm giác thật sự, và người "trẻ tuổi" nghe sự thật đó là một liếu thuốc tốt.
Rồi có một đoạn của kiến trúc sư "trẻ tuổi" Nguyễn Hoàng Phương phát biểu:
Tôi có một câu hỏi nó hơi tế nhị một chút, cho tất cả chúng ta. Thực sự thì hơn bốn mươi năm chúng ta đã rất quen với mỗi một lần kỷ niệm chiến tháng 30 tháng 4 nghe bài này tất cả đều rất là nao nức. Tôi đã có một được lần ngồi cùng một người không với chiến tuyến của những người chiến sĩ ở miền Bắc. Và có một nỗi đau nó thầm lặng nhưng nó cứ đi cứ lại mỗi một lần khi họ được nghe cái bài này vào cái dịp đó. Tôi tự hỏi là chúng ta đang hòa nhập tất cả những người Việt Nam trên cả thế giới, thế nhưng nếu chúng ta cứ nhắc đi nhắc lại câu chuyện này mãi như thế liệu chúng ta có thể xóa được đi một ranh giới mà chúng ta vẫn tự tạo ra hằng năm hay không? Có lẽ câu hỏi của tôi tôi không nghĩ rằng sẽ dễ trả lời tuy nhiên // sẽ là tôi cảm thấy có lỗi khi mình không nói ra điều này.
Đặt được những "câu hỏi hơi tế nhị một chút" cũng biểu lộ sự trưởng thành. Tôi được biết đến những lời phát biểu này qua trang Facebook của Mui Tran. Ông bình luận (tôi trích):
Nhưng tiếc là phần phát biểu của một bạn trẻ khi đặt vấn đề : Những bài hát như thế nhắc lại niềm vui của quá khứ như vậy có "chạm" hay "khơi" lại vào nỗi đau của những người phía "bên kia" hay không? Trong khi chúng ta kêu gọi sự hòa hợp...Có bạn phát biểu tranh luận với quan điểm này khi phân tích chưa sâu và chưa thuyết phục...Hình như "bạn phát biểu tranh luận" là người nói tiếp trên chương trình. Người đó mặc áo xanh cây cỏ giơ tay lên như muốn nói "tôi có thác mác."
Đây là thạc sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh phát biểu như sau ̣(tôi trích):
Tôi cảm nhận được là câu chuyện đầu tiên mà khi chúng ta thống nhất chúng ta sẽ bỏ qua những nỗi đau đó nỗi đau bên kia, nhưng mà khi chúng ta thống nhất có nghĩa là gì? Tiếng bom rơi là chấm dứt, và như vậy thì chúng ta hay là không có gì là mất mát nhiều hơn bằng cái mất mát của con người. Thế mà có chấm dứt chuyện đó chúng ta có thể tạo ra tiền đề chúng ta có thể làm những chuyện khác nhau. Nhưng rất là tiếc mà thời này là tiếng bom không còn, nhưng tai nạn xe vẫn còn ngày nào phải đi cắt cục, hoặc nắn xương, bẻ xương thành ra vẫn phải tiếp tục cái nỗi đâu của những người bị tai nạn giao thông như vậy.
Bác sĩ này không tranh luận với lời nói của Nguyễn Hoàng Phương và nói đến một đề tài khác. Ý của bác sĩ này cũng hay - trong thời gian nào, đời sống con người có giá trị. "Cái mất mát của con người" trong trường hợp nào, bối cảnh nào đều đáng tiếc. Chết vẻ vang hay chết bình thường thì vẫn chết, và những người còn lại vẫn bị đau xót.
Còn kiến trúc sư Nguyễn Hoàng Phương muốn tỏ ra cái ý kiến là việc làm "tròn" một niềm vui bằng chính trị hay bằng vũ khí không thể nào đơn giản. Cùng thời với những người được hưởng niềm vui ấy, vẫn còn những người thấy một "nỗi đâu thầm lặng." Những người vui chiến thắng nên đối xứ với kẻ thua như thế nào? Một cách khoe khoang hay một cách bao dung?
Văn Như Cương, Nguyễn Hoàng Phương và Tăng Hà Nam Anh đều được phát biểu những ý kiến rất hay và không chính thống trên một chương trình mà rất dễ có thể bị chính thống hóa. Điều này rất đáng mừng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét