15 tháng 3, 2014

Quảng Lạc (1927)

Nay mai sẽ diễn
Nỗi lòng ai tỏ???
Kịch theo lối mới

------------

Tối thứ tư 25 Mai 1927
Thu nửa tiền

Ngũ-hổ-bỉnh-tây
Lập gian kế
Bàng-hồng sàm tấu
Địch Nguyên-soái
Phụng chỉ Bỉnh-tây

Từ nay trở đi, cứ đến buổi hát "Tối Thứ Tư" thì diễn liên hồi chuyện Ngũ-hổ-bình-tây, mà hôm nay mới là lần thứ nhất.

Hồi này cứ trong chuyện thì lỗ mãng nhất là Tiền-đình-Quí, mà đem ra diễn tuồng, thì vui trò nhất lại chính là Tiền-đình-Quí.

Sẽ cắt một vai kép khôi hài đóng vai tuồng chính ấy

Thứ năm Ascension 20 Mai 1927
Thu cả tiền
Tuồng cải lương

Nữ trung nghĩa hiệp
Soạn giả Nguyễn-văn-Tệ

Nhiều bài đàn hay!
Nhiều lối ca lạ!
Lại thêm kép mời!
Tập rất công phu!
Các vai tuồng cắt như sau nay;

Đào Tám Long đóng vai Lâm-phi-Nghĩa
Đào Chút -- Dương-ông
Đào Chiếu - Kinh-nương (đào)
Đào Liên - Lâm Minh-nguyệt
Dõng - Thị-tỳ
Thoa -
Kép Tín - Lâm-bộc
Kép Túc - Trung-tín
Kép Tư-Hợi - Dương-hữu-Chí

nguồn: Hà Thành ngọ báo 25 mai 1927, 2.

Năm 1927 thì rạp Quảng Lạc chủ yếu là rạp hát cho biểu diễn hát tuồng, nhưng thỉnh thoảng có kịch cải lương và kịch nói.  "Nỗi lòng ai tỏ" là một trong những vở kịch nói Việt Nam đầu tiên.  Đây là một "Bi kịch chia làm 3 hồi 5 cảnh" của Nguyễn Ngọc Sơn soạn, 67 trang của Nguyễn Hữu Hợi xuất bản năm 1923.

"Nữ trung nghĩa hiệp" là một vở cải lương của Nguyễn Văn Tệ.  Tôi có viết về ông ấy trong bài "Bài Tây, bài ta: Khúc dạo đầu và chuyển thể của ca khúc phổ thông Tây phương ở Việt Nam trước 1940."  Nguyễn Văn Tệ là một người miền Nam lên Hà Nội học về khoa công trình công cộng.  Năm 1925 ông cũng soạn và giới thiệu vở kịch cải lương "Châu Trần tiết nghĩa" rất có thể là vở cải lương đầu tiên được soạn và biểu diễn ở Hà Nội.  Nguyễn Văn Tệ cũng soạn vở cải lương cho Truyện Kiều.

Những năm 1920 là ngưỡng cửa một thời thay đổi sân khấu Hà Nội.  Hát tuồng thì có thường xuyên, mỗi đêm một vở khác nhau.  Có vẻ như các đào kép phải thuộc rất nhiều mục.  Và cuộc sống cũng khó khăn như Kép Tư Bền, nhân vật của Nguyễn Công Hoan.  Trong giao đoạn này mới bắt đầu có kịch nói trên sân khấu.  Song cải lương là món mới ưa thích nhất.  Cải lương còn hiếm tương đối vì chưa có nhiều gánh từ miền Nam ra Hà Nội.  Chỉ có Nguyễn Văn Tệ tổ chức, soạn và dàn dựng các vở này, mặc dù ông ấy chắc chỉ là một "tài tử."  Mặc dù Nguyễn Văn Tệ là người Nam bộ, các diễn chắc chắn là dân miền Bắc, và chắc hát giọng Bắc nữa.  Người đến coi một món nghệ thuật vì có "nhiều bài đàn hay" và "nhiều lối ca lạ."  Chắc một yếu tố là cải lương không khó hiểu như tuồng với nhiều chữ Hán.  Sau thời gian thì Nguyễn Văn Tệ ở đâu và làm gì?

Không có nhận xét nào: