Phát huy thành tích "đơn vị văn nghệ quần chúng khá nhất," trong các đợt chiến đấu và huấn luyện vừa qua, tiểu đoàn 11 pháo bình (Quận khu 4) đã vận dụng nhiều hình thức văn nghệ, câu lạc bộ tại thao trường, trận địa rất phong phú.
ảnh trên: Chuẩn bị tiết mục tham gia hội diễn toàn đoàn.
Realizing the achievement "most deserving mass artistic unit" during the round of struggle and training that just happened, the 11th anti-artillery battalion (4th Military Zone) have applied many artistic forms, clubs on the training ground and battlefield in great abundance.
picture above: Preparing a piece to participate in the festival of all units
ảnh: Nguyễn Tấn Sum
nguồn: Quân đội nhân dân 23 tháng 12 1965, 4.
Tôi suy luận ra rằng đây là một nhóm văn nghệ "tài tử" chứ phải là chuyên nghiệp. Dàn nhạc này gồm có mấy đàn, sáo, trống truyền thống. Cũng có một hợp ca ở đằng sau. Còn nữa có một người chỉ huy đang vẫy tay ở đằng trước.
30 năm trước Việt Nam chưa có một ban nhạc kiểu này. Chắc phải đợi đến sinh hoạt của Lưu Hữu Phước và các bạn của ông ở Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký rồi với Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương thì mới có những ban nhạc tương tự một chút.
Nhạc tài tử có chất thân mật, không nghi thức. Đơn vị văn nghệ ở trên được tổ chức rất cẩn thận. Thành viên của đơn vị được xết hàng với ghế đặt ở ngoài trời, các thành viên có đồng phục, và nhóm này cũng có lãnh đạo. Là quân đội thì kỷ luật đã đành với cái hình ảnh một tay cầm đàn, một tay cầm súng vừa anh hùng, vừa lãng mạn. Một điều nữa là ban nhạc này cũng thể hiện cái khái niệm của các nhạc triết học xã hội chủ nghĩa như ông Mao, ông Trường Chinh chủ trương là dân tộc (nhạc cụ truyền thống), đại chúng (dân thường chứ phải người chuyên nghề tham gia), và khoa học (ban nhạc này được tập theo những phương pháp chuyên môn).
Tôi cố tưởng tượng đến âm thanh của đơn vị và đoán rằng họ biểu diễn những ca khúc và bài dân ca nhịp nhàng có chất cổ vũ. Chắc nội dung của một số tác phẩm đề cập đến việc chính của các người biểu diễn là pháo bình. Cái việc dàn dựng thì khó biết hơn. Không biết có phối khí để làm hòa âm, hay mỗi người chơi theo một giai điệu. Một điều khó biết nữa là trình độ âm nhạc của các chiến sĩ này là như thế nào? Vậy có lẽ cái hình ảnh phải quan trọng hơn cái thực tế, nhất là với người đọc báo.
Nhưng các đơn vị văn nghệ như thế có một vai trò cụ thể rất quan trọng. Việc chủ yếu của người lính là đợi. Tập và đợi, còn đánh thì ít tương đối. Lúc đợi thì phải có những sinh hoạt lành mạnh có chất xây dựng để tinh thần chiến đấu được nuôi dưỡng. Như thế thì cho tập "văn nghệ quần chúng" rất tốt và hữu ích.
ABF Chicago-area Legal History Workshop
1 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét