26 tháng 3, 2014

Vần thơ tình viết về một người đàn bà không có tên (A Love Rhyme Written For A Nameless Woman) - Lưu Quang Vũ

Khi em ngẩng đầu lên, anh biết đêm đã xuống,
    When you held your head up, I knew that night would fall
      Gió thổi qua biển lớn và mưa rơi trên
        Winds blow past great seas and rain falls
      những vòm lá rậm.
        upon the thick leafy vault

Khi em mỉm cười, anh biết những bông hoa nở
    When you smiled, I knew the bloom of blossoms,
      cánh trong im lặng, lũ trẻ nhảy đùa
        petals in silence, a pack of youngsters jumping around
      trên phố sớm.
        on the early morning street

Khi em để tay lên chốt cửa, giọt ánh sáng
    When you place your hand upon the door's bolt, a spot of sunlight
      chập chờn trong trí nhớ, anh thấy lại
        would flicker in my memory, again I saw
      chiếc găng cũ quên nơi tủ áo
        An old glove forgotten in your wardrobe
      Chuyến tàu dài đi ngang thị trấn cũ,
        A lengthy train voyage across the old city
      ở đó thằng bé trong anh chờ mong
        where the little one in me awaits
      mùa hạ đến.
        summer's arrival
Khi em tìm nắm ngón tay anh, đầy thất vọng
    When you clasped my fingers, full of disappointment
      nẩy sinh dòng nhựa mới
        up rose a new stream of sap
Khi em nhắm mắt lại, anh biết những con ngựa
    When you closed your eyes, I knew wild horses
      hoang đang đi trên đồng cỏ.
        trotting upon grassy fields
Khi em tựa xuống vai anh, lúa gặt về nóng rực,
    When you rested on my shoulders, harvest rice carried home in glimmering warmth
      con gái con trai hát lưng đồi nắng,
        lads and lasses sang on the sunny hillside
      mật độ tràn trên suối đất thơm.
        a density overflowing upon the streams of the rich land
Khi em quay mặt đi, tóc lòa xòa gáy lạnh,
    When you turned your head away, hair dangling thin and cold
      Anh biết đâu kia còn những giọt nước mắt
        I know someplace that still has teardrops
      Nỗi đau buồn xói lở những dòng sông.
        troubled sadness washes rivers away.
Khi em ra đi, anh biết có con đường đang dẫn
    When you left I knew there would be a road
      về phía trước.
        leading ahead.
Khi em soi vào tấm gương, anh biết
    When you looked into the mirror, I knew
      cuộc đời ta là một dấu hỏi dài.
        our lives have been a long question mark...


Một cuộc đời khá bình thường, nhưng khi nhìn vào thì có nhiều thứ đặc biệt và đầy xúc cảm. Có vẻ như người anh kể ra bài thơ này cảm thấy bé nhỏ trước hình dáng người đàn bà này. Mỗi cử chỉ của người em này gây ra một lượt hậu quả. Có các thứ đầy sức sống - "hoa nở," "lúa trẻ nhảy đùa," "con ngựa hoang," "nhựa mới," "lúa gặt về," "suối đất thơm." Có những cái nội tâm lầm lì, hoài cảm - "trong trí nhớ" với "găng cũ" trong "tủ áo," chuyến tàu qua "thị trấn cũ." Có những thứ sầu nữa - "tóc lòa xòa gáy lạnh," "nước mắt," "nỗi đau buồn."

Có hai đoạn mà hai người này chạm nhau. Cả hai đều gây kết quả tốt cho người kể bài thơ. "Khi em tìm nắm ngón tay anh" thì có "nhựa sống" nảy lên từ một nỗi "thất vọng."  "Khi em tựa xuống vai anh" được so với mùa gạt, một thời gian vui nhộn và đầy sản xuất.

Em không có tên. Một đàn bà bí hiểm? Hay một đàn bà quen, nhưng chưa thực sự quen biết. Không thể nào thực sự quen biết? Người suy nghĩ ra các ý ở trên đã có một mối quan hệ mật thiết với người đàn bà này.  

Người viết thơ này được quan sát sâu xa và biết các chi tiết của người đàn bà này. Rút cuộc thì "cuộc đời ta là một dấu hỏi dài." Dài ở đây có ý nghĩa là lâu, hay có ý nghĩa khó tìm hiểu đến. Người anh này là một người tỏ ra nhiều nhận xét tinh vi và sâu sắc. Vậy phải anh ấy có đầy đủ thông tin chứ? Tôi nghĩ rằng bài thơ nói đến cái khoảng cách giữa mỗi người, và kết luận rằng trong một cuộc tình có những khoảng cách rộng khó nối lại.

23 tháng 3, 2014

Chương trình Ngày Giỗ Tổ tại thủ đô Hà Nội (1946)

Chiều

--4 giờ khai lễ.
--Kéo cờ.
--Tiếng quân ca.
4 g. 5 làm lễ - Chiềng trống.
Đại biểu Chính phủ đốt hương tràm (Mọi người hướng về ban thờ).
--Âm nhạc Hùng vương.
--Một phút mặc niệm các chiến sĩ trận vọng.
--Âm nhạc Hồn tử sĩ.

nguồn: Cứu Quốc 10 tháng 4 1946, 2


Mục trên chứng minh sự triển khai của cái mà hiện nay được gọi là "tin ngưỡng Hùng Vương." Chữ "tin ngưỡng" có nghĩa là các vua Hùng thuộc vào một "lòng tin theo một tôn giáo nào đó" (Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học Vietlex, 2007).  Theo các nhà sử, các truyện cổ tịch về vua Hùng được bịa đạt từ cuối thế kỷ 15 (thí dụ xem các bài của giáo sư Liam Kelley "Narrating an Unequal Relationship: How Premodern Viet Literati Explained their Kingdom's Relationship with 'the North'" (2011), 'The Biography of the Hong Bang Clan as a Medieval Vietnamese Invented Tradition', Journal of Vietnamese Studies (2012), và "Tai Words and the Place of the Tai in the Vietnamese Past" Journal of the Siam Study (2013).  Lễ Giỗ Tổ Hùng cũng là một truyền thống phát minh.  Nhà sử Tạ Chí Đại Trường cũng kể rằng truyền thống này bằt đầu từ năm 1917, chắc với người Pháp làm "bà đỡ" ("Hùng Vương và UNESCO: Trường hợp bán kèm một danh vị lịch sử" 2014)

"Chương trình Ngày Giỗ Tổ" năm 1946 là lần đầu tiên một quốc gia Việt Nam được tổ chức một lễ kỷ niệm các nhân vật vua Hùng xưa.  Truyền thống Nho giáo đòi hỏi cung đình phải làm lễ, phải có nhạc lễ do ban Đại Nhạc trình bày.  Vậy "Tiến quân ca" được cử lúc kéo cờ để mở đầu lễ này, chắc do dàn nhạc kèn của Ban Nhạc Vệ Quốc Đoàn thể hiện.

Rồi lúc "làm lễ" có đoạn "chiềng trống."  Tôi nghĩ rằng nhạc này được phóng theo nhạc "dân tộc" Đây có phải là chiềng của người Mường? - làm sao có nhạc cụ Tây Nguyên lên miền Bắc.  Nhưng chắc chắn nhạc chiềng trống này gợi ý của thời xưa, thời tổ tiên.

Lễ này tiếp tục lúc "Đại biểu Chính phủ đốt hương tràm" với nhu cầu "Mọi người hướng về ban thờ."  Rồi kế tiếp chương trình là "âm nhạc Hùng Vương."  Lúc bấy giờ chỉ có một tác phẩm âm nhạc được phổ biên với đầu đề "Hùng Vương" là một bài ca cùng tên của Thẩm Oánh sáng tác lúc ông và các bạn đi xe đạp trẩy hội Đền Hùng từ những năm 1930, 1940 gì đó.  Nội dung bài ca này rất hợp với thông điệp của lễ này: "Bốn nghìn năm văn hiến / Nước Nam khang cường là nhờ công đức Hùng Vương."

Để trở về đến hiện tại, chương trình này có "Một phút mặc niệm các chiến sĩ trận vọng."  Cùng thời mà chính phủ Việt Nam đang điều đình với chính phủ Pháp ở Bắc có lính Việt Nam chết trong kháng chiến ở miền Nam.  Vậy đoạn nhạc lễ này kết thức với bài ca "Hồn tử sĩ" của Lưu Hữu Phước và Hồng Lực.

Chắc là mục dài nhất của chương trình này là đoạn "diễn văn."  Có đại biểu phải có phát biểu.  Chương trình này kết thức "âm nhạc cử những bài ca hùng."

21 tháng 3, 2014

thêm tấm ảnh từ Hugh Manes Collection



























































Bắt giặc Mỹ phải đền tội



Nam Ngạn Hàm Rồng chiến thắng giặc Mỹ xâm lược























nguồn: Hugh Manes Collection, Vietnam Center and Archive.

20 tháng 3, 2014

Lt. Colonel Vu Duc Nghiem

Hội gia đình tù nhân chính trị Việt Nam
Families of Vietnamese Political Prisoners Association

Prisoner's Name and address:

Vũ Đức Nghiêm
DOB (ngày sinh) 6/30/30
HT 1879D 12B
Xuân Phước, Phú Khánh
Việt Nam

Former rank/position [Cấp bậc cũ]
Lt. Colonel [Trung tá]

Currently detained in prison?: Yes [Hiện nay còn bị giam? Có]


nguồn: General Office Files - FVPPA Printed Materials - Chart of Vietnamese Political Prisoners - September 1, 1984.  Vietnam Center and Archive, Texas Tech University.

Vũ Đức Nghiêm, là nhạc sĩ sáng tác ca khúc "Gọi người yêu dấu," bị cải tạo đến tháng 9 1988.  Có một nhóm tổ chức là Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam lo đến thân phận của ông từ năm 1984, năm năm trước khi ông được khỏi nhà tù chính trị.  Gia đình của ông làm giấy tờ bảo lãnh từ khi ông còn bị giam.

Con trai của ông Nghiêm là Daniel Vũ viết lá thư ngày 16 tháng 7 1988 cho Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam

Bà Khúc thân mến,

Cám ơn bà trả lời bức thư tôi nhanh.  Tôi vừa nhận định bức thư mẹ tôi.  Mẹ tôi cho tôi biết rằng là bố tôi là tù nhân duy nhất còn lại ở trại.  Ông rất nản lòng và thất vọng vì vụ này.  Tất cả các sĩ quan khác từ các trại ở cả miền Nam và miền Bắc được tập trung ở Z 30D để được thả tự do lúc tháng 7 hay tháng 8 năm 1988.  Bố tôi lo rằng hồ sơ của ông bị thất lạc, hay ông bị người quản lý trại ghen tị hay áp buộc.

Tên bố tôi là Vũ Đức Nghiêm.  Ông sinh 30 tháng 6 1930 ở xóm Hoành Nhã, tỉnh Nam Định Việt Nam.  Số quân của ông là 50/300457.  Tháng 8 1958 ông làm nghề phiên dịch cho khóa ACO [?] tại Fort Benning, Georgia đến tháng 6 1959.  Hồi đó ông có cấp Trung Úy.  Năm 1972 ông được thăng cấp Trung Tá và đã dạy học tại Trường Chỉ Huy Tham Mưu Long Bình.  Hiện nay ông bị giam ở H.T. 1870B, Đội 3B, Xuân Phước, tỉnh Phú Khánh, Việt Nam.


Con gái của Vũ Đức Nghiêm viết lá thư này hôm 3 tháng 8 1988:

Kính thưa bà Khúc Minh Tơ,

Cháu là Vũ Thị Giao Duyên - Suzane Vũ-Kwong, cháu có gởi cho bà một thư về tình trạnh của bố cháu và xin bà giúp gia đình cháu.  Bố cháu là Vũ Đức Nghiêm, sinh ngày 30 tháng 6 năm tại Nam Định.  Bố cháu là Trung Tá dạy tại trường Chỉ Huy Tham Mưu Long Bình, số quân 50/300457.  Bố cháu đi học tập từ ngày 15 tháng 6 1975 và vẫn còn bị giam giữ tại trại học tập, với địa chỉ HT:1870B-3B, Xuân Phước, Phú Khánh.

Cháu có nhận được thư của mẹ cháu và mẹ cháu cho biết bố cháu là người sĩ quan duy nhất còn bị giam giữ tại trại với lý do là thất lạc hồ sơ.  Mẹ cháu có làm đơn lên bộ nội vụ xin xét tha nhưng vẫn chưa được giải quyết.  Mẹ cháu mới tin đích xác là 25 tháng 8 này, nhà nước sẽ tha hết 159 người sĩ quan học tập còn lại và sẽ được qua Mỹ một ngày gần đây.  Cháu không biết bố cháu có tên trong danh sách đó không.

Cháu xin bài can thiệp trong vụ này cho bố cháu được thả về.  Xin bà cho cháu biết bà cần những giấy tờ gì, cháu sẽ gởi qua cho bà.  Cháu biết bà rất là bận rộn, nhưng đây là dịy tiện duy nhất bố cháu có thể được thả về.  Bố cháu cũng ở trong văn nghệ và là nhạc sĩ khi còn ở Việt Nam.  Mẹ cháu và các em còn ở Việt Nam, cháu và một người anh đã đến Mỹ.  Mẹ cháu đã mòn mỏi trông đợi trong suốt 13 năm qua, hy vọng từng ngày bố cháu sẽ được thả về.  Sự quan tâm và giúp đỡ của bà có thể giúp bố cháu về đoản tụ với gia đình cháu.

nguồn: Orderly Departure Program (ODP) Application File for Vu Duc Nghiem, 16 July 1988 [Inclusive Dates: 5/14/1906 - 11/6/1989], Families of Vietnamese Political Prisoners Association (FVPPA) Collection, Vietnam Center and Archive.


Vũ Đức Nghiêm được thả về  một tháng sau - chắc ông là một trong những người bị cải tạo lâu dài nhất. Ông từng bị giam 13 năm, 2 tháng và 6 ngày tại các trại ở Tân Hiệp, Biên Hoà, Hoàng Liên Sơn, Yên Bái, Lào Cay, Nghệ Tĩnh, Hàm Tân và Phú Khánh.   Tháng 11 năm 1990 ông cùng gia đình được bảo lãnh sang Mỹ.  Bài ca "Gọi người yêu dấu" của ông được phép phổ biến nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa từ 18 tháng 7 năm 1992.

19 tháng 3, 2014

Phát huy thành tích "đơn vị văn nghệ quần chúng khá nhất," - ảnh: Nguyễn Tấn Sum

Phát huy thành tích "đơn vị văn nghệ quần chúng khá nhất," trong các đợt chiến đấu và huấn luyện vừa qua, tiểu đoàn 11 pháo bình (Quận khu 4) đã vận dụng nhiều hình thức văn nghệ, câu lạc bộ tại thao trường, trận địa rất phong phú.

ảnh trên: Chuẩn bị tiết mục tham gia hội diễn toàn đoàn.

Realizing the achievement "most deserving mass artistic unit" during the round of struggle and training that just happened, the 11th anti-artillery battalion (4th Military Zone) have applied many artistic forms, clubs on the training ground and battlefield in great abundance.

picture above: Preparing a piece to participate in the festival of all units

ảnh: Nguyễn Tấn Sum

nguồn: Quân đội nhân dân 23 tháng 12 1965, 4.


Tôi suy luận ra rằng đây là một nhóm văn nghệ "tài tử" chứ phải là chuyên nghiệp.  Dàn nhạc này gồm có mấy đàn, sáo, trống truyền thống. Cũng có một hợp ca ở đằng sau.  Còn nữa có một người chỉ huy đang vẫy tay ở đằng trước.

30 năm trước Việt Nam chưa có một ban nhạc kiểu này.  Chắc phải đợi đến sinh hoạt của Lưu Hữu Phước và các bạn của ông ở Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký rồi với Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương thì mới có những ban nhạc tương tự một chút.

Nhạc tài tử có chất thân mật, không nghi thức.  Đơn vị văn nghệ ở trên được tổ chức rất cẩn thận.  Thành viên của đơn vị được xết hàng với ghế đặt ở ngoài trời, các thành viên có đồng phục, và nhóm này cũng có lãnh đạo.  Là quân đội thì kỷ luật đã đành với cái hình ảnh một tay cầm đàn, một tay cầm súng vừa anh hùng, vừa lãng mạn.  Một điều nữa là ban nhạc này cũng thể hiện cái khái niệm của các nhạc triết học xã hội chủ nghĩa như ông Mao, ông Trường Chinh chủ trương là dân tộc (nhạc cụ truyền thống), đại chúng (dân thường chứ phải người chuyên nghề tham gia), và khoa học (ban nhạc này được tập theo những phương pháp chuyên môn).

Tôi cố tưởng tượng đến âm thanh của đơn vị và đoán rằng họ biểu diễn những ca khúc và bài dân ca nhịp nhàng có chất cổ vũ.  Chắc nội dung của một số tác phẩm đề cập đến việc chính của các người biểu diễn là pháo bình.  Cái việc dàn dựng thì khó biết hơn.  Không biết có phối khí để làm hòa âm, hay mỗi người chơi theo một giai điệu.  Một điều khó biết nữa là trình độ âm nhạc của các chiến sĩ này là như thế nào?  Vậy có lẽ cái hình ảnh phải quan trọng hơn cái thực tế, nhất là với người đọc báo.

Nhưng các đơn vị văn nghệ như thế có một vai trò cụ thể rất quan trọng.  Việc chủ yếu của người lính là đợi.  Tập và đợi, còn đánh thì ít tương đối.  Lúc đợi thì phải có những sinh hoạt lành mạnh có chất xây dựng để tinh thần chiến đấu được nuôi dưỡng.  Như thế thì cho tập "văn nghệ quần chúng" rất tốt và hữu ích.

15 tháng 3, 2014

Quảng Lạc (1927)

Nay mai sẽ diễn
Nỗi lòng ai tỏ???
Kịch theo lối mới

------------

Tối thứ tư 25 Mai 1927
Thu nửa tiền

Ngũ-hổ-bỉnh-tây
Lập gian kế
Bàng-hồng sàm tấu
Địch Nguyên-soái
Phụng chỉ Bỉnh-tây

Từ nay trở đi, cứ đến buổi hát "Tối Thứ Tư" thì diễn liên hồi chuyện Ngũ-hổ-bình-tây, mà hôm nay mới là lần thứ nhất.

Hồi này cứ trong chuyện thì lỗ mãng nhất là Tiền-đình-Quí, mà đem ra diễn tuồng, thì vui trò nhất lại chính là Tiền-đình-Quí.

Sẽ cắt một vai kép khôi hài đóng vai tuồng chính ấy

Thứ năm Ascension 20 Mai 1927
Thu cả tiền
Tuồng cải lương

Nữ trung nghĩa hiệp
Soạn giả Nguyễn-văn-Tệ

Nhiều bài đàn hay!
Nhiều lối ca lạ!
Lại thêm kép mời!
Tập rất công phu!
Các vai tuồng cắt như sau nay;

Đào Tám Long đóng vai Lâm-phi-Nghĩa
Đào Chút -- Dương-ông
Đào Chiếu - Kinh-nương (đào)
Đào Liên - Lâm Minh-nguyệt
Dõng - Thị-tỳ
Thoa -
Kép Tín - Lâm-bộc
Kép Túc - Trung-tín
Kép Tư-Hợi - Dương-hữu-Chí

nguồn: Hà Thành ngọ báo 25 mai 1927, 2.

Năm 1927 thì rạp Quảng Lạc chủ yếu là rạp hát cho biểu diễn hát tuồng, nhưng thỉnh thoảng có kịch cải lương và kịch nói.  "Nỗi lòng ai tỏ" là một trong những vở kịch nói Việt Nam đầu tiên.  Đây là một "Bi kịch chia làm 3 hồi 5 cảnh" của Nguyễn Ngọc Sơn soạn, 67 trang của Nguyễn Hữu Hợi xuất bản năm 1923.

"Nữ trung nghĩa hiệp" là một vở cải lương của Nguyễn Văn Tệ.  Tôi có viết về ông ấy trong bài "Bài Tây, bài ta: Khúc dạo đầu và chuyển thể của ca khúc phổ thông Tây phương ở Việt Nam trước 1940."  Nguyễn Văn Tệ là một người miền Nam lên Hà Nội học về khoa công trình công cộng.  Năm 1925 ông cũng soạn và giới thiệu vở kịch cải lương "Châu Trần tiết nghĩa" rất có thể là vở cải lương đầu tiên được soạn và biểu diễn ở Hà Nội.  Nguyễn Văn Tệ cũng soạn vở cải lương cho Truyện Kiều.

Những năm 1920 là ngưỡng cửa một thời thay đổi sân khấu Hà Nội.  Hát tuồng thì có thường xuyên, mỗi đêm một vở khác nhau.  Có vẻ như các đào kép phải thuộc rất nhiều mục.  Và cuộc sống cũng khó khăn như Kép Tư Bền, nhân vật của Nguyễn Công Hoan.  Trong giao đoạn này mới bắt đầu có kịch nói trên sân khấu.  Song cải lương là món mới ưa thích nhất.  Cải lương còn hiếm tương đối vì chưa có nhiều gánh từ miền Nam ra Hà Nội.  Chỉ có Nguyễn Văn Tệ tổ chức, soạn và dàn dựng các vở này, mặc dù ông ấy chắc chỉ là một "tài tử."  Mặc dù Nguyễn Văn Tệ là người Nam bộ, các diễn chắc chắn là dân miền Bắc, và chắc hát giọng Bắc nữa.  Người đến coi một món nghệ thuật vì có "nhiều bài đàn hay" và "nhiều lối ca lạ."  Chắc một yếu tố là cải lương không khó hiểu như tuồng với nhiều chữ Hán.  Sau thời gian thì Nguyễn Văn Tệ ở đâu và làm gì?

13 tháng 3, 2014

trước và sau khi đất nước tròn niềm vui


Giai điệu tự hào 2 có đoạn biểu diễn ca khúc "Đất nước tròn niềm vui" rồi các MC đặt câu hỏi cho các thành phần "lão thành" và "trẻ tuổi."  Đây là một cách để hai thế hệ được trao đổi với nhau, và để hai thế hệ chung trao đổi với quá khứ và với lịch sử.

Tại sao trong chương trình này hai thế hệ ở hai vị trí đối lớp nhau?

 Là như hai bên nghi ngờ nhìn nhau.
 
 Nhưng sự thật không phải vậy.

Người MC hỏi "Sau gần 40 năm đất nước thống nhất rồi chúng ta vẫn đang ở đâu?"  Một phần của lời trả lời của giáo sư "lãng thành" Văn Như Cương là như sau:
Cái tâm trạng lúc đó của chúng tôi là biết là mình cố chiến đấu để giải phóng đất nước, thống nhất đất nước, nhưng không biết đến bao giờ.  Đó lài cái cảm giác thật sự.  Cho nên khi cái chiến thắng đến cái chiến dịch Hồ Chí Minh, đến như thế là vượt qua sự sung sướng đến tốt độ.
Ông này nói rất hợp lý.  Nhưng có một thời gian mà những quan sát như thế sẽ không được phép phát biểu.  Ngày thống nhất ắt phải đến.  Mỗi người đều làm bằng thép chứ?  Cách suy nghĩ khác này là như phản đối đường lối chính nghĩa của nước, là thiếu chí khí.  Điều tất nhiên là nhiều người đã cứ băn khoăn về kết quả của cuộc chiến.  Như ông này nói đây là "cảm giác thật sự."  Một xã hội lớn lên được nói đến cảm giác thật sự, và người "trẻ tuổi" nghe sự thật đó là một liếu thuốc tốt.


Rồi có một đoạn của kiến trúc sư "trẻ tuổi" Nguyễn Hoàng Phương phát biểu:
Tôi có một câu hỏi nó hơi tế nhị một chút, cho tất cả chúng ta.  Thực sự thì hơn bốn mươi năm chúng ta đã rất quen với mỗi một lần kỷ niệm chiến tháng 30 tháng 4 nghe bài này tất cả đều rất là nao nức.  Tôi đã có một được lần ngồi cùng một người không với chiến tuyến của những người chiến sĩ ở miền Bắc.  Và có một nỗi đau nó thầm lặng nhưng nó cứ đi cứ lại mỗi một lần khi họ được nghe cái bài này vào cái dịp đó.  Tôi tự hỏi là chúng ta đang hòa nhập tất cả những người Việt Nam trên cả thế giới, thế nhưng nếu chúng ta cứ nhắc đi nhắc lại câu chuyện này mãi như thế liệu chúng ta có thể xóa được đi một ranh giới mà chúng ta vẫn tự tạo ra hằng năm hay không?  Có lẽ câu hỏi của tôi tôi không nghĩ rằng sẽ dễ trả lời tuy nhiên // sẽ là tôi cảm thấy có lỗi khi mình không nói ra điều này.


Đặt được những "câu hỏi hơi tế nhị một chút" cũng biểu lộ sự trưởng thành.  Tôi được biết đến những lời phát biểu này qua trang Facebook của Mui Tran.  Ông bình luận (tôi trích):
Nhưng tiếc là phần phát biểu của một bạn trẻ khi đặt vấn đề : Những bài hát như thế nhắc lại niềm vui của quá khứ như vậy có "chạm" hay "khơi" lại vào nỗi đau của những người phía "bên kia" hay không? Trong khi chúng ta kêu gọi sự hòa hợp...Có bạn phát biểu tranh luận với quan điểm này khi phân tích chưa sâu và chưa thuyết phục...
Hình như "bạn phát biểu tranh luận" là người nói tiếp trên chương trình.  Người đó mặc áo xanh cây cỏ giơ tay lên như muốn nói "tôi có thác mác."


 Đây là thạc sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh phát biểu như sau ̣(tôi trích):
Tôi cảm nhận được là câu chuyện đầu tiên mà khi chúng ta thống nhất chúng ta sẽ bỏ qua những nỗi đau đó nỗi đau bên kia, nhưng mà khi chúng ta thống nhất có nghĩa là gì? Tiếng bom rơi là chấm dứt, và như vậy thì chúng ta hay là không có gì là mất mát nhiều hơn bằng cái mất mát của con người.  Thế mà có chấm dứt chuyện đó chúng ta có thể tạo ra tiền đề chúng ta có thể làm những chuyện khác nhau.  Nhưng rất là tiếc mà thời này là tiếng bom không còn, nhưng tai nạn xe vẫn còn ngày nào phải đi cắt cục, hoặc nắn xương, bẻ xương thành ra vẫn phải tiếp tục cái nỗi đâu của những người bị tai nạn giao thông như vậy.

Bác sĩ này không tranh luận với lời nói của Nguyễn Hoàng Phương và nói đến một đề tài khác.  Ý của bác sĩ này cũng hay - trong thời gian nào, đời sống con người có giá trị.  "Cái mất mát của con người" trong trường hợp nào, bối cảnh nào đều đáng tiếc.  Chết vẻ vang hay chết bình thường thì vẫn chết, và những người còn lại vẫn bị đau xót.

Còn kiến trúc sư Nguyễn Hoàng Phương muốn tỏ ra cái ý kiến là việc làm "tròn" một niềm vui bằng chính trị hay bằng vũ khí không thể nào đơn giản.  Cùng thời với những người được hưởng niềm vui ấy, vẫn còn những người thấy một "nỗi đâu thầm lặng."  Những người vui chiến thắng nên đối xứ với kẻ thua như thế nào?  Một cách khoe khoang hay một cách bao dung?

Văn Như Cương, Nguyễn Hoàng Phương và Tăng Hà Nam Anh đều được phát biểu những ý kiến rất hay và không chính thống trên một chương trình mà rất dễ có thể bị chính thống hóa.  Điều này rất đáng mừng.