Hình trên đây là toàn-ban đào, kép, của gánh hát Trần Đắt, hiện đương biếu bà con ngoài Bắc những buổi hát đặc-biệt tại rạp Văn-Minh Hý-Viện, phố hàng bạc Hanoi.
Đầu chữ T. -- Đào Phùng Há (ở giữa), bên phải Phùng-Há: đào Năm-Nhỏ và Cô-Ba. bên trái Phùng-Há - đào Tư-Sang và Ba-Hui.
Đầu chữ Đ. -- Những vai kép nhất; từ trái sang phải: Năm-Châu, Tư-Chơi, Tư-Út, và Ba-Cương. v.v.
nguồn: Phong Hóa 46 (12 mai 1933), tr. 4
Từ 6 đến 20 Mai
Từ hôm 6 Mai tới nay, bà con Hà-thành đã lần-lượt đến Văn-Minh Hí-Viện xem hat, hẳn đã biết tài của Đào-Kép gánh Trần Đắt, một gánh hát có tiếng trong Nam.
Đào Phùng-Há thanh có, sắc có, thưc là danh bất hư-truyền.
Kép Năm-Châu, ca hát rất có mầu, cử chỉ rất đứng-đắn, thật đã đáng một vai kép nhất.
Đào Phùng-Há và kép Năm-Châu thường thủ bổn chính trong những vở hát.
Tối nào đào Phùng-Há và kép Năm-Châu không sắm, thì khán-giả xem chừng có vẻ kém vui.
Nghe đâu trước khi tạm biệt Hà-thành gánh Trần-Đắt định cống-hiến bà con mấy tối đặc-biệt vào thư năm và thứ bảy 18 et 20 Mai.
nguồn: Phong Hóa 47 (19 mai 1933), tr. 4.
Những ngôi sao, thần tượng đầu tiên ở xứ Việt xuất phát từ sân khấu cải lương. Các nghệ sĩ kiểu "siêu sao" cũng được thu đĩa nhiều. Đây là cùng thời với những tờ báo có khả năng đăng ảnh và quảng cáo các gánh, các diễn viên. Trong những năm 1920 và 1930 phương tiện để lưu diễn cũng được tiến lợi hơn đến năm 1936 mới có đường xuyên Việt. Trong khoảng thời gian các báo cũng đăng những bài phỏng vấn các ngôi sao, các những mục với tin đồn về đời riêng của các nghệ sĩ. Thời đó cũng có xì-can-đan.
Gánh Trần Đắt có hai sao chính là Phùng Há và Năm Châu, nhưng Tư Sang và Tư Chơi cũng được rất nổi tiếng. Phùng Há kết hôn với Tư Chơi nhưng một thời gian cũng là người tình của Năm Châu. Chắc khán giả (các "fan") cũng quan tâm nhiều đến chuyện tình của các ngôi sao như hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét