12 tháng 2, 2013

Họ thích (They Like) - Đinh Ba (1964)

Họ thích lang thang các vỉa hè
They like wander the alleys
Buôn "thầm," mua "vụng," bán "la lê."
Trading "secretly," buying "on the sly," selling "all about"
Thích ngồi tính chuyện đường ngang tắt.
Like sitting and figuring out short cuts.
Mỗi cái là không thích chuyển nghề.
In every case it's that they don't like to change jobs.

Họ thích ra ga đón khách tàu
Thye like to go the train station to greet travelers
"Săn" người xuống trước, "rước" người sau.
"Chase" those who get off first, "welcome" those coming after
"Thăm" gà, "hỏi" trứng, "dò la" thịt.
"Visit" their chickens, "ask after" eggs, "spy on" meat.
Mấy bận tranh giàng, ngấm nguýt nhau.
Sometimes give each other dirty looks

Họ thích chơi xa, thích thú quê,
They like to visit far away, are quite fond of the country,
Thích "non," thích "nước," thích "đi, về,"
Like "the land," like "the country," like "coming, going,"
Đi sao nhẹ tếch, về sao nặng
Leaving they're lightly ballasted, on return why so heavy?
Cá nướng, tôm phơi, đỗ, lạc, chè!
Barbecue fish, dried shrimp, beans, nuts, tea!

Họ thích xoay sao kiếm lắm lời,
They like scheming at ways to get big profits,
Thích nghề không tốn giọt mồ hôi.
Like a job where they don't waste a drop of sweat
Nghĩa là họ thích lười lao động,
Meaning they like to be lazy at labor,
Cái thích ngàn xưa quá lỗi thời!
This kind of liking for ages has been so out of date!


nguồn: Thời mới 23 tháng 8 1964, 2


Những người buôn bán có nghị lực.  Họ chịu khó đón khách ra tàu, lên quê tìm sản phẩm để bán nơi chợ búa.  Như vậy mậu dịch quốc doanh thiếu thực phẩm và dân biết là phải đi tìm đồ ăn ở vỉa hè.

Sao họ "không thích chuyển nghề."  Tất nhiên là do "kiếm nhiều lợi."

Nói "không tốn giọt mồ hôi" tất nhiên không đúng.  Hay nếu là đúng thì công an không kèm riết cho đủ.   Nói là "lười lao động" thì cũng không phải.  Đi về quê mua sắm rồi mang đồ nặng về - như thế là vất vả chứ?

Gọi là "cái thích ngàn xưa" thì rất đúng.  Năm 1964 họ thích, còn hiện nay họ còn thích.  Thế là kinh tế thị trường.  Vậy chính thái độ chứng tỏ trong bài thơ là "quá lỗi thời" và thiếu hiểu biết tâm lý con người.

Không có nhận xét nào: