27 tháng 11, 2012

Cánh đồng con ngựa chuyến tàu (Fields, Horses, Trip by Train) - Tô Thùy Yên (1957)

Trên cánh đồng hoang thuần một màu
Upon the moor there is one pure color
Trên cánh đồng hoang dài đến đỗi 
Upon the moor extending to a vanishing point
Tàu chạy mau mà qua rất lâu 
The train runs fast but it's passage takes time
Tàu chạy mau tàu chạy rất mau 
The train runs fast, it really runs fast
Ngựa rượt tàu rượt tàu rượt tàu
A horse pursues it, pursues it, pursues it
Cỏ cây cỏ cây lùi chóng mặt
Bushes, weeds recede in a giddy whirl
Gò nổng cao rồi thung lũng sâu 
High hills then a valley deep
Ngựa thở hào hển thở hào hển 
The horse gasps for breath, gasps for breath
Tàu chạy mau vẫn mau vẫn mau 
The train runs fast, runs fast, runs fast
Mặt trời mọc xong mặt trời lặn 
The sun grows then the sun wanes
Ngựa gục đầu gục đầu gục đầu 
The horse lowers its head, lowers its head
Cánh đồng a! cánh đồng sắp hết 
Ah, wild fields! they're about to end
Tầu chạy mau càng mau càng mau 
The train runs fast, runs fast, runs fast
Ngựa ngã lăn mình mướt như cỏ 
The horse tumbles, moist like grass
Như giữa nền nhung một vết nâu
Like midst the velvet background, there's a brown stain

nguồn - Sáng Tạo số 7 tháng 4/1957


Đặng Tiến viết đến bài thơ này trong một bài viết rất hay về Tô Thùy Yên ("Ngựa phi đường xa" vốn in trên Khởi hành 26 tháng 12 1998).  Ông kể rằng "Cánh đồng con ngựa chuyến tàu" là một bài thơ "có thể xem như là một sự kiện văn học, vì lời thơ tân kỳ, ý thơ mới lạ, không giống một bài thơ nào khác trước kia – mà đã được độc giả không chuyên môn yêu thích ngay."

Bài thơ này vẽ một hình ảnh như một bức tranh có ba yếu tố trong đầu đề.  Nhưng mối quan hệ giữa bà yếu tố được thành trừu tượng hóa.  Cánh đồng này được hiện hữu vì là bối cảnh - một bối cảnh ít nét đặc sắc.  Bối cảnh "một màu" với cây cỏ này chỉ được minh họa thêm với "gò nổng" và "thung lũng" - hai điều không hiểu tại sao làm cho tôi nghĩa đến "nỗi" và "niềm"?  Không bằng phẳng như đời nội tâm không được bằng phẳng.  Cánh đồng này bị động và vô ích.  Hay nó có riêng lợi ích này -  nó "dài đến đỗi," vậy thành một khoảng cách.

Nói cho đơn giản bài thơ này được viết về một cuộc chạy đua.  Tàu hỏa thắng; con ngựa thua.  Thua là chết.  Phong cách chọn lời của thi sĩ này rất là hay - các cặp từ lặp lại (rượt tàu, thở hào hển, cỏ cây, vẫn mau, gục đầu, v.v.) làm cho độc giả cảm thấy hết hơi như con ngựa chạy này.

Hiện nay xe lửa bị coi như cũ kỹ rồi.  Tàu hỏa mới được sáng chế trong những năm 1820 ở châu Âu và châu Mỹ đã làm một cuộc cách mạng trong kinh nghiệm sống của con người.  Có những khoảng dài đã phải mất nhiều sức và thời gian để qua, nhưng trên tàu hỏa thì chỉ phải ngồi thoải mái một thời gian ngắn tương đối.  Và được đi với một tốc độ mà chưa từng tưởng tượng được.

Với Việt Nam hình như cái mới luôn luôn đi với sự gặp gỡ Đông với Tây và chủ nghĩa thực dân.  Nước Việt mới có một đường tàu xuyên Việt (Transindochinois) từ năm 1936 - hai năm trước năm sinh của Tô Thùy Yên.  Như Đặng Tiến giải thích tàu hỏa "là biểu tượng văn minh cơ khí và hiện đại."  Ông cho là cuộc chạy giữa tàu và ngựa là như cuộc tranh giữa "đông phương thảo mộc và tây phương cơ giới."

Tôi nghĩ rằng viết đúng nhưng chưa đủ.  Con tàu có thế lực nhưng không có hồn, không có nhựa sống.  Song con tàu cũng được phát hiện nhờ hồn và nhựa sống của con người.  Tôi coi con ngựa trong bài thơ như làm ẩn dụ cho con người.  Có lẽ vì con ngựa và con người có hồn, có nhựa sống như nhau.  Mặc dù kỹ thuật của tàu hỏa rất kỳ diệu có sức bất tận, mọi người rất khó thấy gần với sức phi thường đó, mặc dù phải nhận rằng nó phụ thuộc về con người.

Ở Mỹ có một khúc dân ca tên là "John Henry" về một người thợ sắt canh trạnh với một máy búa cơ khí hơi nước.  John Henry thắng, song ông cũng chết với búa trong tay mình.  Có lẽ vậy con người vẫn được tự tôn trọng vì được thắng, nhưng thật sự kỷ thuật cơ khí được toàn thắng.

Con ngựa (thay thế cho người?) trong bài thơ trên không được thắng, vậy không có lý do để tự tôn trọng mình.  Nhưng lúc chết nó đẹp vô cùng - "Ngựa ngã lăn mình mướt như cỏ / Như giữa nền nhung một vết nâu."  Nó "ngã lăn" - hãy tưởng tượng một con ngựa khỏe lớn đột nhiên vấp ngã.  Nó đã đi hết sức mình rồi sức mình lập tức bị tắt, và con tàu (và người quan sát trên tàu) vượt qua mình trong một lát.

Tô Thùy Yên mô tả cây cỏ đồng hoang gần như không dùng đến tính từ nào.  Nhưng thân thể con ngựa được mô tả "mướt như cỏ."  Và cánh đồng hoang không có màu nào được "một vết nâu." Nó mướt vì vừa sống hết mình.  Nó thành vết nâu là đóng góp cho cảnh này cũng có nghĩa rằng đã về cội nguồn - về cõi thiên nhiên của đồng hoang.  Tàu hỏa vượt qua cánh đồng hoang, nhưng con ngựa là sinh vật thì cũng luôn luôn thuộc về đất cây và cỏ của đồng hoang.  Và được yên nghỉ.

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Một bài thơ hay, và cảm nhận của tây bụi cũng thật thấu đáo. Xin chân thành cám ơn.

Trong bài tây bụi có 2 lỗi chính tả/typo nhỏ:

1. "kỹ thuật" chứ không phải "kỷ thuật".
2. "kỳ diệu" chứ không phải "kỳ điệu".