29 tháng 9, 2012

Thả trôi nỗi nhớ (Let Memories Flow) - Nguyễn Văn Chung (2012) - phận 2


Ở trên đây tôi chép tay các nốt giai điệu "Thả trôi nỗi nhớ" như tôi được nghe (bẩm để nhìn to hơn).  Vì chưa có nốt nhạc do Nguyễn Văn Chung ghi, tôi không biết được theo ý chính xác của tác giả.  Nhưng tôi được biết rằng Nguyễn Văn Chung vừa sáng tác vừa là nhà sản xuất (producer) của công trình này của ca sĩ Tim.  Vậy cách thể hiện viết ra ở trên cũng phải hợp ít nhiều với ý tác giả.

Lời ca và cách phổ lời ca trong bài "Thả trôi nỗi nhớ" rất đều.  Từng ô nhịp của phiên khúc có 5 chữ, từng ô nhịp của điệp khúc có 7 chữ (ngoài bốn chữ cuối cùng).

Tôi hét vang cả núi
chẳng thấy ai trả lời
Chỉ toàn là mây trôi,
chỉ toàn là sương khói
Em theo sóng trôi mãi
chắc sẽ không trở lại
Nhưng kỉ niệm phôi phai
gửi nằm ngoài biển sâu

Tìm đâu nữa những dấu yêu xưa?
Tìm đâu nữa từng lời hẹn ước
Lối đi phía trước tôi một mình
Phía sau bóng hình càng xa xôi
Làm sao khỏa lấp nỗi đơn côi
bằng bao nỗi buồn và mong nhớ?
Thả trôi kỉ niệm mãi bay đi
theo cánh chim trời

Các ô nhịp 5 chữ đều dựa vào một mô típ tiết tấu là bốn nốt móc và một nốt trắng.  Các ô nhịp 7 chữ bắt đầu với một chụm nốt ba móc lấy đà với một nốt đen, hai nốt móc và một nốt đen.  (Chỉ có một điều ngoài lệ thú vị là từng nốt giới thiệu đoạn điệp khúc này không có ba móc (ô nhịp 9), chỉ là nốt móc bình thường như trong phiên khúc).
Vậy nhạc của phiên khúc có tiết tấu trôi chảy, đều, nhạc của điệp khúc có tiết tấu được gấp một chút với các nốt ba móc.

Cách hát theo tiết tấu phiên khúc được khá tự do.  Trong ô nhịp 1, 2 và 4 các nốt thứ năm được luyến.  Nốt thứ năm cũng được hát muộn trong ô nhịp 2, 6, và 8.

Đầu bài thì giai điệu đi lên một quảng năm (G-D).  Trong ô nhịp 2 thì giai điệu xuống đến nốt trầm nhất trong bài ca (C-D) - "chẳng thấy ai trả lời."  Chỉ có nốt D trầm ấy trong ô nhịp 2 và ô nhịp 8 là cuối phiên khúc với chữ "biển" (gửi nằm ngoài biển sâu).  Mô típ tiêu biểu nhất của đoàn phiên khúc là các chụm nốt liền đi lên (các ô nhịp 1, 3, 4, 5, 7) cũng hợp với sự "trôi mãi" của lời ca.

Nhạc của điệp khúc với tiết tấu nhanh cũng khẩn nài hơn - lời ca đặt câu hỏi "tìm đâu?" và "làm sao" với các chụm nốt lấy đà.  Đoàn điệp khúc cũng có các nốt cao nhất trong bài ca này.  Nốt F với chữ "nỗi" (nỗi đơn côi) rồi nốt G với chữ "nhớ" (mong nhớ).  Như vậy giai điệu ở đây nhấn mạnh tâm trạng cô đơn và tuyệt vọng của người hát.

Một nét rất đặc sắc của bài "Thả trôi nỗi nhớ" là cách áp dụng âm thanh của ngôn ngữ.  Nếu nghe kỹ thì các bạn sẽ nhận ra rằng tác giả của bài ca này sử dụng đến kỷ thuật tiếng vang điện tử để làm nổi bật âm xuýt, âm bật hơi của nhiều chữ phụ âm đầu lời.  Nghe kỹ các chữ "ch," "tr," "kh," và "s" (viết màu đỏ ở trên) là như tiếng gõ điện tử.  Các chữ kiểu này gần như chỉ thấy xuất hiện trong đoàn phiên khúc.  Chỉ có vài trường hợp ở đoàn điệp khúc - chủ yếu hai chữ cuối "chim trời."

Không có nhận xét nào: