4 tháng 9, 2012

Bất chợt trên bến đò ngang (Suddenly At The Ferry Crossing) - Xuân Hồng (1988)

Một chiều qua bến đò ngang
One evening passing the ferry crossing
Tình cờ nghe bài hát cũ.
By chance I heard an old song
Người hành khất mù và cô gái nhỏ.
A beggar and a little girl.
Cây ghi ta lạc phím tự bao giờ.
A guitar out of tune since time immemorial

(guitar solo)

Cô gái hát nỗi đau mênh mông của người tình phụ.
The girl sang of endless pain of a lover spurned.
Chiều mưa bay hiu hắt dòng sông.
Evening drizzle wafts across the river.
Khách qua đò cuối năm lưa thưa.
Ferry passengers at year's end are sparse.
Có người dừng lại xót xa trong lòng nhưng túi rỗng không.
Someone stops, their heart in torment, but their pocket's empty.

Biết bao năm rồi người con gái qua sông.
How many years has that girl crossed the river.
Tôi viết lời ca sao buồn quá vậy
Why did I write words so sad
Những lời ca cho lòng ta thuở ấy.
Words for our hearts in those days.
Ai biết bây giờ người hành khất hát để ăn xin.
Who knew that now beggars would sing them to ask for alms.


Bài ca này của nhạc sĩ Xuân Hồng được in trên báo Tuổi trẻ Chủ nhật 28 tháng 8 1988.  Nó cũng được xuất bản trong hai tập nhạc Tuyn Chn Ca Khúc Xuân Hng (Hi Nhc Sĩ Vit Nam / Nhà Xut Bn Âm Nhc, 1994) và Nhạc Sĩ Xuân Hồng (Nhà xuất bản Trẻ, 2008).  Tôi chưa tìm được tư liệu âm thanh của bài ca này.

Để làm cho bài thơ của Đynh Trầm Ca được thành một bài ca, Xuân Hồng làm cho các câu được đều đặn hóa.  Thí dụ cả đoạn đầu của bài thơ (8 câu) thành 4 câu với 6 chữ, 6 chữ, 8 chữ, 8 chữ.  Ý nghĩa của bài thơ cũng có những thay đổi tinh vi.  Có ba đoạn khác nhau với một "guitar solo" giữa đoạn 1 và đoạn 2.  Các đoạn gồm 12 ô nhịp (và 4 ô nhịp guitar solo), 16 ô nhịp, và 14 ô nhịp.

Tính từ "cũ mèm" trong bài thơ thành chụm lời "tự bao giờ."  "Tự bao giờ" có nghĩa là từ một thời xa xưa không ai còn nhớ và biết đến chính xác.  "Cũ mèn" có nghĩa "cũ đến mức đáng lẽ phải bỏ đi hoặc phải thay thế từ lâu" (Từ điển tiếng Việt (Viên Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng; Trung tâm Từ điển học, 2002).  Nghĩa là ghi ta này rất xấu, một người yêu nhạc nếu có điều kiện sẽ không bao giờ chấp nhận cây đàn ghi ta lạc phím này.  Đối với Xuân Hồng cây đàn này (với hai người trình bày nhạc) là như một di tích truyền thống.  Đối với Đynh Trầm Ca đàn này là vật biểu tượng cho hai người nghèo này, sống trong hoàn cảnh không mấy đẹp.  Còn Xuân Hồng cũng bỏ những chữ "chiếc thau nhôm móp méo / vàng ố."  Chiếc thau này trong bài thơ mô tả thêm về cực khổ của hai người hành khất này.

Trong đoạn sau Xuân Hồng thay đổi ý của một câu quan trọng.  Thi sĩ mô tả một người khách cho hai người hành khất vai xu (có người dừng lại / mở bóp) và chính thi sĩ muốn cho tiền, nhưng trong tủi không có (tôi cho vào tay túi / rỗng không).  Xuân Hồng viết lại thành "Có người dừng lại xót xa trong lòng nhưng túi rỗng không."  Nghĩa chỉ có khách thấy ân hận, không còn là người kể chuyện thấy băn khoăn về sự vô lực của mình trước tình hình của hai người nghèo đàn hát.

Khi viết về "người con gái qua sông" Xuân Hồng "Biết bao năm rồi" thay thế cho "Mấy mười năm rồi."  Như ở trên với "tự bao giờ" chữ "biết bao năm" làm cho mình nghĩ rằng không có thời nào vắng người con gái ấy hay người tương tư.

Đynh Trầm Ca viết câu "Những lời ca cho lòng tôi thuở ấy," Xuân Hồng đổi thay chữ "tôi" thành "ta."  Nghĩa là Xuân Hồng nhấn mạnh chuyện tình hồi xưa và vẫn còn (hay vẫn muốn được) giao tiếp với người tình xưa.

Xuân Hồng kết thức bài ca này với câu, "Ai biết bây giờ người hành khất hát để ăn xin."  Nhưng nhà thơ còn nhấn mạnh hai người ăn xin, nhắc rằng có một người bố, một đứa côn gái: "ai biết bây giờ / bố con người hành khát dùng để hát ăn xin."  Xuân Hồng viết rằng "người hành khất hát" còn Đynh Trầm Ca viết "người hành khất dùng để hát."

Xuân Hồng nhìn tình hình này và thấy mỉa mai - ai ngờ chuyện tình xưa của ta qua đứa con tinh thầ của mình sẽ được trình bày qua người ăn xin ở bến đò?  Nhưng Đynh Trầm Ca vốn thấy và chú ý đến tình hình hai người hành khất.  Bài ca của mình được "dùng" - là một dụng cụ.  Thi sĩ này đã xếp "những lời ca" về quá khứ, nhưng vẫn thấy rằng chúng được thuộc đời sống con người.  Dù có lẽ đây là một niềm hạnh phúc cho người sáng tác cả lời ca buồn và bài thơ này, ông ấy không coi trọng một "đứa con tinh thần."  Ông ấy chỉ nhận rằng đã sáng chế một dụng cụ.  Nếu là một dụng cụ tốt thì hai bố con hát ăn xin này sẽ được nuôi mình qua những lời ca buồn của mình.

Xuân Hồng bỏ lại cả không khí (bụi mưa êm) và câu cuối của bài thơ.  Đoạn cuối bài thơ là lúc mà tác giả xua những kỷ niệm ngày xưa (kỉ niệm cũ không hề sống lại) và quan trọng nhất là biểu lộ cái ý chính của bài thơ là "câu hỏi / biết bố con người hát rong kiếm đủ sống không?"

Chủ nghĩa hiện thực khác với chủ nghĩa hiện thực xã hội.  Đynh Trầm Ca mô tả cảnh này và trước tiên mình thấy hai bố con - hai người cực khổ phải sống nhờ nhau.  Mối quan hệ được nhắc đến ba lần trong bài thơ ngắn ấy.  Đynh Trầm Ca không thấy gì lãng mạn đây.  Trời không đẹp, cảnh không vui, và hai người rất thiếu thốn về vật chất.  Kể cả người thi sĩ cũng thiếu về vật chất (tại sao túi ông bị rỗng không?).  Nhưng có niềm an uỉ nhỏ là có lẽ một bài ca về một kỷ niệm xưa sẽ giúp hai bố con này được kiếm sống.

Chủ nghĩa hiện thực xã hội thì nhìn cái thực tế nhưng không thể không tô son điểm phấn - nếu không ít thì nhiều.  Thực ra Xuân Hồng chỉ tô mầu một ít thôi.  Ông không nhìn rõ hai cá nhân ăn xin, nhưng coi hai người này như hiện tượng "tự bao giờ" của "biết bao năm."  Như là truyền thống, như là cảnh.  Không phải ông thiếu tiền túi để cho người ăn xin.  Nhưng rút cuộc bài ca của ông nhấn mạnh "những lời ca cho lòng ta thuở ấy" - nghĩa là "chuyện tình chúng ta" - được thể hiện ở chỗ bất ngờ này là bến đò.  Còn bài ca này không lo đến số phận của hai người nghèo đàn hát bài ca của mình.

Xem "Bất chợt trên bến đò ngang (Suddenly At the Ferry Crossing) - Đynh Trầm Ca (1988).

Không có nhận xét nào: