Ở trên đây tôi chép tay các nốt giai điệu "Thả trôi nỗi nhớ" như tôi được nghe (bẩm để nhìn to hơn). Vì chưa có nốt nhạc do Nguyễn Văn Chung ghi, tôi không biết được theo ý chính xác của tác giả. Nhưng tôi được biết rằng Nguyễn Văn Chung vừa sáng tác vừa là nhà sản xuất (producer) của công trình này của ca sĩ Tim. Vậy cách thể hiện viết ra ở trên cũng phải hợp ít nhiều với ý tác giả.
Lời ca và cách phổ lời ca trong bài "Thả trôi nỗi nhớ" rất
đều. Từng ô nhịp của phiên khúc có 5 chữ, từng ô nhịp của điệp khúc có
7 chữ (ngoài bốn chữ cuối cùng).
Tôi hét vang cả núi chẳng thấy ai trả lời Chỉ toàn là mây trôi, chỉ toàn là sươngkhói
Em theo sóngtrôi mãi
chắc sẽ khôngtrở lại
Nhưng kỉ niệm phôi phai
gửi nằm ngoài biển sâu
Tìm đâu nữa những dấu yêu xưa?
Tìm đâu nữa từng lời hẹn ước
Lối đi phía trước tôi một mình
Phía sau bóng hình càng xa xôi
Làm sao khỏa lấp nỗi đơn côi
bằng bao nỗi buồn và mong nhớ?
Thả trôi kỉ niệm mãi bay đi
theo cánh chim trời
Các ô nhịp 5 chữ đều dựa vào một mô típ tiết tấu là bốn nốt móc và một nốt trắng. Các ô nhịp 7 chữ bắt đầu với một chụm nốt ba móc lấy đà với một nốt đen, hai nốt móc và một nốt đen. (Chỉ có một điều ngoài lệ thú vị là từng nốt giới thiệu đoạn điệp khúc này không có ba móc (ô nhịp 9), chỉ là nốt móc bình thường như trong phiên khúc).
Vậy nhạc của phiên khúc có tiết tấu trôi chảy, đều, nhạc của điệp khúc có tiết tấu được gấp một chút với các nốt ba móc.
Cách hát theo tiết tấu phiên khúc được khá tự do. Trong ô nhịp 1, 2 và 4 các nốt thứ năm được luyến. Nốt thứ năm cũng được hát muộn trong ô nhịp 2, 6, và 8.
Đầu bài thì giai điệu đi lên một quảng năm (G-D). Trong ô nhịp 2 thì giai điệu xuống đến nốt trầm nhất trong bài ca (C-D) - "chẳng thấy ai trả lời." Chỉ có nốt D trầm ấy trong ô nhịp 2 và ô nhịp 8 là cuối phiên khúc với chữ "biển" (gửi nằm ngoài biển sâu). Mô típ tiêu biểu nhất của đoàn phiên khúc là các chụm nốt liền đi lên (các ô nhịp 1, 3, 4, 5, 7) cũng hợp với sự "trôi mãi" của lời ca.
Nhạc của điệp khúc với tiết tấu nhanh cũng khẩn nài hơn - lời ca đặt câu hỏi "tìm đâu?" và "làm sao" với các chụm nốt lấy đà. Đoàn điệp khúc cũng có các nốt cao nhất trong bài ca này. Nốt F với chữ "nỗi" (nỗi đơn côi) rồi nốt G với chữ "nhớ" (mong nhớ). Như vậy giai điệu ở đây nhấn mạnh tâm trạng cô đơn và tuyệt vọng của người hát.
Một nét rất đặc sắc của bài "Thả trôi nỗi nhớ" là cách áp dụng âm thanh của ngôn ngữ. Nếu nghe kỹ thì các bạn sẽ nhận ra rằng tác giả của bài ca này sử dụng đến kỷ thuật tiếng vang điện tử để làm nổi bật âm xuýt, âm bật hơi của nhiều chữ phụ âm đầu lời. Nghe kỹ các chữ "ch," "tr," "kh," và "s" (viết màu đỏ ở trên) là như tiếng gõ điện tử. Các chữ kiểu này gần như chỉ thấy xuất hiện trong đoàn phiên khúc. Chỉ có vài trường hợp ở đoàn điệp khúc - chủ yếu hai chữ cuối "chim trời."
Tôi hét vang cả núi chẳng thấy ai trả lời
I shout out to the mountains but hear no one answer Chỉ toàn là mây trôi, chỉ toàn là sương khói
See just drifting clouds, see just mist and fog Em theo sóng trôi mãi chắc sẽ không trở lại
You're gone with the waves to drift forever, probably never to return Nhưng kỉ niệm phôi phai gửi nằm ngoài biển sâu
Faded memories sent out are out in the ocean deep
Tìm đâu nữa những dấu yêu xưa?
Where else can I look for love of old? Tìm đâu nữa từng lời hẹn ước
Where else, those promises Lối đi phía trước tôi một mình
On the road ahead, I'm alone Phía sau bóng hình càng xa xôi
Behind me, shadows grow ever distant Làm sao khỏa lấp nỗi đơn côi bằng bao nỗi buồn và mong nhớ?
Why do I fill in my solitude with so much sadness and longing Thả trôi kỉ niệm mãi bay đi theo cánh chim trời
Let memories flow off forever with birds taking wing in the heavens
Lời ca này đọc như bao nhiêu ca khúc khác - một người đi, một người ở lại với kỷ niệm. Một điều tất nhiên mà bài ca kiểu này mô tả rất hay là cảm xúc tuyệt vọng của người kể. Người ấy cảm thấy như nằm ở ngoài cuộc sống hàng ngày. Trong lòng mình có những cảm giác muốn được bỏ - hay nói cho đẹp hơn như nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung muốn được thả.
"Thả trôi nỗi nhớ" cũng là một bài ca được bổ sung bằng một cuốn video.
Bối cảnh là câu bộ hành, là lối thông. Như trong video của bài "Nguyện ước" cũng là khu giữa, khu nối. Còn thêm một điều nữa giống video "Nguyện ước" là mặc dù đây là một chỗ trung tâm thành phố mà phải có mấy nghìn người ở gần, nhưng hình ảnh này vắng người.
Có ca sĩ Tim trên núi (cầu này), ánh sáng mặt trời trên lừng, đứng một mình
Tim đứng cạnh cây cột đèn đen (cột đèn này trông rất lạ trong cảnh này - nó hợp với đường phố khuya nhiều hơn). Phía sau có dòng sông (tức là kênh) trôi, và có giao thông trên đường cũng trôi. Trên hình ảnh này có ảnh nhìn gần của Tim và cột đèn được đặt lên trên.
Nhìn từ trên thì núi / sông / kênh này trông mênh mông - một nỗi đau buồn mênh mông và cô đơn.
Khi máy quay quay gần thì sức náo động cũng nhìn sâu hơn. Tim mặc toàn độ màu đen (kể cả cái nhẫn). Mặc áo len thì tỏ ra sự giá lạnh của không gian này.
Nhắc lại thời xưa - Tim với người tình ngồi ở gốc cây. Cỏ mềm, con sông êm đềm trôi ở một chỗ bình yên, rộng rãi, chỉ có hai người.
Tim hiến một chiếc nhẫn (nhẫn cưới?) cho cô ấy. Quỳ xuống Tim nhìn lên mặt cô ấy vừa tôn trọng vừa kinh ngạc. Tim mặt áo chạm như con báo.
Hai người ôm nhau với bó hoa hồng đỏ ở giữa - cô ấy nhận tình yêu của Tim trao.
Hai người đứng và âu yếm nhau trong hình trái tim bằng cánh hồng đỏ. Như là nghi lễ của riêng hai người - màu đỏ ở đây có phải như hai người làm trọn tình yêu đến cùng?
Rồi trong cảnh mới có hai người lo nghĩ. Hai người không tìm được lời để nói với nhau.
Hoàng hôn đến, hai người tình ôm nhau.
Lý do là hai người phải chia tay nhau. Ở nơi phi trường là như Tim cứ muốn cầm tay cô ấy, nhưng cô ấy phải cho tay mình rời.
Thực sự cô ấy không muốn đi, nhìn về phía Tim với hai con mắt đầy đau buồn và thông cảm.
Thời gian trôi qua - hè, thu, đông. Mùa hè, Tim cô đơn nhưng thanh thản. Rồi từng mùa qua Tim càng lo, càng buồn.
Cuối video lúc hoàng hôn sắp đến, Tim còn đợi một mình trên chiếc câu ấy. Rồi cô ấy lại đến. Hai người ôm nhau.
Nghĩ đến ca khúc cùng với video này thì mới hiểu ý nghĩa của bài ca này theo một tình trạng hơi khác. Hồi xưa có hai lý do hai người bắt phải xa nhau. Chàng đi "giang hồ" - lang thang hay theo niệm vụ. Hay nàng "sang ngang" "theo chồng - vì những lý do như cảnh nghèo hay để vừa ý bố mẹ.
Video vẽ một cảnh hiện đại là nàng đi, nhưng không theo ai. Nàng bay đi nơi khác, nhưng người xem phải đoán vì lý do nào. Tôi thì đoán có lẽ nàng đi - 1) du học; hoặc 2) kiếm sống ở nước ngoài. Nghĩa là nàng có điều kiện để tiến bộ trong cuộc sống. Vậy, dù cô ấy yêu Tim bao nhiêu nhưng vẫn có trách nhiệm mà phải nghĩ xa đến tương lai. Chưa chắc đàn ông như Tim có điều kiện và tầm nhìn xa như cô ấy.
Trong lời ca thì không có lý do nào để nghĩ rằng cô ấy (hay người em ấy) sẽ bao giờ về với mình. Người hát chỉ bị đắm trong nỗi đau - không thấy gì ở phía trước hay phía sau ngoài tình trạng "tôi một mình" và "bóng hình càng xa xôi." Chấp nhận vậy thì điều hợp lý nhất là "thả trôi kỉ niệm." Nhưng đoàn kết thức của video lại khác - cô ấy về.
Tôi hy vọng tôi sẽ có dịp để bàn thêm về nhạc của bài hát này trong một ngày tới.