29 tháng 8, 2010

Chuyện tình người lỡ vận (The Love Story of One Who Missed His Chance) - Tô Thùy Yên (1971)

(Tặng người thiếu phụ đọc thơ cứ tưởng có mình ở trong)
(Dedicated to the young ladies reading poems imagine themselves inside them)

Một cơn chóng mặt xanh từ kiếp trước
 
A youthful dizziness from a past life 
Nay biến ta thành một con trốt say 
Now transforms me into a drunken maelstrom 
Ta hốt ta đi cho đời thảng thốt 
I'm terrified, I depart for an unnerved life 
Ta làm trò tung hứng trái tim chai 
I am a juggler of callous hearts 

Ta xuất hiện như tên tù tẩu thoát 
I appear like an escaped convict 
Trọn gia tài: một huyết thống phiêu lưu 
To fulfill my inheritance: a roving bloodline 
Ta hát lớn những ưu sầu chất ngất 
I sing out loud afflictions piled high 
Lời vỗ về cao hết độ ngu ngơ 
Words of consolation back to the dotty upper limits 

Ta gặp em như gặp người thứ nhất 
Meeting you was like meet the first person 
Em gặp ta như gặp kẻ cuối cùng 
Your meeting me was like meeting the last 
Nhưng đêm đó, một vành trăng đã khuyết 
But that night, the the moon's fullness incomplete 
Làm hoang đường những mộng mị trăm năm 
Made fantastic those dreams of a lifetime 

Biết đã trễ nên không thèm hối hả 
Knowing it's late I don't deign to rush 
Cuộc tình này như chút đỉnh khoan dung 
This love is like a bit of lenience 
Cửa định mệnh cũng có lần nới thả 
Destiny's door also has such moments of easing off 
Hạnh phúc này như sóng rã trên sông 
This happiness is like waves breaking off on the river 

Lòng hoài vọng những điều không rõ rệt 
My heart longs for things that are not clear 
Buồn quá nên yêu, yêu quá nên buồn 
Sadness too great so I love, love too great so I'm sad 
Việc vô ích mà ta công kỹ nhất 
Useless deeds that have the greatest care and merit 
Thân thể ta, ta đổi tiếng cười suông 
My body, I change to an empty laugh 

Như yêu lại một người yêu thất tiết 
Like returning to love an unfaithful lover 
Xót xa này chan đổ muối trong lòng 
This pain pours salt into my heart 
Đời lỡ vận một lần nên lỡ miết 
A missed chance in life this once is missed always 
Chí lớn đành đốn sập đốt ra than 
A great will resigned to being chopped down, burnt to embers 

Thà làm kẻ si tình hát điên loạn 
Tis better to be one obsessed with love singing madness 
Hơn làm người thành đạt thời nhiễu nhương 
Than to be a success in troubled times 
Ta sống cuộc đời không sửa soạn 
I live life without preparations 
Như nhan sắc em cần chi điểm trang 
Like your beauty that has no need of makeup 

Ta cứ coi em như hoàng hậu góa 
I still see you like a widowed beauty queen 
Dẫu biết thừa em vốn gái lê dân 
Though I know well you're a woman of the common folk 
Còn ta đây: một vĩ nhân tàn tạ 
And I: a great man gone to seed 
Chẳng làm nên công nghiệp đáng lưu danh 
Can't live up to the exploits behind my good name 

Ta dắt em đi giữa ngày tháng rối 
I guide you through these tangled days and months 
Như đôi du hồn khuất thực co ro 
Like a pair of spirits absenting themselves, all huddled up 
Cả xã hội bu quanh cuời cợt hỏi 
All of society, a bamboo enclosure, jokingly asks 
Em cứ sắm tuồng đi, ta nhắc cho 
You go ahead and play act, I'll remind you 

Em làm khôn, còn ta, ta giả dại 
You be cunning, and I, I'll play the fool 
Ngày bồn chồn ngày , đêm khắc khoải đêm 
Day after anxious day, night after uneasy night 
Ta tủi thân thêm mỗi lần vượt ải 
I'm more self pitying each time I overcome this ordeal 
Nghề ngông cuồng tập mãi cũng thành quen... 
My career as an eccentric, if I work at it long enough I'll figure it out... 

9.1971 

 Cách đây hơn một năm tôi có dịch bài thơ "Bụi đời" của Tô Thùy Yên. Tôi nghĩ rằng bài thơ "Chuyện tình người lỡ vận" không huyền bí như "Bụi đời." Chỉ có một câu tôi vẫn chưa hiểu được là "Dẫu biết thừa em vốn gái lên dân." "Lên dân" là như thế nào? Tôi biết đến bài thơ (mà không có mặt trong hai tập thơ của Tô Thùy Yên được xuất bản đến bây giờ) qua blog Take Me To Your Heart

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Năm 2020 tôi mới nhận biết rằng blog của tôi có mấy chụp comments mà tôi chưa thấy để đọc. Bạn "Bâng Khuâng" đã cho tôi hay rằng từ "lên dân" được viết sai, "lê dân" thì mới đúng. Cám ơn Bâng Khuâng nhiều.

26 tháng 8, 2010

Lê Văn Tám - Phong Nhã (1956)

Em nhớ nhất một chuyện năm xưa
I remember most a story of years past
Ở miền Nam, một ngày kia bỗng kho xăng giặc cháy tan tành
In the South, on that day suddenly the enemy's petroleum depot burned to bits
Ai đã ghi công đầu nơi đây thật liệt oanh
Who is first cited at this truly glorious place
Tuổi mười ba chính tên gọi Lê Văn Tám
Age thirteen, he's called by the name Lê Văn Tám
Bó đuốc sống sáng ngời
A brilliant living torch
Soi đường cho Đội em tiến nhanh
That lights the road for my Detachment to quickly advance
Hôm nay đây vây quanh lửa hồng
Today surrounded by rosy flames
Lửa bập bùng như gọi tên anh
Flames crackle like their calling your name


Theo cách viết và cách giải thích của báo giới Âu-Mỹ và các nhà chính trị Âu-Mỹ thì Lê Văn Tám phải xếp vào loài child suicide bomber (trẻ em cảm tử nổ bom). Hiện nay thì có nhiều bài báo viết về hiện tượng này ở Trung Đông - ở Palestine, PakistanIraq chẳng hạn.

Tôi phải công nhận rằng các bài báo này cũng có ít nhiều chất tuyên truyền. Cái gọi là asymmetrical war (chiến tranh không đối xứng) không theo luật lệ của các nước mạnh. Những nước, dân, phe nghèo hay không mạnh liệt làm chiến tranh không đối xứng lắm lần áp dụng những phương tiện có thể gọi là dã man.

Không biết các xã hội nêu ở trên có (hay sẽ có) những bài ca về những "tiểu anh hùng" này như bài ca "Lê Văn Tám" của nhạc sĩ Phong Nhã. Theo truyền thuyết thì Lê Văn Tám không nổ bom - cậu bé này sử dụng đến thân mình để nổ kho xăng của Pháp ở Thị Nghè.

Quan niệm tôi là giáo sư Phan Huy Lê là một nguồn thông tin đáng tin. Ông cho rằng chuyện của Lê Văn Tám không có thật. Ông kể lại những lời tâm sự của Trần Huy Liệu với ông rằng đã phổ biên chuyện Lê Văm Tám vì "muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta." Như thế thì việc của Trần Huy Liệu có hiệu lực hơn việc (thật hay giả mạo) của Lê Văn Tám trong cuộc chiến tranh không đối xứng này.

Hình ảnh "bó đuốc sống" thì rất gây ấn tượng. Là ẩn dụ thì cũng hay, song nếu là việc cụ thể thì hình ảnh này rất lạ thường. Tiếng anh có chữ fabulous - nguồn gốc từ chữ fable (chuyện bịa đặt, chuyện thần thoại). Hiện nay fabulous gần như đồng nghĩa với marvellous - kỳ lạ, phi thường. Trẻ con rất thích các chuyện phi thường, thần thoại.

Theo tư liệu tôi thì bài ca này ra đời năm 1956, thời kỳ hòa bình lập lại. Nhưng bài ca này có phong cảnh rất gần với thời kháng chiến - xa thành phố ở rừng thẳm. Lửa cắm trại cũng có cái gì đó rất thiêng liêng, phi thường. "Hôm nay đây vây quanh lửa hồng / Lửa bập bùng như gọi tên anh." Nghe và nhìn ánh lửa, hát bài ca này chắc nhiều đứa cứ tưởng tượng mình là Lê Văn Tám làm một nhiệm vụ vinh quang.

Giống bài "Dương Văn Nội," ca từ "Lê Văn Tám" rất gọn - kể lại truyện một cách rất tự nhiên. Có vẽ như hai nhân vật thiếu niên tự phát hy sinh mình và thành anh hùng ngay. Cả hai bài không đề cập gì đến tâm trạng hay thái độ của hai nhân vật. Có cơ hội làm việc hùng vĩ cần gì phải suy nghĩ? Nhưng bài "Lê Văn Tám" khác với "Dương Văn Nội" về một mặt - với hai chữ "ghi công" thì "Lê Văn Tám" có chất tưởng niệm nhiều hơn

Giai điệu "Lê Văn Tám" nghe cũng buồn buồn - có lẽ chất buồn này không làm cho người nghe được cổ vũ ngay nhưng mà làm cho câu chuyện này vùi sâu vào ý thức của người nghe (có hiệu quả lâu dài). Nhạc sĩ Phong Nhã là một người miền Bắc (quê ở Hà Nam Ninh) nhưng ông sáng tác một bài ca hợp với giọng miền Nam nhiều hơn. Chữ "Tám" ăn vần với các chữ tành, oanh, nhanh, anh.

20 tháng 8, 2010

The Sound Of Harmonious Music (produced by a loudspeaker in the corner of the room made their stories still more pleasant)

Tiếng nhạc êm ái (phát do một loa ở góc phòng làm cho các câu chuyện được càng thích thú) - Jason Gibbs (1995)



Tôi sáng tạo tác phẩm kéo dài 24 phút 32 giây này theo một mẫu [sample] 6 nhịp thu trên đài phát thanh. Tôi quan niệm rằng mỗi âm thanh có ẩn thực chất ở trong. Quá trình sáng tác của tôi là thể hiện thực chất đó. Tác phẩm có 3 rãnh ghi dành cho flute, 5 rãnh dành cho bassoon, 2 rãnh dành cho clarinet và nhiều âm thanh điện tử.

Tác phẩm này là nhạc nền cho một bài thơ tên là "Transpositional Landscapes" (Các chuyển vị phòng cảnh) do Gilbert Marhoefer soạn cho ban nhạc The Apes of God, Elisa Salasin diễn xướng. Đĩa này được xuất bản năm 2002 cùng với một phim.



"Transpositional Landscapes" được remix (phối lại) do nhà sản xuất tên là Gavin Hardkiss. Remix trong trường hợp có ý nghĩa là biến đổi cũng nhiều. Sau đây là một bản remix với một đoạn của phim ấy.



Amazon vẫn cho bán đĩa này. Và Emusic bán "Transpositional Landscapes" download.

Một điều buồn là nhà thơ và bạn tôi Gilbert Marhoefer đã qua đời 17 tháng 4 năm này.

19 tháng 8, 2010

Xin làm người hát rong (2)

Khi tuổi còn trẻ, người ta thường nghĩ đến ra đi; và khi đã có tuổi, người ta thường nghĩ đến trở về. Một người không thể có sự trở về nếu họ chưa hề biết ra đi. Ra đi và trở về không có nghía là sự ra đi về của chân cẳng, mà là một cuộc hành trình dai dẳng của cảm xúc và tư duy; của tu luyện và sáng tạo. Và cứ thế con suối thời gian lặng lẽ trôi đi... Có đôi lúc tôi cũng cảm thấy hơi mệt mỏi về trò chơi chữ nghĩa, về tất cả những vai chính, phụ, bi, hài mà tôi đã phải đóng trong một vở kịch đời mênh mông, vô tận; về những bông hoa thật, giả mà những người khác đã tặng tôi. Trong cuộc sống riêng tư, tôi thường thích cho hơn nhận, và thường tước bỏ hơn giữ lại. Phải tước bỏ tất cả những gì không phải là mình và không phải của mình để nhẹ nhõm trở về với chính mình, với dòng sông quê nhà êm ả đang chảy mãi trong lòng ta, cho ta đôi chút thơ ngây trong cuộc sống, hồn nhiên trong vui chơi và sáng táo. Hãy cho tôi được làm người hát rong ngay trên quê hương xứ sở của mình. Vì nếu không, lồng ngực tôi sẽ vớ ra tức khắc! Hát để người người nhìn nhau thân ái, tươi cười hơn là nhìn nhau đầy nghi ngờ, đố kỵ. Tiếng hát ấy đôi khi có thể làm ta rơi nước mắt, nhưng chắc chắn sẽ không làm ai mếu máo khóc thanh và tuyệt vọng.

Trần Long Ẩn viết ngày 27-4-1998. Nguồn: Tuổi trẻ Chủ nhật 3 tháng 5 1998

When we're young, we often think of leaving; and when we come of age, we often think of returning. A person cannot return if they have no experience of leaving. Leaving and returning doesn't mean the coming and going of ones limbs but is a prolonged journey of feelings and reflection; of practice and creation. And in that way time's stream flows on in silence... Sometimes I tire a bit of the knowledge game and all of the leading, supporting, tragic, and comic roles that I must play in life's endless play; of the flowers, both real and fake, that others offer to me. In my private life I prefer giving to receiving, and usually stripping away more than possessing. One must strip away those things that are not ours or of us in order to nimbly return to ourselves, with the calm village of home river that flows always inside us, to give us a little innocence in life, spontaneity in our amusements and creativity. Let me be an itinerant singer in my own land. Because if I don't, my ribcage will immediately crack! Sing so that people see each other gaily and lovingly more than seeing each other with doubt and envy. That singing sometimes can make our tears fall, but it probably won't make anybody whine and weep and despair.


Ngày 23 tháng 5 năm này tôi có soạn một bài ngắn về "Xin làm một người hát rong" của Trần Long Ẩn. Mới đây tôi tìm lại một vài lời tâm sự của nhạc sĩ về bài ca này. Ông nói rõ hơn về ý muốn khỏi những phiền phức trong đời thường. Ông muốn tìm lại một nguồn góc tốt đệp để được tìm lại sự hồn nhiên trong đời.

Tôi vẫn nghĩ rằng hai việc "đi về" và "hát rong" không hợp với nhau. Nhưng cả hai đều là những cách để được giải thoát, để được ẩn ở tránh đời sống của một người công cộng.

16 tháng 8, 2010

Hãy nhớ lấy lời tôi‏ (Remember My Words) - Tố Hữu (1965)

Có những phút làm nên lịch sử
There are minutes that make history
Có cái chết hóa thành bất tử
There are deaths that become immortal
Có những lời hơn mọi bài ca
There are words more than every song
Có con người như chân lý sinh ra.
There are people who are like the birth of truth
Nguyễn Văn Trỗi!
Nguyễn Văn Trỗi!
Anh đã chết rồi
You have died
Anh còn sống mãi
You still live forever
Chết như sống, anh hùng, vĩ đại.
Dead like alive, heroic, great
Hỡi người Anh, đã khép chặt đôi môi
My dear Brother, you sealed your lips close
Tiếng anh hô: Hãy nhớ lấy lời tôi!
Your voice shouted: Remember my words!
Đang vang dội. Và ánh đôi mắt sáng
They're echoing. And the light of Your eyes
Của Anh đã chói ngời trên báo Đảng
Dazzle upon the paper of the Party

***

Nghìn năm sau sẽ nhớ lại hôm qua
A thousand years from now we'll remember yesterday
Một sáng mùa thu, giữa khám Chí Hòa
An autumn morning in Chí Hòa prison
Anh đi giữa hai tên gác ngục
You going between two jailhouse bulls
Và sau chúng, một người linh mục.
And behind them a priest
Anh bước lên, nhức nhói chân đau,
You step up, your legs in stinging pain
Dáng hiên ngang vẫn ngẩng cao đầu
A proud bearing, head lifted high
Quần áo trắng một màu thanh khiết
White clothing, an incorruptible color
Thây gầy yếu mạnh hơn cái chết.
A thin, weak corpse that's stronger than death
Bầy giết thuê và lũ viết thuê
A gang of hired killers and mob of hired writers
Hai hàng đen, súng cắm lưỡi lê
Two black rows, guns with bayonets fixed
Anh bước tới, mắt nhìn, bình thản
You step forward, eyes watching, at ease
Như chính Anh là người xử án.
Like it's You who are the judge
Cỏ trong vườn mát dưới chân Anh
The grass in the garden cool beneath your feet
Đời vẫn tươi màu lá rau xanh
Life is still fresh, the color of greens
Đây miếng đất của Anh đòi giải phóng
This, Your land demanding liberation
Đây máu thịt của Anh đòi cuộc sống.
Here is Your flesh demanding life.
Anh thét to: "Ta có tội gì đây?"
You shout loudly: "What crime have I committed?"
Chúng trói Anh vào cọc, mấy vòng dây
They fastened you to the stake, a couple of loops of rope
Mười họng súng. Một băng đen bịt mắt.
Ten gun barrels. A black blindfold covers your eyes.
Anh thét lớn: "Chính Mỹ kia là giặc!"
You exclaim: "It's America that's the enemy!"
Và tay Anh giật phắt mảnh băng đen
And your hands snatch the black cloth right off
Anh muốn thiêu, bằng mắt, lũ đê hèn
You want to incinerate with your eyes the villains
Với cái chết, Anh muốn nhìn giáp mặt
In death You want to see face to face
Như ngọn lửa không bao giờ dập tắt!
Like a flame that is never extinguished
Chúng run lên, xông trói chặt Anh hơn
They tremble, rush to tie You more tightly
Đôi môi Anh đã khô cháy căm hờn:
Your lips partched, burning with hate:
Phải chiến đấu không sợ gì súng đạn!
We must fight unafraid of guns and bullets
Lệnh: Hàng đầu quỳ xuống! Một giây thôi
The command: First row kneel down! Just one second
Anh thét lên: Hãy nhớ lấy lời tôi:
He exclaim: Remember my words
Đả đảo đế quốc Mỹ!
Down with American imperialists!
Đả đảo Nguyễn Khánh!
Down with Nguyễn Khánh!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh forever!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh forever!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh forever!
Phút giây thiêng, Anh gọi Bác ba lần!
In this sacred moment, You called Uncle three times!
Súng đã nổ, mười viên đạn Mỹ
The guns have fired, ten American bullets
Anh gục xuống. Không. Anh thẳng dậy
You bend down. No. You rises erect
Anh hãy còn hô: Việt Nam muôn năm!
You still shout: Vietnam forever
Máu tim Anh nhuộm đỏ đất Anh nằm.
Your heart's blood reddens the earth where You lie
Mắt đã nhắm, không một lời rên rỉ,
Eyes have shut, not a groan
Anh chết vậy, như thiên thần yên nghỉ.
That's how You died, like an angel at rest
Chẳng cần đâu, cây thánh giá sắt tây
There's no need the cross of western steel
Của tay người linh mục ném bên thây!
That the priest's hands flung on the corpse!

***

Anh đã chết, Anh Trỗi ơi, có biết
You've died, oh brother Trỗi, do you know
Máu kêu máu, ở trên đời, tha thiết!
Blood calling for blood, in life with devotion
Du kích quân Ca-ra-cát đã vì Anh
Caracas guerrillas, because of You
Bắt một tên giặc Mỹ giữa đô thành.
Captured an American enemy in their city.
Anh đã chết. Anh chẳng còn thấy nữa
You've died, You no longer see
Lửa kêu lửa, giữa miền Nam rực lửa
Fire calls for fire, in the South aflame
Như trái tim Anh, ôi lửa nào bằng!
Like Your heart, oh there's no fire its equal!
Phút cuối cùng, chói lọi khối sao băng...
The last minutes, the radiance of shooting stars...
Hãy nhớ lấy lời tôi!
Remember my words!
Nguyễn Văn Trỗi
Nguyễn Văn Trỗi
Lời Anh dặn, chúng tôi xin nhớ:
The words you instructed, we ask to remember:
Hãy sống chết quang vinh
Live and die in glory
Trước kẻ thù không sợ
Before the enemy unafraid
Vì Tổ quốc hi sinh
For the Fatherland to sacrifice
Như đời Anh, người thợ.
Like Your life, a worker.

23-10-1964


Bài thơ này có chất thần thánh. Sự chết của Nguyễn Văn Trỗi cũng huyền bí như Giê su phục sinh lên trời. Ba lần Giê su gọi chúa, ba lần Nguyễn Văn Trỗi gọi Hồ Chí Minh. Lúc "gục xuống" thì "thẳng dậy" như sống lại. Thân chết của Nguyễn Văn Trỗi là như "thiên thần yên nghỉ." Dù có những nét khá tín ngưỡng Tố Hữu bắc bỏ những cái thuộc Ki tô giáo - cây thánh giá và ông linh mục. Người linh mục này cùng các gác ngục như dọa Nguyễn Văn Trỗi.

Tố Hữu nhắc đến "lũ viết thuê." Tôi xin lỗi cố nhà thơ này nhưng làm công chức cho một chính quyền cũng là một cách làm việc thuê.

Hình ảnh tôi thích nhất trong bài thơ này là "Cỏ trong vườn mát dưới chân Anh." Nguyễn Văn Trỗi đi chân đất và dù thân thể bị đau xót bao nhiêu có sự an ủi của cỏ trên đất - "... miếng đất của Anh đòi giải phóng."

Bài thơ này là về sức lực của lời nói. Dù đời Nguyễn Văn Trỗi đã kết thức, các lời được vang lại nhờ nội dung và thái độ của những lời ấy (và nhờ những người viết thuê). Vụ tử hình này cũng làm cho Nguyễn Khánh (một nhân vật không đáng kể cho lắm) được bất tử.

13 tháng 8, 2010

Đại chúng không lời

American workers cannot compete with Chinese. This has much less to do with any cultural factor, it's not so much because we're less industrious or disciplined, we can't compete simply because we're not slaves. Transplanted to America, a Chinese wouldn't be able to compete with his clone in China. China is a totalitarian country where unions are disallowed, and this helpless, disempowered work force is exactly what the Capitalists want. Hence the seemingly odd marriage between corporate bosses and these "Communists." The real meaning of globalism, its true aim, is to exploit as ruthlessly as possible the workers, and also the environment, the earth, so that a few fat cats at the top can become insanely wealthy.

Các công nhân Mỹ không thể cạnh tranh với các công nhân Trung Quốc. Việc này thuộc rất ít về yếu tố văn hóa nào, và không phải vì chúng ta kém về tính siêng năng hay kỷ luật bao nhiêu. Chúng ta không thể cạnh tranh vì lý do đơn giản là chúng ta không phải là dân nô lệ. Nếu được di cư ở đất Mỹ một công nhân Trung Quốc sẽ không thể cạnh tranh với bản sao của mình còn ở Trung Quốc. Trung Quốc là một nước chuyên chế, nơi mà các công đoàn bị cấm, và lực lượng lao động vô quyền, vô lực này được theo đúng ý muốn của các nhà tư bản. Vì thế mà có cuộc kết hôn kỳ quặc giữa các ông trùm của các công ty và những "nhà cộng sản" này. Nghĩa thật của chủ nghĩa toàn cầu, mục đích chính của nó, là bóc lột bằng cách tàn nhẵn nhất các công nhân cùng với môi trường và trái đất này để một số ít các con mèo ú ở phía trên có thể thành giàu có đến mức điên cường.

trích: Linh Đinh, "Wordless masses," Common Dreams.org 10 tháng 8 2010.

Linh Đinh là một nhà văn Mỹ gốc Việt có đi "thực tế" trong xã hội Mỹ để tìm hiểu về tình hình bị những người trong xã hội bị loại bỏ trong quá trình toàn cầu hóa. Ông có soạn một blog với những bức ảnh chứng minh bằng tình hình này.

11 tháng 8, 2010

nhạc khiêu vũ Sài Gòn 1963?





Vietnam Saigon Coup, nhà nhiệp ảnh: Larry Burrows
Nguồn: Life Images, © Time Inc

Đầu đề hai bức ảnh này là Việt Nam Cuộc lật đổ Sài Gòn, vậy tôi đoán rằng hai ảnh này được chụp ngay sau khi hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị ám sát. Trong các hình ảnh có người đang nhảy điệu twist và twist bị cầm thời Diệm. Tôi nghĩ rằng đây là một cuộc vui mừng nhân dịp được nhảy tiếp điệu twist.

Rất tiếc là không biết tên của các nhạc công trong hai bức ảnh này.

9 tháng 8, 2010

Anh sống mãi ngàn năm (You'll Live Always, A Thousand Years) - Lương An (1964)

Ra giữa pháp trường
Coming into the execution grounds
Khi mỗi bước nhích gần thêm cái chết
As each step inches closer to death
Khuôn mặt xanh xao không hề sợ sệt
A sallow face that has never been faint-hearted
Lòng anh vẫn như mặt biển bình yên
His heart is still like the calm sea

Giặc run tay, mười khẩu súng chĩa vào tim
The enemy's hands tremble, ten rifle barrels pointed at his heart
Anh giật tung chiếc băng đen bịt mắt,
He shakes off the black blindfold that covers his eyes
Quê hương đó -- không để gì che khuất
My homeland's out there - there's nothing to conceal
Nắng mùa thu, những hàng me hàng phượng xanh ngần
The sunlight of autumn, rows of rich green tamarind and poinciana trees

Bỗng tư lòng anh những khẩu hiệu vang ngân:
Suddenly from his heart, slogans echo forth
"Hồ Chí Minh... Việt Nam muôn năm...!!"
"Hồ Chí Minh... Vietnam forever...!!"
Con người anh bị vây trong lòng địch
His body is surrounded in the belly of the enemy
Mà hồn anh đã sớm vượt ra ngoài!
But his soul has quickly broken free outside!

Cái chết kiên trung chưa ghi chép đủ đầy
This loyal death has not yet been adequately recorded
Mỗi dòng trên còn bao điều chưa nói
For every line, there are so many things yet unsaid
Ôi người công nhân Sài-Gòn hăm năm bốn tuổi
Oh Saigon worker age of 25
Sinh ra giữa khởi nghĩa Nam-Kỳ
Born midst the Southern general uprising
Dòng sữa mẹ hiền, chén nước đất quê
A kind mother's milk, a cup of home's water
Cũng thêm nóng giũa những ngày đỏ rực
Are even warmer in those glorious days
Những lời mẹ ru sáng ngời gương bất khuất
The words of your mother's lullaby illuminated unyielding exemplars
Võ Văn Tần, Hà Huy Tập, Minh Khai...
Võ Văn Tần, Hà Huy Tập, Minh Khai...

Vừa lớn lên, đời đã thấy chua cay
Just as he grew up, he found life bitter
Hết giặc Pháp lại những thằng giặc Mỹ
As French enemy ended, then the American enemy
Bao câu hỏi mãi giày vò tâm trí
So many questions tormented his heart and soul
Trên mỗi ngả đường, giữa mỗi ca đêm
Upon every road, on every night shift

Hình ảnh Bác Hồ (tên của lòng tin
Uncle Hồ's image (name of belief
Tên của quê nhà ngẩng đầu kiêu hãnh)
Name of the homeland proudly raising its head)
Bổng hiện đến -- như một luồng điện mạnh
Suddenly appears -- like a strong jolt of electricity
Thắp sáng hồn anh, rọi hướng chân đi
Lighting his soul, illuminating the direction for his feet to go

Tuổi thanh xuân nào biết sợ gian nguy
Who among our youth fear peril?
Lúc cuộc sống đã rõ ràng chân lý:
At a time when life has a clear truth:
Giữa chúng ta và quân thù xâm lược Mỹ
Between us and the invading American army
Dù ở đâu cũng chỉ có căm hờn
Even any place there's only hate
Chỉ có đấu tranh một mất một còn
Only the fight, for every loss one still stands
Chỉ có tự do ở đầu mũi súng.
There's only freedom at the end of a gun.
Tù ngục không thể làm anh cúi xuống
Their prison's cannot make him bow his head
Niềm tự hào trong mắt vẫn long lanh.
The pride in his eyes still glistens

Ôi cuộc đời và phút cuối của anh
Oh, his life and final minute
Một tâm hồn lớn trong một thân hình mảnh dẻ
A grand soul in a slim frame
Một tuổi xuân góp bằng nhiều thế hệ
A young life contributing through many generations
Một trái tim không thể bị giam cầm
A heart that cannot be confined
Một cái chết --
A death --
không --
no --
anh sống mãi ngàn năm.
you'll live always, a thousand years.

nguồn: Văn nghệ 30 tháng 10 1964


Với Nguyễn Văn Trỗi nhiều lần các thi sĩ tìm đến thuật hùng biện có tính mẫu thuận. Bị bao vây rồi được vượt ngoài, một tâm hồn lớn - một thân hình mảnh dẻ, một tuổi xuân - nhiều thế hệ, chết nhưng cứ sống mãi ngàn năm. Tôi cũng thích cái hình ảnh Hồ Chí Minh gây sốc như một cú điện tử, nhưng viết kiểu ấy là như nhân vật không được tự do ý chí - "rọi hướng chân đi."

Tôi cũng đồng ý với khái niệm cái đời và chết của Nguyễn Văn Trỗi "chưa ghi chép đủ đầy / Mỗi dòng trên còn bao điều chưa nói."

8 tháng 8, 2010

Cuộc sưu tầm xe đạp ở Việt Nam

Bức ảnh này của Thông tấn xã Liên hiệp quốc tế (United Press International) được đăng trong hai báo San Francisco Chronicle và Los Angeles Times ngày 27 tháng 8 1963. Đây là một biển xe đạp của những sinh viên bị bắt giam trong cuộc biểu tình chống chế độ Ngô Đình Diệm hôm chủ nhật 25 tháng 8 1963. Ngày đó cũng là hôm Quách Thị Trang bị bắn chết.

Owners in Jail - Bicycles and motorcycles jammed together on sidewalk near University of Saigon give evidence to number of students dragged from them and jailed by police on Sunday.

Các chủ xe ở tù - Các xe đạp và xe máy nhồi trên vỉa hè gần Trương đại học Sài Gòn chứng minh số đông người sinh viên bị công an kéo và bắt giam hôm chủ nhật.

5 tháng 8, 2010

مڈھی (Gốc cây còn lại) -نجم حسین سید (Najm Hussain Syed)

سنمے کول پرانے جتھے ٹھانہ اے
پپلی دی چھاں آہی
مڈھی رہ گئی اے
نویں فٹ پاتھ وچ آیی اے
کل اک بڈھرا مڈھی تے بیٹھا ویکھے آون جاون جویں کرسی توں
چونک وی کھلھا ہوگیا وے گڈیاں وی کھلھیاں نیں
نیڑے ہو میں پچھیا اے "موجاں؟"
وچو وچ ہسیا اے
اج لنگھیاں
اوہ چست چوکنا مڈھی تے گھر دے دھوتے پائی بیٹھا اونویں تکداے
" آج وی ڈیوٹی اے؟" میں ہسدا کول گیاں
اکھاں کھلیاں نیں پر آپ تے سوں گیا لگدا اے


Gốc cây còn lại - Najm Hosain Syed (Jason Gibbs dịch)

Gần rạp xi-nê, cạnh trạm công an xưa
Nơi bóng mát cây đề đã che
Chỉ còn lại gốc cây ở đó
Bị vây quanh bởi vỉa hè mới
Hôm qua một ông cụ ngồi ở trên, nhìn giao thông đi lại như
Đậu trên một ghế
Ngã tư rộng lớn thêm, các xe ô tô cũng thế
Tới cụ tôi hỏi "Có gì vui chưa thưa cụ ?"
Trong bụng cụ cười thầm
Tôi lại dạo qua cụ hôm nay lúc mà
Ngồi trên gốc cây còn lại mặc quần áo giặt tay, cụ tỉnh táo, nhìn chằm chằm
"Lại đang làm việc hả?" tôi cười lúc tới gần
Dẫu đôi mắt mở to, cụ đã ngủ khì.


Stump - Najm Hussain Syed (translated by Moazzam Sheikh from Punjabi)

Near the cinema, by the old police station
Where the shadow of the pipal tree hovered
Just the stump is left, there
It's now engulfed by the new sidewalk
Yesterday an old man, sitting on it gazed at the traffic as if
Perched on a chair
The thoroughfare has grown, so have the cars
Approaching, I ask him, "Having fun yet?"
He'd laughed inwardly
I passed him today as he
Seated himself on the stump wearing home washed clothes, alert, staring
"Back on duty again?" laughing I approached
Though his eyes were wide open, he'd fallen asleep

Đây là một bài thơ tiếng Punjabi một bạn tôi dịch sang tiếng Anh rồi tôi dịch sang tiếng Việt.

4 tháng 8, 2010

Em là vì sao sáng (You're a Bright Star) - Nguyễn Hiền (1963)


nguồn: Wikimedia Commons

(Tưởng niệm hương hồn Quách Thị Trang, nữ sinh đã bỏ mình trong cuộc biểu tình chống độc tài tại công trường Diên Hồng Saigon, ngay 25-8-1963.)

(In memory of Quách Thị Trang, the co-ed who lay down her life during a demonstration opposing dictatorship at the Diên Hồng public square, August 8, 1963)
NH

Mũi súng oan-khiên đã giết rồi,
Gun barrels, unjustly they've murdered their victim
Hết đời cô gái chớm đôi mươi.
Ending the life of a girl on the verge of twenty
Tên em viết giữa công trường lớn,
Your name is written in the great public square
Sóng mắt nương theo bóng Phật-đài
Waves of eyes leaning on the image of Buddha's altar


Kiên Giang (trích trong bài thơ: "Quách Thị Trang, tên em viết giữa công trường lớn") [excerpted from the poem: "Quách Thị Trang, you name is written in the great public square]

Slow Moderato, Cantabile

Trang hỡi Trang em là vì sao sáng.
Trang, oh Trang, you're a bright star
Giữa khung trời mây trắng với trăng thanh.
Midst heaven's vault white clouds with a clear moon
Rồi một sớm có bao nhiêu đầu xanh.
Then early one morning so many young
Siết tay nhau, giục giã em lên đường.
Clasp each other's hands, hasten you along the road

Tôi với em chưa hề quen hay biết.
You and I have never met
Xót xa nhiều khi viết đến tên em.
Pain I often feel when I write your name
Vì đại nghĩa máu em đã hòa thêm.
For a higher duty your blood has blended
Thắm tô lên trên tà áo trinh nguyên.
Flushes upon your virginal blouse

Nhưng hôm nay tưng bừng.
But today is jubilant
Non sông đang vui mừng.
The rivers and mountains rejoice
Ðâu bóng hình Trang giữa trời quê hương.
Somewhere Trang's image is in our homeland's sky
Những mái tóc chấm vai.
Strands of hair touching your shoulders.
Sân trường tìm đâu thấy em thơ đùa trong ánh nắng ban mai.
Where can we find you the schoolyard, youngsters playing in the early morning sunlight

Tôi khóc em trong chiều nay mây tím.
I cry for you this evening in purple clouds
Nén hương lòng tôi thắp nhớ tên em.
Incense sticks my heart light remembering your name
Hình hài mất, nét tinh-anh còn đây.
Your form is lost, your essence remains.
Giữa muôn tim, em còn mãi không phai.
In thousands of hearts, you never, ever fade.

Kiểm duyệt số 94/BTT/VHV/CK ngày 26-12-63

Nguyễn Hiền là một nhạc sĩ Hà Nội di cư vào nam. Quách Thị Trang cũng là một người gốc miền Bắc di cư vào nam.

Đầu đề của bài báo mà David Halberstam viết cho New York Times trên trang 1 của báo New York Times ngày 26 tháng 8 năm 1963 là:

Crackdown on Students Continues in South Vietnam: Vietnam Arrests Students In Drive To Halt Protests: Regime Takes 600 to 1,000 to Camps for Detention--Troops Mass in City -- Girl Reported Killed -- Saigon Reiterates Charge of Buddhist Link With Reds

Vụ đàn áp sinh viên tiếp tục ở Nam Việt Nam: Việt Nam bắt giữ các sinh viên trong đợt để dựng các cuộc biểu tình: Chế độ bắt giam từ 600 đến 1000 người--Quân tập trung ở thành phố--Có tin rằng một cô gái bị chết--Chính quyền Saigon lập lại buộc tội Phật tử kết hợp với phe đỏ


Lúc ấy chính quyền Ngô Đình Diệm chắc thấy hoang sợ. Những người lính chắc cũng thấy hoang sợ vì không biết cách kiềm chế đám đông sinh viên. Tôi nghĩ rằng họ vô kỷ luật bắn súng rồi chết cô Quách Thị Trang. Chế độ Diệm buộc tội các sinh viên thuộc phe cộng sản. Đảng Cộng Sản cũng rất vui nhận Quách Thị Trang là một liệt sĩ của công cuộc giải phóng nước như Trần Văn Ơn chẳng hẳn. Trang và Ơn thuộc về "tấm gương những vị anh hùng trẻ tuổi." Nhưng lý lịch Trần Văn Ơn thì rõ (và đỏ) - lý lịch của Quách Thi Trang không rõ đâu và tôi chưa thấy nét hồng nào.

Tôi đang làm công trình soạn một bài nghiên cứu về các ca khúc tưởng niệm trong thời chiến tranh. Có lẽ trong những nhân vật được những bài ca như thế thì Quách Thị Trang dễ quý mến nhất. Cô thuộc phái bất bạo động (nonviolent), không nghĩ đến bạo lực, để đòi chính quyền không đàn áp gia đình Phật tử. Đây là kiểu của Gandhi và Martin Luther King và theo tôi là phương pháp duy nhất mà một cá nhân hay đám đông có thể thay đổi xã hội mà có thể gọi là văn minh. Quách Thị Trang thật sự là tấm gương mẫu. Không phải một người dấn thân, nhưng chỉ đòi những người cầm quyền trong xã hội phải đối xử với dân một cách nhân đạo bằng một cách nhân đạo.

Chưa chắc rằng bài ca "Em là vì sao sáng" có "vượt thời gian." Bài ca này thì hình như ít được hát. Hồi xưa Nhật Trường có thâu đĩa cho công ty Sóng Nhạc. "Em là vì sao sáng" là ấn phẩm thứ 5 của loạt "1001 Bài Ca Hay" in cuối năm 1963 hoặc đầu năm 1964.

Tôi không biết toàn thể bài thơ của Kiên Giang ở trên có được đăng ở đâu. Bài thơ này và "Em là vì sao sáng" cũng tìm một niềm an ủi trong đạo Phật. "Nén hương lòng tôi thắp nhớ tên em. / Hình hài mất, nét tinh-anh còn đây." Và tên của cô vẫn còn đây với bùng binh Quách Thị Trang ở trung tâm thành phố Sài Gòn. Đây là một cách tưởng niệm xứng đáng.

Những hình ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa có các nhìn lên đến một tương lai rực sáng. Với pho tượng của Quách Thị Trang (xem ở trên) mắt cô nhìn thẳng vào mắt mình - một cách tự nhiên và nhắn nhủ.

Bìa bản nhạc có tranh họa của Duy Liêm đã từng minh họa rất nhiều bìa bản nhạc. Bìa này chỉ sử dụng đến bốn màu là trắng, xám, vàng và đỏ.

Những bức tranh tuyên truyền rất ít cho chúng ta xem hiệu quả của bạo lực là như thế nào. Cô mặc áo dài trắng của nữ sinh Sài Gòn với chiếc cặp và đôi dẹp. Hình ảnh của cô lớn hơn chợ Bến Thanh ở phía sau. Nét máu trên ngực của cô là "vì đại nghĩa" - như vậy thì mọi người phải xem, phải biết. "Thắm tô lên trên tà áo trinh nguyên."

Nghe Trang Mỹ Dung ca "Em là vì sao sáng" (tôi thích giọng hát của Trang Mỹ Dung nhất trong làng ca nhạc Việt thời trước 1975).