Cũng đành xin làm người hát rong.
Reluctantly I ask to be an itinerant singer
Chỉ mong đời không chê trách.
Only with the wish that life does not scorn this
Chỉ mong chuyến xe muộn màng không dừng sớm khi đang rong chơi.
Only with the wish that the tardy bus doesn't pause early as I wander free.
Cũng đành xin làm người đến sau.
Reluctantly I ask to be the one who comes after
Để nghe niềm đau phía trước.
To hear of the pain in front
Tình như chiếc môi dịu ngọt.
Love like soft sweet lips
Treo hờ hững trên cây hoang đường.
That hang indifferently upon a fabulous tree
Thôi đành đi về lại quê xưa.
That's all, reluctantly I return to my old home.
Thôi đành xin về dòng sông đó.
That's all, reluctantly I ask to go back to that river.
Từ bao năm chân phiêu lãng quên quay về.
For so many years these wondering legs had forgotten to turn back.
Từ bao năm em như mãi ngủ mê.
For so many years it's like I/you were in deep slumber
Như mây chiều như mây chiều để cơn gió đưa.
Like afternoon clouds letting the wind take them
Dù trăm năm ai quên lũy tre làng.
Even after a hundred years who can forget the village's bamboo hedge.
Dù ngàn năm ai quên tiếng mẹ ru.
Even after a thousand years who can forget the sound of mother's lullaby.
Ơ ơ ơ ơ ơ tiếng ru hời ngày xưa.
Oh, ah, the sound of that lullaby of days long ago.
Kiếp này xin làm người hát rong.
In this life I ask to be an itinerant singer
Để cho tình yêu lên tiếng.
To allow love to lift its voice.
Để cho trái tim bội bạc.
To allow the heart to be thankless.
Không còn đến trong đêm hoa đăng.
No longer coming on evenings of night's flowered lanterns
Sẽ còn câu chuyện người hát rong.
It will remain, the story of the itinerant singer
Còn nghe ngày sau kế tiếp.
Still heard in the coming days
Tặng riêng những ai thật lòng.
A present for just those people who are sincere
Đang còn hát yêu thương con người.
And still sing their love for people
Ca khúc "Xin làm người hát rong" có mặt trên top 10 của Làn Sóng Xanh từ 4 thăng 7 năm 1999 qua giọng hát Mỹ Linh, rồi đầu tháng 8 năm ấy qua giọng hát của Phương Thanh. Bài hát này được điểm số 1 của tháng ấy.
Những năm tháng ban đầu chương trình Làn Sóng Xanh bị chê trách nhiều vì chất lượng của ca khúc mà thính giả lựa chọn. Nói cụ thể hơn chương trình ấy bị chê trách vì không cho phổ biến các ca khúc được giải của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Nhạc sĩ Thế Bảo trong bài "Vì sao ca khúc được giải Hội Nhạc sĩ Việt Nam không có mặt trong top ten" (Thể thao và Văn hóa #22 16-3-1999, tr. 24) có viết: "...người ta vẫn có cảm giác phần lớn tác phẩm của họ [họ là các nhạc sĩ soạn ca khúc top ten] hình như chưa đủ sức năng để ở lại với thời gian, vẫn thiếu một cái gì đó để có thể đặt họ bên cạnh những tên tuổi đã làm nên ca khúc mới của Việt Nam từ nhiều chục năm nay... Cái thiếu ấy có lẽ không thuộc về khả năng âm nhạc mà là về nội tâm, về vốn sống, về thân phận về trình đội và sự hiểu biết vă hóa trên bề rộng."
"Xin làm người hát rong" là trong những ca khúc ít ỏi được giải của Hội Nhạc sĩ mà lên top ten Làn Sóng Xanh. Bài hát này của Trần Long Ẩn được Giải nhì năm 1998 - nghĩa là bài hát này được đánh giá là có chất lượng.
Mỹ Linh hát "Xin làm người hát rong":
Mỹ Linh hát một cách khá "nội tâm" - ca sĩ đứng tại một chỗ như một cây. Vài lần ca sĩ nhắm mắt, nhìn xuống. Cử chỉ bằng tay thì không nhiều. Phong cảnh ánh màu xanh cũng buồn buồn (kể cả lạnh lùng), nhưng không đầy cảm xúc.
Giai điệu bài ca này rất đẹp, rất hay. Nói có bản sắc thì phải. Nhưng tôi vẫn "thắc mắc" về quãng năm giảm (giữa nốt của hai từ "hờ hững") một quãng âm mà không có trong ngũ cung nhạc Việt truyền thống.
Bài ca này không có "tôi/ta" nào cả. Trong ca từ chỉ có riệng một đại từ chỉ ngôi là "em." Nhưng em có phải là người nghe hay là người hát? Để mà dịch ca từ này tôi phải xen kẽ nhiều chữ "I" vào bản dịch. Một điều nữa là ca từ trong ca khúc thiếu những tính từ có chất xúc cảm - không có vui buồn nào cả. Chỉ có riêng "niềm đau" - nhưng đây không phải là sự đau đớn của người hát rong lại là của người ở "phía trước" (tiên phong?). Hình như người hát rong không có cảm xúc riêng nhưng là người "kỹ sư tâm hồn." Phải chăng người này là kỹ sư để đẩy xuống những xúc cảm cá nhân, vì sợ sức mạnh của những xúc cảm ấy?
Nhưng người kể chuyện này thì "đành" và "xin." Nghĩa là không "xung phong." Người này cũng e rằng việc hát rong sẽ trái với ý muốn của xã hội (sẽ chê trách). Có một mẫu thuận trong ca khúc này tôi thấy khó giải thích - là người hát rong này vừa "đành xin" rong chơi vừa "đành xin" về quê. Tất nhiên miền quê hương là một niềm an ủi lớn, nhưng nói thật thì việc về hẳn rất khó. Trong đời sống hiện đại thì một chuyến về luôn là ước mong không phải là thục tế.
Bài ca này cũng được Phương Thanh hát trong phim "Trái tim không ngủ yên" của Châu Huế đạo diễn. (Tôi chưa xem lần nào, nhưng hình như phim này không được coi như một phim hay).
Hình như video ở trên có những cảnh trong phim ấy? Video này cũng làm một khung khác để nghĩ đến ca khúc này. Phương Thanh có tìm cảm xúc trong ca khúc này - ca sĩ hát luyến láy, hít thở khát khao. Trong ca từ thì có hình ảnh "hoa đăng." Trong video thì có minh họa hình ảnh ấy, nhưng cách thể hiện của Phương Thanh cũng là một cách minh họa nữa. Tôi nghĩ rằng hoa đăng là một ẩn dụ của sự ngây thơ, sự vô tư. Cách hát của Phương Thanh có sự hồn nhiên mà tôi thấy rất thích hợp - mới làm cho ca khúc này được thật hay.
Có một khung khác để hiểu biết ca khúc này là tiêu sử của tác giả. Thí dụ: "Có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam nhưng Trần Long Ẩn suốt đời chỉ xin làm người hát rong. Chính sự khiêm nhường ấy đã đưa âm nhạc của ông đến gần hơn với công chúng, được công chúng đón nhận như những sẻ chia về tình người – tình đời" [xem "Khúc tự tình của 'người hát rong'"]. Theo tôi biết thì cùng với việc sáng tác chủ yếu ông Ẩn là người của phong trào, rồi là công chức. Ông có nhiều trách nhiệm. Chắc kèm theo trách nhiệm có âu lo nữa mà thỉnh thoảng muốn giải thoát. Một đời rong chơi sẽ có sức quyến rũ đặc biệt với một người ở cương vị ông. Một "người đến sau ... nghe niềm đau phía trước" thì là hơi hơi như đi thực tế, sống gần dân.
Bài báo vừa trích ở trên nói đến sự "khiêm nhường" của nhạc sĩ. Khiêm nhường đến mức ca từ này không có tôi / ta không có cảm xúc cá nhân. Và chỉ có "đành" và "xin" và mong - nhạc sĩ chỉ có đòi hỏi, có nhu cầu khá khiêm nhường nữa.
Tôi xin trở về phía phim "Trái tim không ngủ yên." Trong phim ấy Phương Thanh đóng vai một người ca sĩ trẻ tên là Hà Nhung. Trích bài báo "Ca sĩ đóng phim" của Vũ Thanh Bình (Tuổi trẻ 8 tháng 10 năm 1998): "Nhung là một cô gái mơ mộng và hát hay. Mồ coi mẹ, cô đã nhiều lần cùng người cha lang thang hát rong trên đường kiếm sống. Nhưng rồi người cha cũng qua đời. Được một vị linh mục nhận về nuôi trong một tỉnh lẻ, cô có dịp trau dồi âm nhạc với dàn đồng ca ơ đây..."
Vậy có những nét khá thích hợp với bài ca "Xin làm người hát rong" - không biết người soạn kịch bản phim có lấy cảm hứng từ ca khúc này, hay ca khúc này có được viết cho cuốn phim này?
Một người hát rong cũng có thể gọi là một hòn đá lăn (rolling stone). Một hòn đá lăn ngại trao xúc cảm cho mọi người, nhưng cũng muốn hiến cho quần chúng (những ai thật lòng) những gì mà có thể trao được, trong đó có tình yêu lên tiếng. Hòn đá lăn này cũng lưu luyến với một miền quê dù quê hương đó không còn ngoài những hình ảnh quen thuộc. Đọc ca từ thì khó thấy tình yêu đó, nhưng qua tiếng hát của Phương Thanh thì tình yêu đó thật sự được lên tiếng.
Welcome The Parabola Group
7 giờ trước
1 nhận xét:
Bài "Xin làm người hát rong" là bài hát viết cho phim "Đêm hoa đăng", một bộ phim không bao giờ được trình chiếu.
Đăng nhận xét