28 tháng 12, 2017

Ngày tạm biệt (Day of Farewell) - Lam Phương (1962)

Hôm nay đây còn vui trông thấy nhau bên tiếng ca tiếng đàn vượt trời cao,
Today still we're happy seeing one another next to singing and playing that goes past the high skies
Lời vui thắm thiết đưa trao như khi mới gặp nhau;
Happy, intimate words delivered like when we had just met;
Nhưng anh ơi ngày mai ta cách xa:
But dear, tomorrow we'll be far apart:
Anh kinh đô tôi phải về miền xa.
You in the capital city, I've got to go to a place faraway.
Biệt ly ai khéo gieo chi lên bao mái đầu xanh!
Farewells, who cleverly casts them upon so many young heads!

Nhớ hàng phượng thắm ven đường mỗi lúc chiều buông tan tác rơi cài lên mái tóc xanh
I remember the rows of vivid poincianas along the road every evening drooping, scattering, falling, sticking to young foreheads
Với bóng dáng ai chiều ấy nâng niu tà áo biết nói gì khi chia ly.
With someone's shape that evening, caressing a shirt flap, what is there to say when departing

Anh nghe chăng ngoài kia hoa vẫn rơi bên xác hoa âu sầu vì tả tơi,
Can you feel it, out there flowers are still falling, aggrieved dead petals because they're tousled
Ngàn ve buông tiếng nỉ non như thương cho người đi
Thousands of cicadas release their complaints like pitying the one leaving
Thôi chia tay cạn ly vui chúc đi.
That's all, separate and empty the glass of happiness.
Ta chúc nhau những gì đẹp lòng nhau.
Let's wish each other each whatever brings satisfaction
Dù thời gian có phôi pha ta không bao giờ quên.
Though time fades, we'll never forget

nguồn: Lam Phương, "Ngày tạm biệt," (Sài Gòn: Nhà xuất bản Tinh hoa Miền Nam, 1962).

Thanh Thúy ca "Ngày tạm biệt" - Việt Nam M 3313-14

19 tháng 12, 2017

Tinh thần ngày 1-5 muôn năm! - Khánh Tông (1967)


nguồn: Cờ Giải Phóng số Kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao Động 1971, tr. 1

Công nhân (cầm búa), nông dân (cầm liềm), bộ đội (cầm súng), và trí thức (cầm sách và đeo kính nữa).  Dưới lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

18 tháng 12, 2017

14 tháng 12, 2017

Như bóng quê xa (Like The Shadow of a Distant Village) - Trần Dạ Từ (1987)

Ta lớn lên khi hờn oán đang gào thét
I grew up when malice was shouted loudly
Ta biết nhau khi cuộc chiến đang tràn lan
We came to know each other as the war spread far and wide
Trong dằng dặc bạo tàn
During interminable destruction
Em đã cho anh nụ cười vui trong tóc
You gave me a joyful smile from framed within your hair
Trong đêm đen chết chóc
During black nights of death
Em đã cho anh dòng lệ ấm trên môi
You have offered warm tears on my lips

Người yêu ơi
Oh my love
Nụ cười em như sao mai rạng rỡ
Your smile is like the renowned morning star
Còn theo ta dù đêm sâu buốt giá
Still following me through the deep, freezing night
Khi bên tai ta cái chết thì thầm
When at my ears death whisps
Người yêu ơi
My love
Dòng lệ em trên môi ta vẫn ấm
Your tears are still warm on my lips

Năm tháng rồi nguôi dần những hàm oan
With the passing of months and years, the injustice gradually relents
Nắng mưa rồi lấp dần những trận chiến
Sunlight and rain cover over the battles
Rồi một ngày không xa
Then one day not too far
Những lời oán hận thôi gào thét
Rancorous words will stop being screamed out loud
Và chỉ còn lại nụ cười em
And all that's left is your smile
Mênh mang như bóng quê xa
Vast like the shadow of the distant village
Và chỉ còn lại tình yêu em miên man trong trái tim ta.
And all that's left is your endless love in my heart


viết ở trại Hàm Tân

nguồn: Trần Dạ Từ, Nụ cười trăm năm: Tuyển tập ca khúc (Westminster, CA: Việt Báo Foundation, 2011)

12 tháng 12, 2017

Qua xóm nhỏ (Passing The Little Hamlet) - Mạnh Phát (1962)

Rồi chiều nào anh qua xóm vắng
So what evening did you pass the deserted hamlet
Đã mấy mùa trăng anh cách xa
How many seasons of moons have you been far away
Mấy lần nghe tim thiết tha
More than a few times felt an insistent heart
Cớ sao anh tưởng là hôm qua
Could you imagine that yesterday
Đôi ta hẹn nhau giữa lòng mây rặng tre già
That the pair of us promised to meet
Mặn mà làm sao
Impassioned so
Nhìn trăng lên xa xa
Watching the moon rise afar
Hai đứa thì thầm chuyện cũ qua
The two us whisper of stories past
Ước ngày mai nở hoa
Dreams for a tomorrow in blossom
Mười năm vai mang phong sương, bước đến lối thương mộng biết sầu vương
Ten years, shoulders bearing mist, stepping on a path of loving dreams, knowing sorrow attached

Rồi từ mùa trăng xa xôi
From that moonlit season long ago
Đã nhủ lòng thôi nhớ thương
Reminding my heart to cease its longing
Cả cuộc đời cho gió sương
All my life for wind and mist
Nhớ hôm em dàu dàu nhìn anh đi
I remember the day gloomily you watch me go
Long lanh bờ mi
Glittering eyelashes
Ngắt cành hoa ngay bên đường
Plucking a flower at the roadside
Anh hỏi buồn không
I ask are you sad
Mà sao em không nói
So why won't you speak
Cho thấy cuộc đời thêm ấm vui
To feel that life is more content
Thấy nụ cười trên khoé môi
To see a smile on the edge of your lips
Chiều nay giữa lúc nhớ mong
This afternoon in the midst of longing
Nương theo gió qua
Relying on the passing wind
Tiếng sáo buồn đưa
Leading the sad flute's sound

Ngày ấy người em gái thuở xa xưa
Back then, my girl of times distant
Chờ khi đầu xuân
Waited for spring's start
Đến lúc tàn đông lạnh lẽo
Till the moment breaking up cold winter
Mà người đi mãi phương trời nào lãng quên
I he goes forever on some forgotten horizon
Hồn còn tìm thấy bóng dáng xa xưa
Soul still seeking a distant figure
Thời gian mấy chốc đi qua
Time, a few moments have passed
Người anh còn vui kiếp sông hồ nơi trời xa
He is still happy in his happy lot at the rivers and lakes at sky's end
Thì người em gái nơi quê nhà chờ mấy đông
And she at the home village waiting a few winters
Tình qua bên sông
Love crossing the river

Chiều nay tìm về thăm xóm ấy
This afternoon looking back home to visit that hamlet
Nghe kể rằng một ngày cuối đông
Hearing that one day at winter's end
Pháo hồng nhuộm trên bến sông
Rosy fireworks tint the river crossing
Có cô em nho nhỏ đẹp thương mong
There's a pretty, dreamy, little girl
Bước xuống thuyền hoa
Stepping into a flowery vessel
Kết bằng màu sắc hồng
Bound by a rosy color
Ôi buồn làm sao
Oh, it's so sad
Chiều nay bên xóm vắng
This afternoon by the empty village
Không tiếng thì thầm chuyện cũ qua
Without the whispering of stories past
Ước ngày mai đời nở hoa
Wishing that tomorrow that life will blossom
Chỉ biết vương trên bến sông
Only knowing attachment at the river crossing
Tiếng sáo nhớ mong
The sound of the longing flute
Nghe sáo lạnh lòng.
Hearing the flute freezes my heart


Thanh Thúy ca bài "Qua xóm nhỏ" (Dĩa Hát Tân Thanh)

Bạn của tôi, Hà Đình Nguyên, viết status ngày 7 tháng 5 2016 trên Facebook là "Đã thành thói quen từ hơn 3 năm nay, sáng nào trước khi bước vào phòng tắm là mình bật bản nhạc này, đường link này để có thể nghe đi nghe lại...Vừa tắm vừa nghe Giao Linh hát "Qua Xóm Nhỏ" của Mạnh Phát...Tuyệt vời !"

30 tháng 11, 2017

11 giờ 30 đêm qua có động đất trong thành phố Hanoi và ở ngoại ô (1935)


Hanoi. -- Đúng 11 giờ 30 đêm qua, có động đất trong gần khắc thành phố Hanoi và ở ngoại ô. Các hoành phi, câu đối thấy tự nhiên lúc lác; các ghế ngựa, bàn ghế thấy xê dịch; nhiều ngươi ngồi trên ghế cứ lắc lư như người lên đồng; nhiều người đang đứng ngoài đường tự nhiêu đâm loạng choạng; nhiều người ngã.

Động đất đến 5, 6 giây đồng hồ Tại phố Khâm-thiên, nhiều nhà sợ đổ nhà, phải chạy ra ngoài đường, Nhiều quan viên sợ đổ nhà bỏ cả cuộc vui, nhảy lên xe phóng nước đại. Động đất đã qua một lúc lâu, mà còn có nhiều người chưa dám vào trong nhà, họ đứng ngoài bàn ra tán vào láo xáo.

nguồn: Hà Thành Ngọ Báo (2 tháng 11 1935), 1.

23 tháng 11, 2017

Tư Chơi, kép chính của bạn Cải lương "Trần Đất" (1933)

Ảnh của Tư Chơi, kép chính của bạn Cải lương "Trần Đất" Nam kỳ, ngày 6 Mai sẽ diễn tuồn tại Văn mình Hí viện.


Gánh hát Cải lương Nam kỳ Trần Đất to nhất, nhay nhất Saigon Đào Phùng Há, Kép Năm Châu, Trung, Nam, Bắc, ai cũng biết tiếng, thật là đào kép hay nhất trong nghề hát Cải lương Nam kỳ. Mũ mãng mới, sơn thủy đẹp.

Hà Thành ngọ báo 28 tháng 4 1933, tr. 2

22 tháng 11, 2017

Xin làm người xa lạ (Please Be A Stranger) - Tú Nhi (1971)

Còn gì đâu em tháng ngày vui qua mất rồi
There's nothing left, dear, the days and months are gone and lost
Còn gì đâu em thôi đừng đến xót xa thêm
There's nothing left, dear, don't come, it's more painful
Đoạn buồn ta đi còn dài lê thê, bởi còn đam mê xui bước chân quên về nên đã quên câu thề
Our period of sadness is yet endlessly long, because there's still passion urging feet that have forgotten to return, that forgot their vow
Từ đó đôi ta buồn thật nhiều trong tình yêu
Since then, we two are really very sad in love

Thôi về đi em, về đi em chẳng còn gì nữa rồi,
That's all, go home, dear, go home, there's nothing left
Đời đã cho ta bao nhiêu cơn sầu để mình đêm sâu ôi thương nhớ trăng sao
Life has given us so much sadness, left us night's darkness, oh I long for the moon and stars
Thôi về đi em, về đi em một lần này hết rồi
That's all, go home, dear, go home, this one time then it's done
Cuộc tình đôi ta em coi như xa lạ bởi nhằm yêu thương ta bỏ ta chán chường
Our love affair, look at ourselves as strangers because reaching for love we gave up, we're tired of each other

Còn gì đâu em sao còn đến đắng cay thêm,
There's nothing left, dear, why do you come, it's just more painful
Còn gì đâu em
There's nothing left, dear
Còn gì đâu em còn gì đâu em xa cách xa nhau rồi,
There's nothing left, dear, there's nothing left, we're far apart, far apart from each other
Thôi nhé quên trong đời,
That's all, forget it in this life,
Còn có yêu hãy làm người lạ nghe em
If you still love, be a stranger, alright, dear


nguồn: Tú Nhi, "Xin làm người xa lạ" (Sài Gòn: Việt Nam Nhạc tuyển, k.n.)


Chế Linh ca.

19 tháng 11, 2017

Nhân dân xã Trung Kính liên hoan mừng thắng lợi cải cách ruộng đất (1956)

Nhân dân xã Trung Kính (ngoại thành Hà-Nội) liên hoan mừng thắng lợi cải cách ruộng đất

ảnh N.A.T.Ư [Nhiếp ảnh Trung ương]

nguồn: Độc Lập (4 tháng 2 1956), 5.

11 tháng 11, 2017

In einem anamitischen Volkstheater (Théâtre populaire annamite / Kịch trường dân gian An Nam) - George Fraipont (1903)


nguồn: Die Gartenlaube (1 Dezember 1903), 809.

Theo tôi biết, tranh này được đăng trước trên trang tạp chí L'Illustration ngày 2 tháng 5 1903.  Đây là một buổi hát bội / hát tuồng. Khán giả ăn mặc cũng ấm thì có phải ở miền Bắc?  Họ được rất gần sân khấu ở rạp này.  Có một ông đánh trống chầu trước sân khấu và bên cạnh dàn nhạc. 

Phần lớn khán giả là các cô gái, đàn bà.  Có một đàn bà bán hoa quả trò chuyện với hai đàn bà đến coi.  Ông họa sĩ người Bỉ này tên là George Fraipont.  Ông viết một bài về kinh nghiệm xem kịch An Nam và Cambodia.  Xem  Georges Fraipont, "Théâtres indo-chinois," L'art du' théâtre (1904), 156-160.

2 tháng 11, 2017

Thời buổi này bà chị cứ bầy về làm gì - Song Hỷ (1957)


-- Thời buổi này bà chị cứ bầy về làm gì cho tốn kém...
-- Vâng, bà chị cũng thông cảm cho, đây là em "khai thác vốn cũ" đấy chứ!

nguồn: Thời mới 10 tháng 11 1957, 4.

Văn hóa phi vật thể là vôn cũ.

29 tháng 10, 2017

Vương Hồng Sển viết về Năm Phỉ / Lê Thị Phỉ (1968)

Một tấm thân mảnh khảnh, nhỏ người nhưng không ốm yếu, với một đài trán chứa đựng một thông minh không bờ bến, với đôi mắt sáng ấp ủ cả một trời thanh thú, cô là hiện thân của tình tứ, của mơ say, của một tâm hồn nghệ sĩ. Còn một đặc điểm khiến người ta phải để ý đến cô là trái với các cô đào khác nổi tiếng, cô có một giọng khàn khàn, có phải giọng đồng chăng? - như mệt nhọc, như nghẹn ngào, như tức tưởi, nên nghệ thuật của cô thêm một ý vị đậm đà tha thiết.

A frail body, small in statue but not sickly, with a forehead that contains a limitless intelligence, with a pair of bright eyes fostering a graceful skyline, she is a gracious skyline, she's charm manifest, from passionate dreams, of a artist's soul.  Yet there's a peculiarity that people must notice that opposite from other famous actresses, she had a husky voice, a brassy voice? - like it's weary, like it's choked with emotion, like it's sobbing, so her artistry has an intimate, ardent sensibility.

trích: Hồi ký: 50 năm mê hát (Saigon: Cơ sở Xuất bản Phạm Quang Khải, 1968).


28 tháng 10, 2017

Thi sắc đẹp (1935)

Cô Ái-Liên được giải nhất trong cuộc thi gái đẹp tại Khai Trí hôm qua (photo Lê Đình Chữ)
Cuộc thi sắc đẹp: từ trái sang phải không kể cô đứng đầu, từ cô thứ 2 giở đi, các cô: Loan, Ái-Liên, Hồng và Tinh. Cô Ái-Liên được nhất. Hai cô áo thảm đến chậm nên không kịp dự cuộc thi. (photo: Võ An Ninh)
Hội-đồng chấm thi có các ông bạn trẻ: Nguyễn Tiến Lãng, Tôn Thất Bình, Lê Vũ Thái, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Văn Thuân mà một bà đầm. Có các cô gái mới tới dự. Kết quả, cô Ái Liên được chấm là Hoa-Khôi, cô được thưởng một pho "tượng" bằng cẩm thạch. Cô Ái Liên là đào của hội Kịch Bắc kỳ. Cô đẹp về cái mặt đánh phấn cực trắng và lúc cười lại lội cái răng vàng.

nguồn: "Cuộc Chợ phiên ở Hội Khai Trí lấy tiền giúp dân bị nạn bão lụt Trung Kỳ," Hà Thành Ngọ Báo (12 tháng 1 1935), 1.

Cách đây gần 20 năm tôi viết một bài nghiên cứu về Hội kịch Bắc Kỳ.  Lúc bấy giờ tôi chưa ngờ rằng Lê Vũ Thái là một trong những người đứng đầu của Hội cũng là người chấm thi hoa hậu của Ái Liên được giải nhất.

21 tháng 10, 2017

cô Lan Phương ca hát (1939)


9 giờ sang chủ nhật 31 Décember 1939 các bạn nhớ lại rạp MAJESTIC để xem:

1) Cô Lan Phương ca hát
2) Cô Tạ Quang Cát nhảy múa
3) Grace Moroe và Franchot Tone
vui vẻ trong một phim thực hay:
"Sa majesté est de sortie"

Đi xem để giúp hội Truyền Bá Quốc Ngữ.
Giá vé: 0p.30, 0p.50, 0p.60, 0p.70, 0p.90

Nguồn: Ngày Nay #194 (30 décembre 1939), tr. 15.

Không biết cô Lan Phương hát nhạc Tây hay nhạc Ta?  Tạ Quang Cát là Jeannine Tạ Quang Cát là vũ sư ở Hà Nội lúc bấy giờ.  "Sa Majesté est de Sortie" là phim "The King Steps Out" (Vui bước ra) của năm 1936.

Bài ca "Stars in My Eyes" - nhạc Fritz Kreisler, lời Dorothy Fields của phim "The King Steps Out."

19 tháng 10, 2017

Columbia en Indochine (1931)

De toutes nos Colonies, l'Indochine est certainement celle qui possède la musique la plus étrange pour nous, n'ayant jamais été influencée jusqu'à ce jour par l'art européen.

Le théâtre surtour en Annam, est resté le même depuis des siècles; on y joue toujours les pièces avec les acteurs masqués faisant de grands gestes et chantant en forçant leur voix avec des accents terrible pour ressembler aux personnages légendaires qu'ils représentent. Ecoutez les disque de Tuông Sơn-Hau avec le célèbre acteur Mu Quang et le chanteur Vien Luu que vous pourez applaudir au théâtre annamite de l'Exposition Coloniale. [Hát bội Huế]

En Cochinine, la troupe HUYNH KI est la plus célèbre et son étoile Phûng Ha nous charme dans son disque qui e obtenu et obtiendra encore longtemps un succès sans précédent dans notre belle Colonie. ...

Dans un autre ordre d'idée, nous avons les délicieuses chansons tonkinoises de Co Nam [Chu Thị Năm tức Thúy Vân, ả đào] ainsi qu'un disque très original de chanteur des rues, plein de vie et de gaieté [Trần Thị Xuân xẩm]. L'étrangeté des chants boudhiste nous prend dans Tinh-tô et Tong Moi en Annamite [Thỉnh Tổ - Tống Mộc - Thầy Phù Thủy Huế]


Quoique l'influence de la Musique occidental ne se soit pas encore manifestée dans la musique indigene, l'Annamite essaie malgré la grande différence qui nous sépare, de s'habituer à ces harmonies qui l'intéressent; un disque très curieux de notre collection est le one-step Hong-Kong et la valse Dahlia chantée en Annamite avec accompagnement de piano et de violon [Bài Mừng Bổn Mang - M. F. Điểm]

Of all our Colonies, Indochina is certainly the one with the strangest music for us, having never been influenced to this day by European art.

Theater in Annam has remained the same for centuries; plays are always performed with masked actors making grand gestures and singing with forced voices and terrible accents to resemble the legendary characters they represent. Listen to the discs of the play Sơn-Hậu with the famous actor Mụ Quang and the singer Viễn Lưu whom you can applaud at the Annamite theater of the Colonial Exposition. [Hát bội Huế]

In Cochinina, the Hùynh Kỳ troupe is the most famous and its star Phùng Há together charm us on their disc which achieved and will continue to achieve unprecedented success for a long time in our beautiful colony. ...

On the other hand, we have delightful Tonkinese songs by Co Nam [cô đầu Chu Thị Năm tức Thúy Vân] and a very original street-singer's record full of life and gaiety [hát xẩm Trần Thị Xuân]. The strangeness of Buddhist songs takes us with Tinh-tô and Tong Moi in Annamite [Thỉnh Tổ-Tống Mộc - Thầy Phù Thủy Huế]

Although the influence of Western music has not yet manifested itself in indigenous music, the Annamite tries, in spite of the great difference which separates us, to become accustomed to those harmonies which interest them; a very curious record in our collection is the one-step Hong Kong and the waltz Dahlia sung in Annamite with accompaniment of piano and violin [Bài Mừng Bổn Mang - Mr. F. Điểm]

Trong tất cả các thuộc địa của chúng tôi, Đông Dương chắc chắn có một nền âm nhạc kỳ lạ nhất đối với chúng tôi mà chưa bao giờ bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật châu Âu.

Kịch hát Annam được giữ nguyên trong nhiều thế kỷ; các vở tuồng luôn được biểu diễn với nghệ sĩ được đeo mặt mạ sử dụng các cử chỉ và hát tuyệt vời buộc tiếng nói của họ với những điểm nhấn khủng khiếp để được giống với các nhân vật huyền thoại mà họ đóng. Nghe đĩa tuồng Sơn-Hậu với các diễn viên nổi tiếng như Mụ Quang và Lưu Viễn mà các bạn sẽ được hoan nghênh tại nhà hát Annamite của Hội Chợ Thuộc Địa [ở Marseilles năm 1931]. 

Ở Nam Kỳ, đoàn Huỳnh Kỳ được nổi tiếng nhất và ngôi sao Phùng Hà của đoàn quyến rũ chúng tôi với đĩa hát của họ mà đạt được thành công và sẽ luôn tiếp tục thành công như chưa từng có từ lâu ở thuộc địa xinh đẹp của chúng tôi.

Mặt khác thì chúng tôi có các bài hát thú vị Bắc Kỳ của cô Năm [Chu Thị Năm tức Thúy Vân] và một ca sĩ xẩm độc đáo thu đĩa đầy sức sống và vui tươi [xẩm Trần Thị Xuân]. Sự kì lạ của ca khúc Phật giáo đưa chúng ta với Thịnh Tổ và Tổng Mộc bằng tiếng An Nam [Thầy Phù Thủy Huế]

Mặc dù ảnh hưởng của âm nhạc phương Tây vẫn chưa được thể hiện trong âm nhạc bản xứ, người An Nam cố gắng bất chấp sự khác biệt lớn giữa chúng ta làm quen với những các phong cách hòa âm mà họ quan tâm đến; một đĩa lạ của bộ sưu tập của chúng tôi là điệu one-step "Hong Kong" và --điệu valse "Hoa thược dược" hát bằng tiếng An Nam với piano và violin đệm theo [Bài Mừng tốt Mang - Ông F. điểm]

18 tháng 10, 2017

Tôi là lính của ông Hoàng (1935)



Bà Đồng-quan -- Tôi là lính của ông Hoàng, ông Hoàng Ba.

Cô vũ nữ - Thế tôi cũng là lính, lính kỵ binh của Tiểm nhẩy.

nguồn: Loa (29 tháng 8 1935), tr. 13.


Trong bài "Điệu Rumba trên dòng Cửu Long: Bolero - một dạng ca khúc phổ thông Việt Nam" tôi đã tìm một bức tranh so sánh lên đồng với khieu vũ.  Bức tranh này làm thêm chứng cớ.


8 tháng 10, 2017

Một tiếng tơ đồng (Sound of a wire string) - Lê Đình Chữ (1935)

Chân dung bà Lê Đình Chữ
Photo Lê Đình Chữ
Hors texte Loa

nguồn: Loa (17 tháng 10 1935), 18.

Lê Đình Chữ là tác giả của sách Ðể Chụp và Rửa Ảnh Mau Chóng trong những năm 1950.  Ông chụp vợ của ông cầm một cây đàn măng-đô-lin.  Chắc nghệ sĩ thế hệ trước sẽ chụp / vẽ người mẫu với một đàn tỳ bà?

29 tháng 9, 2017

trích Tội nghiệp boléro (1999)

Những tầng lớp lao động, bình dân họ thích nghe cải lương, xem tuồng tích, kịch dân gian. Còn vấn đề nghe nhạc, rất khoá chuyện tình "Lan và Điệp" "Hàn Mặc Tử," "Đồi Thông Hai Mô" ... nghĩa là bài hát phải có cốt chuyện càng éo le trắc trở, nhiều nước mắt càng dễ gây ấn tượng hơn!? Thật tình mà nói, vì trình độ dân trí còn hạn chế, những dòng nhạc "bác học," "hiện đại" là món ăn chưa quen với những người có cái dạ dày chỉ thích nghi với mắm muối, dưa cà!
...

Nhạc Boléro thường viết về quê hương, tình yêu, thân phận. ... Nhạc tình Boléro có "ướt" mà không "ác," có ủy mị nhưng là thứ ủy mị đầu trần chân đất, chớ không phải là lòe loẹt phấn son, gấm vóc lụa là.
...

Với trào lưu tốc độ hóa, hiện đại hóa, đã vô tình ngăn dòn chảy Boléro vốn hiền từ như một con khe, con suối rồi chăng?
...

Vẫn trên đường đi tìm kiếm, chắc một ngày không xa, Boléro (những bài hát cũ) sẽ được các ca sĩ hát lại. Mong lắm thay!


nguồn: "Tội nghiệp Boléro!" [tháng 12 1999], trong Tội nghiệp Boléro!: Tạp bút, phỏng vấn ̣(Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Văn nghệ, 2005), tr. 70-79.


25 tháng 9, 2017

Saigon mới có (1928)

Hãng Société Indochinoise d'Importation 40-44 Pellerin, mới lại một thứ Dĩa hát hiệu "Béka" của Đức quốc hát tiếng lớn hơn tiếng người, mà nghe rỏ ràng từ tiếng; ở cách cách nghe tưởng là hát cãi lương trong rạp vậy. Ấy là lời nói thiệt chó chẳng phải báo chuốt theo cách rao hàng quí ông lại mà so sánh dỉa nào trỗi hơn thì bỗn 1 hãng không ăn tiền. Ấy là dỉa Cãi Lương.

Còn có một thứ dĩa Hát theo có đạo: hát kinh ngày lễ, hát kinh ca ngợi Đức Bà, hát các dọng nước nầy nước kia, mừng lễ bỗn mạng, mừng ngày phong chức; hát tiếng Annam nghe thâm trầm diệu dàng như ở miền cực lạc vậy.

Ấy có phải là đều lạ Saigon mới có không.

Hảy lại hảng nghe thữ thì mới rỏ đều hư thiệt.

40-44 Rue Pellerin SAIGON

nguồn: Công Luận Báo (20 tháng 1 1928), tr. 4.

14 tháng 9, 2017

Hơn một vạn người phần đông là anh em lao động và thanh niên đã dự đám tang ông Ng. Văn Vĩnh (1936)

Trước nhà Ga, có đến trên vạn người dân chờ giờ đưa đám
Đoàn báo giới Annam quốc phục đi trước linh-xa
Đoàn báo giới Annam (Âu phục) đi trước linh xa

nguồn: Hà Thành ngọ báo (10 tháng 5 1936), 1.

13 tháng 9, 2017

Cuộc vui buổi tối (1929)

nguồn: Hà Thành ngọ báo (11 tháng 6 1929), 3

Ngày xưa "cuộc vui buổi tối" ở Hà Nội có nghĩa là coi chèo, tuồng hay cải lương tại các rạp Quảng Lạc (phố Tạ Hiện), Sán Nhiên Đài (phố Đào Duy Từ) và Cải Lương Hí Viện (Hàng Bạc).

11 tháng 9, 2017

Nationalistic Music - Sigmund Spaeth (1961)

Nationalism, long a menace to civilization, has affected the world's music as well, often with strange results.  It may be claimed that in general that the great music of all time is, on the whole, free from national characteristics, whereas the works exhibiting a strong nationalism are generally written by composers of lesser significance.

It is also probably true that obviously nationalistic music is likely to exert a more immediate appeal than compositions of a more cosmopolitan nature, failing, however, in most cases, to establish a reputation as a work of enduring value in the judgment of connoisseurs.  Music of a marked national flavor arrive fairly easily at a quick popularity, but rarely succeeds in achieving the status of the more complex masterpieces.

Chủ nghĩa dân tộc, lâu này mà đe dọa nền văn minh, cũng đã gây ảnh hưởng đến âm nhạc hoàn cầu, lắm lần với những kết quả kỳ lạ. Có thể cho rằng nói chung, âm nhạc vĩ đại của mọi thời đại hoàn toàn không có các đặc điểm dân tộc, trong khi những tác phẩm biểu lộ chủ nghĩa dân tộc thường thường được viết bởi các nhà soạn nhạc tầm thường.

Cũng có thể đúng là âm nhạc dân tộc chủ nghĩa dường như gây được tác dụng lập tức so với các tác phẩm mang tính chất quốc tế hơn, tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, không xác minh sự uy tín như một tác phẩm có giá trị lâu dài trong sự đánh giá của những người sành sỏi. Âm nhạc mà có hương vị quốc gia rõ rệt được phổ biến khá nhanh chóng, nhưng hiếm khi thành công trong việc đạt được vị trí của các kiệt tác tinh vi hơn.

nguồn: Sigmund Spaeth, The Importance of Music (New York: Fleet Publishing Corporation, 1963), tr. 36.

9 tháng 9, 2017

trích Đáy địa ngục - Tạ Tỵ (1985)

Nhạc vàng có nhiều ca khúc hay, nhưng cũng chỉ hát để nghe chơi cho khuây khỏa, nó ấm ướt lê thê làm cho não lòng, đã buồn lại buồn hơn, đã chán lại chán hơn, nó chẳng mang một ý nghĩ nào thiết thực cho đời sống trong tù, cần một khích động, một cổ võ để giữ vừng ý chí đấu tranh, cuộc đấu tranh tuy âm thầm nhưng cần phải có như các ca khúc của Vũ Hồng, thuộc Đội 20 sáng tác, mang nội dung trầm hùng, tạo nên xúc cảm mạnh, mỗi lần cất giọng.

Này em, anh không quên đâu những ngày tù tội
Này em, anh không quên đâu những ngày tăm tối
Anh chết hôm nay, cho ngày mai em ngửng mặt
Anh chết hôm nay, ngày mai Tổ quốc vinh quang.

Mỗi lần hát lên, tự nhiên máu trong người như xông xang, có cảm tưởng như mình sống lại cái thuở nào hào hùng, bất khuất.

nguồn: Tạ Tỵ, Đáy địa ngục (San Jose, CA: Thằng Mõ, 1985), tr. 637.

4 tháng 9, 2017

Về lại phố xưa (Back to the Old Neighborhood) - Phú Quang (2001?)

Rồi cũng về lại phố xưa
Then I'll go back to the old neighborhood
Về trong mùa thu bồi hồi làn mưa lối vắng
Go back in troubled autumn, rain on the deserted path
Rồi cũng về lại phố quen
Then I'll go back to the familiar neighborhood
Về trong tình em dịu dàng, dịu dàng
Go back into your love, tender, so tender

Lại đi bên em bình yên, bình yên
Back at your side once more, peaceful, so peaceful
Cơn gió lang thang về chốn quê nhà
The wandering wind comes back to this place, my home
Về ghé con sông từng đêm, từng đêm
Comes back to visit the river each night, each night
Rì rào bên ta nỗi nhớ khơi xa
Murmuring next to us, a longing for a far away place

Lại nghe yêu thương trào dâng lòng tôi
Feeling love flooding my heart once again
Và nghe khát khao trong tiếng em cười
And craving for the sound of your laughter
Dù mai cách xa người ơi
Though tomorrow we'll be far apart, my dear
Tình yêu này vẫn còn mãi trong tôi
This love will remain always inside of me

2 tháng 9, 2017

Victor - Bửu Tháp (1938)

Tài tử Mlles Hai Đá, Ba Ngưu, Tư Sạng
Tấn Thành Ban, Phụng Hảo, Hát Cô Đào

M. Năm Châu        M. Tư Long

Dĩa Victor Mới 2$30     Dĩa Bửu Tháp Mới 2$00

Thu Thanh Diễn Khí Tối Tân

Có bán khắc nơi, nên nghe thữ.
Trử bán rất nhiều tại hiệu Nam Thành Mytho
Đại lý: Vitor và Bửu Tháp -- Le-văn-Tài
82, rue Georges Guynemer Saigon -- Tél 21.216

nguồn: Công luận báo (31 tháng 8 1938), 7.

Hiện nay rue Georges Guynemer là đường Hồ Tùng Mậu.  Hãng đĩa Bửu Tháp chắc là một công ty của người Việt.  Có lẽ công ty sử dụng đến kỹ thuật của hãng Victor của Mỹ? Họ sản xuất tối thiểu là 10 chương trình đĩa - chủ yếu là cải lương / ca nhạc tài tử.  Nhưng theo quảng cáo ở trên hình như họ của sản xuất đĩa hát ả đào.

1 tháng 9, 2017

Gái thế hệ 1X tắm biển (1932)

-- Từ hôm chị ra tắm nước biển, đến nay đã thấy khác trước.
-- Thế chị thấy gì?
-- Chị đã "mặn mà" ra được đôi chút.

-- From the first day I went swimming in the sea until now I feel different than before
-- So, how do you feel?
-- I feel a little more "savory."

nguồn: Hà Thành Ngọ Báo (7 tháng 8 1932), 1.

Nếu còn sống thì "chị" này độ 100 tuổi.  Những năm trước chắc các cô chị không tắm biển kiểu này.

31 tháng 8, 2017

L'Institution Taberd (1879)

L'Institution Taberd a été fondée, en faveur des enfants métis de la colonie, par M. de Kerlan...

M. de Kerlan avait le coeur navré de voir errer dans les rues de la ville, sales et déguenillés, de pauvres enfants, la plus part issus d'unions illicites, abandonnés par leurs pères décédés ou retournés en Europe, et fort peu soignés par leur mères déjà enlacées dans de nouveaux liens...


Aujourd'hui nous comptons 34 pensionnaires et 8 demi-pensionnaires ou externes. Les plus grands sont âgés de quinze à seize ans. On les prépare, par une instruction sérieuse, à devenir secrétaires et interprètes de l'administration ou employés de commerce. Plusieurs prennent des lec,ons de musique et montrent de bonnes dispositions pour l'harmonium et le piano. Ce sont eux qui chantent à notre messe paroissiale de sept heures, les dimanches et les jours de fêtes. Les élèves du séminaire sont chargés d'officier et de chante à la messe de huit heures, célébrée par Mgr le vicaire apostolique, et à laquelle assiste M. le gouverneur...

Viện Taberd được thành lập nhằm ủng hộ các trẻ em lai của thuộc địa bởi ông Kerlan ...

M. Kerlan rất đau khổ khi nhìn thấy lang thang trên phố phường, những đứa trẻ nghèo túng và rách rưới, phần lớn là những đứa của các mối quan hệ bất chính, bị bỏ rơi bởi những người cha đã qua đời hoặc trở về Âu Châu, và ít được chăm sóc bởi các bà mẹ đã lồng vào các mối tình mới ...

Hiện nay chúng tôi có 34 khách nội trú và 8 người bán trú hoặc bên ngoài. Những người lớn tuổi hơn là từ năm mười lăm đến mười sáu tuổi. Họ được chuẩn bị, bằng cách giảng dạy nghiêm túc, trở thành thư ký và thông dịch viên của chính quyền hoặc nhân viên thương mại. Một số có lec, ons của âm nhạc và hiển thị dispositions tốt cho harmonium và piano. Chính họ hát cho đoàn giáo xứ bảy giờ đồng hồ, các ngày chủ nhật và các ngày lễ. Các học sinh của chủng viện được hướng dẫn và hát trong Thánh Lễ tám tiếng đồng hồ, được Đức Tổng Giám Mục cử hành và có sự tham dự của Thống Đốc ...

nguồn: Les Missions Catholiques no. 501 (10 janvier 1879), 45.

26 tháng 8, 2017

La leçon d'amour domestique (Bài học tình yêu bản xứ) M. Lorach (1932)

L'ancienne -- Avang... nhé! Qui ça Monsieur vouloir, toi faire.
La jeune -- Phai... Et après?
-- Oh! après... tout ça toi vouloir, Monsieur faire.

Gái già -- Tới đây... nhé! Cái mà ông thích, em làm.
Gái trẻ -- Phải... Và sau đó?
-- À! Sau đó... tất mà em thích, ông sẽ làm.

nguồn: Chanticleer (6 tháng 5 1932), 1.

20 tháng 8, 2017

Théatre de Saigon. Direction L. Achard (1888)

Théâtre de Saigon
Direction L. Achard.
---------
Spectacles de la dernière semaine.
Mardi 3 avril.
Représentation offerte aux abonnés au
mois et à l'année, pour les adieux de la
troupe d'opéra-comique et d'opérette.
1er acte de Mignon,
Opéra-comique.
2e acte du Barbier de Séville,
Opéra-comique.
3e acte de Boccace,
Opérette.
------
Jeudi 5 avril.
Clôture. -- Seconde soirée au bénéfice
des musiciens, artistes et choeurs.
1re Représentation de
Le Grand Casimir
Opérette-vaudeville en 3 actives

Kịch trường Sài Gòn
L. Achard [tức Louis Levy] chỉ huy
Buổi biểu diễn của tuần cuối.
Thứ hai 3 tháng 4.
Buổi diễn dâng 
năm tháng, để tạm biệt
đoàn ca kịch hài opêret.
Hồi thứ 1 của Mignon
Kịch opêra hài.
Hồi thứ 2 của Thợ cắt tóc ở Séville
Kịch opêra hài.
Hồi thứ 3 của Boccacio
Kịch opêret
--------
Thứ ba ngày 5 tháng 4
Kết thức.--Đêm thứ hai để giúp
các nhạc công, nghệ sĩ và hợp ca
Buổi diễn đầu của
Le Grand Casimir
Kịch opêret-vôđơvin, 3 hồi

nguồn: Le Courrier de Saigon (3 avril 1888), 3.

19 tháng 8, 2017

Cô Nguyển-thị-Nữ, cô Huỳnh-thị-Liểu, cô Trần-thị-Bông Vủ nử ở Ecole de danse Fanfasio No. 254 rue Lagrandière (1937)



nguồn: Tố Quyên, "Chị em tân thời vẩn muốn mặc đẹp, nhưng lại không biết làm sao may mặc cho đúng theo ý muốn cũa mình!" Công luận báo (Xuân 1937), 22.

Ảnh minh họa này của cô xinh ăn mặc đẹp làm quảng cáo cho trường dạy khiêu vũ.  Chắc tên thật của trường ấy là Fantasio.  Hiện này rue Lagrandière là đường Lý Tự Trọng, Sài Gòn. 

16 tháng 8, 2017

kịch nói ở Radio Saigon

bìa sách Jacques Le Bourgeois Ici Radio Saigon: 1939-1945 (Paris: Edition France-Empire, 1985).

Một đoàn nghệ sĩ Việt Nam thể hiện vở kịch trên đài trong những năm đầu thập niên 1940.

2 tháng 8, 2017

Monsieur Milewitch ở Huế (1926)


Une subvention de cinquante piastres (50$00) est accordée à M. Milevitch, pour organisation d'une soirée artistique pour les élêves des écoles de Hué.

Tiền trợ cấp năm mươi đồng (50$00) được trao cho ông Milevitch để tổ chức một buổi tối nghệ thuật cho học sinh các nhà trường Huế.

nguồn: Bulletin administratif de l'Annam #20 (1926), 1080.


Ông S. M. Milewitch (миливич) là một nghệ sĩ chơi đàn piano.  Ông là một cựu giáo sư của Nhạc Viện Viễn Đông ở Khabarovsk, Siberia, nước Nga.  Chắc là sau cuộc Cách mạng Tháng tám 1917 ở Nga ông thuộc phe người Bạch Nga (tức những người theo triều đình Nga hoàng) thành tị nạn sống rải rác khắp bốn phương.  Ông Milewitch được sống lâu năm ở xứ Đông Nam Á.  Trong những năm 1940 ông từng chơi nhạc ở quán Taverne Royal với một số nhạc sĩ người Việt.

30 tháng 7, 2017

Nghiêm trị bọn tư sản mại bản làm giàu trên xương máu nhân dân (1975)

Nghiêm trị bọn tư sản mại bản
Làm giàu trên xương má nhân dân

Câu đối lục bát. Bọn tư sản mại bản là kẻ tích trữ.  Tài sản tích trữ là tài sản chung (là xương máu) của nhân dân.  Các người tố cáo (là thanh niên thanh nữ) có khuôn mặt sắc.  Người bên nón cối phải băng tay có ngôi sao là bộ đội.  Người bị tối cáo được vẽ rõ hơn, nhưng có khuôn mặt bóp méo (tất nhiên có tội nặng).  Các người tố cáo không chỉ kêu đả đảo mà lại có súng để chiếm lại tài sản.

nguồn: Giải phóng (bộ mới) 11 tháng 9 1975, tr. 1

Dựa hơi Mỹ-ngụy phất cờ
Tư sản mại bản bây giờ "cáo chung"

Lại thơ lục bát. Ở đây người tư sản mại bản ăn mặc lịch sự nhưng lòe loẹt.  Hai người mập này đem theo pín, sắt, sữa và vải.  Thiếu các thứ ấy thì phải tìm người để trách.  Trong nhóm người tố cáo có chú nông dân và chú công nhân khỏe mạnh.

nguồn: Giải phóng (bộ mới) 11 tháng 9 1975, tr. 4

Toàn dân đoàn kết kiến quyết bài trừ tư sản mại bản..

nguồn: Giải phóng (bộ mới) 12 tháng 9 1975, tr. 4
Nhân dân phường Nguyễn Huỳnh Đức hô vang khẩu hiệu "Nghiêm trị bọn tư sản mại bản làm giàu trên xương máu của nhân dân."

Người tư sản mạn bản là toàn người Việt gốc Trung Hoa - như vậy phải có băng biển ngữ bằng tiếng Trung Hoa.  Nghiêm trị xong thì kinh tế được ra sao?

nguồn: Giải phóng (bộ mới) 13 tháng 9 1975, tr. 1

26 tháng 7, 2017

Tiếng gió xôn xao (The Turbulent Breeze) - Tường Văn (2003)

Gió vẫn hát thì thầm đến bên tôi như thật gần.
The breeze sings in a whisper, comes to me like it's close by
Gió muốn nói điều gì tha thiết.
The breeze wants to tell me something urgent.
Gió vẫn nhắc một người đã ra đi không trở lại.
The breeze still reminds me of someone who has left and isn't coming back.
Nỡ mất chuyện tình không thể quên.
How could a love be lost and never forgotten?
Bước những chuỗi ngày dài ấp ôm bao đêm huyền diệu.
Step through a succession of long days treasuring so many magical nights.
Ánh mắt ấy giờ này xa lắm.
Those bright eyes now are far far away.
Thoáng phút chốc giật mình ngỡ như em đang thật gần.
In an instant of sudden surprise I thought that you were close by.
Gió đánh thức vì tôi ngủ mơ.
The breeze awoke me because I was in a dreamy slumber.

Thắp ánh sáng bước qua đêm thâu chờ mong ngày mai khát vọng.
A light walks past during the long night awaiting a tomorrow with promise.
Và gió vẫn thế gió mang tôi đi tìm em.
And the wind is still the same, bringing me to find you.
Dẫu có lúc nước mắt tuôn rơi như hạt sương hạt sương bé nhỏ.
Though at times tears are shed like dew, tiny dewdrops
Gió sẽ hát rì rào gió ru tim tôi ngày ngày mãi xôn xao.
The breeze will sing, rustling wind lulls everyday, forever turbulent.

nguồn: Tuyển tập những ca khúc được yêu thích trên Làn Sóng Xanh (TPHCM: Nxb Phương Đông, 2008)

Video chính thức cho bài ca này được quay với màu xê-pia hay màu vàng của quá khứ mặc dù có cảnh rất hiện đại.  Cảnh video này cũng biểu lộ sự căng thẳng tình dục (sexual tension), như vậy tiếng gió gây ra cảm giác của "bao đêm huyền diệu."



Trước đây đã có một Youtube clip của bài ca này hát trong chương trình "Trò chơi âm nhạc" đêm 22 tháng 7 2015.  (Link https://www.youtube.com/watch?v=BW7f3u51Oyc không còn được hiển thị).  Clip ấy có lời bình luận đi cùng video ấy ở dưới đây.


qua bao nhiêu năm từ khi bài này dc sáng tác. tôi nghe hoài nhưng cảm giác vẫn cứ như lần đầu được nghe vậy. giai điệu nhẹ nhàng ấm áp. mỗi khi có khó khăn trong cuộc sống tôi lại mở bài này lên nghe bỗng chốc thanh thản cõi lòng.


Tôi nghĩ rằng một bài ca không thể nào có lời khen hay hơn.

23 tháng 7, 2017

Hôtel Indochinois (Đông-Pháp Lữ-Quán) (1923)

172-174, rue d'Espagne.-- Saigon

ĐỒNG BANG!

Hả đến nhà hàng ĐÔNG-PHÁP LỬ-QUÁN, là nơi bán cơm Annam mùi vị cho qúi ông và các ngài ăn cơm tháng dùng, mời mở rộng thêm, trước uống rượu sau nghe tài-tử đờn-ca theo kiểu kiêm-thời; đã mua vui mà lại giúp đồng-bang vững bước trong trường Thương-mãi. Nên đến đó dùng thữ cho biết, ông nào muốn tiện hảy ăn cơm tháng tại đó, mỗi tháng là 14$00.

Mỗi bữa đều đỗi món ăn theo các nhà hàng Langsa. -- Nấu-nướng đã khéo mà lại tinh-khiết.

nguồn: Công luận báo (23 novembre 1923), tr. 2.


Có phải chưa có ai nghiên cứu về lịch sử của nhà hàng nước Việt?  Đáng chú ý là khách sạn đề nghị ăn cơm tháng.  Nghĩa là các "quí ông" doanh nhân làm việc gần Rue d'Espagne, tức đường Lê Thánh Tôn đến ăn mỗi ngày.

Mà khách không chỉ đến ăn.  Khách sạn này muốn tạo không khí thuận lợi cho công việc kinh doanh.  Các quí ông uống rượu rồi được giải trí.  Họ được nghe "tài tử đờn ca theo kiểu kiêm thời."  Tài tử không có nghĩa là nghiệp dư - không được hưởng gì thì các nghệ sĩ chơi đàn không đến chơi.  Chơi nhạc nào?  Chắc là nhạc tài tử chứ?  Không biết có cô nào đến hát cùng?  Đây là nhạc "kiểu kiêm thời" nghĩa là nhạc hiện đại nhất ở xứ này.

Như ngày hôm nay uống rượu + nghe nhạc = giúp cho "vững bước trong trường Thương-mãi."

19 tháng 7, 2017

Cao bồi Việt Nam (1953)


Khoảng 11 giờ đêm 26-6, 1 phần vì tiết trời quá nóng, một phần vì cãi nhau, cậu Phạm văn Tạ, 14 tuổi, ở 16 ngõ Mai-hương Bạch-mai, đã dùng quả đấm Mỹ đánh vào mặt cậu Dương-văn-Kỳ, 15 tuổi, ở ngõ Thọ-lão, bị thương ở mặt. Cậu Kỳ đi nhà thương, cậu Tạ tạm vào nhà giam.


nguồn: Tia Sáng 28 tháng 6 1953


Tôi không biết chữ cao bồi được du nhập từ vào tiếng Việt từ bao giờ.  Hai cao bồi trong bài báo này là lứa tuổi teen thế 2x.  Trước khi có ảnh hưởng của các phim Mỹ (với các quả đấm Mỹ) chắc Việt Nam chưa biết tên hiện tượng cao bồi.

13 tháng 7, 2017

Paramount Dancing (1951)

Những biểu diễn và nhẩy múa chưa từng có ở Hanoi

Một đoàn ca vũ Hồng-Kông ghé qua Hanoi sẽ hiến các bạn nhiều điệu nẩy múa rất ngoạn mục tại tiệm nhảy

PARAMOUNT
DANCING

No. 9 Đồng-Khánh, vào hai tối Thứ Bẩy 17 và Chủ Nhật 18 Février 1951
Xin các bạn nhớ gữ ghế trước

nguồn: Tia Sáng 18 tháng 2 1951, tr. 2


Sau năm 1954 phố Đồng Khánh đổi tên thành Hàng Bài.  Paramount Dancing là một trong những vũ trường chính Hà Nội.

8 tháng 7, 2017

họ đàn họ hát, họ đánh bài “đô-mi-nô”, v.v… (1975)

Miền Nam đã hoàn toàn được giải phóng.  Chế độ cũ đã bị xóa bỏ.  Cách mạng, như một luồng gió mát thổi vào cuộc sống tối tăm nghẹt thở của người dân Sài Gòn …

Nhưng tàn tích của lối sống phi lao động, phi sản xuất, ăn bám, lối sống vội vàng, chụp giựt, đồi trụy … vẫn chưa dễ một sớm một chiều quét sạch được …

Một trong những tàn tích đó là những quán “cà phê ôm, bia ôm” mấy lúc gần đây nhan nhản mọc ra, choán nhiều vĩa hè thành phố. …

Từ sau ngày giải phóng, các vỉa hè đường phố Sài Gòn bị tràn ngập bởi vô số quán lều và những thứ hàng hóa bày bán ngổn ngang làm nghẽn lối lưu thông ở một vào đoạn đường, như khu chợ trời vùng Chợ Cũ Sài Gòn, vùng Ngã Bả Chợ Lớn, v.v… Người Sài Gòn gọi đó là một hiện tượng xô bồ… xô bồ gần như cùng khắp.

Trong cái xô bồ hỗn tạp này, người ta thấy có rất đông đảo quán “bia ôm” xuất hiện nhanh như nấm gặp mưa trên các vỉa hè đường Gia Long, Trần Quý Cáp, Phan Đình Phùng, Pasteur, Công Lý, Duy Tân, Tự Do, v.v…

Đối với loại quán “dã chiến” này, người ta thấy có ba loại: một số rất ít của anh chị sinh viên, còn thì đại đa số đều là những tay “chuyên môn” tức của các cô gái bán “ba” và gái “nhảy.”

Ban này, dạo qua khu vực quán lều “bia ôm” này, người ta thấy lòe loẹt đủ màu sắc của những chiếc dù nhà binh Mỹ, của các loại hoa híp-py dán lên tường, lên bàn ghế, quầy hàng, của những cái mẹt sơn phết loang lỗ về tên quán như: Cõi Tạm, Nhớ Quên, Uyên Ương, Lim Dim, Ru, Mộng, Chạy v.v… đong đưa trước gió.  Những cái tên làm cho thanh niên, thiếu niên rã rượi chán đời (?) xa lánh, tách rời cuộc sống hiện thực.

Để cho quán có vẻ nên thơ mộng mị, họ thi nhau hát những bản nhạc đồi trụy, lai căng của chế độ cũ, họ treo lủng lẳng những cây đàn ghi-ta trên tường, họ đàn họ hát, họ đánh bài “đô-mi-nô”, v.v… và họ chúi mũi vào những cuốn tiểu thuyết dâm ô, đồi trụy …

Lúc đêm về, khu vực này lại càng mờ ảo hơn với vô số chiếc đèn lồng lấp lánh, trông vào như một thư “bến Tầm Dương.” Dưới ánh sáng thiêu thân này, chủ và khách thì thầm tâm sự, mặc cả…

Chủ quán lại còn là một số người mang danh nghệ sĩ, là văn sĩ, là trí thức, tự chọn vị trí đứng bên lề “nhìn thế sự.”  Họ mở quán để làm nơi tập họp những bè bạn cùng “quan điểm.” Chính những nơi này, những “chính trị gia xa lông” ấy đã turng những luận điệu bêu riếu, xuyên tạc chính quyền cách mạng.

Chủ là thế.  Còn khách của “cà phê đô” là hạng thế nào? Khách ở đây là một số thanh niên, thiếu niên trước kia sống cuộc đời “hiện sinh” lêu lồng chơi bời, bỏ phí tuổi xanh trong các cuộc vui chơi phủ phiếm sa đọa.  Nhìn lướt qua đám khách này, ta nhớ ngay đến những cô cậu “nhạc trẻ sở thú” đời Mỹ ngụy, tóc tai, ăn mặc chẳng còn ra người hay ngợm, gái hay trai…



Đúng như điều mong muốn của đa số phụ huynh sinh viên, học sinh và bà con lương thiện, chính quyền cách mạng đã phát động chiến dịch “trật tự an ninh, làm sạch thành phố” từ ngày 15-8-1975.


nguồn: Hà Dương Ngân "Cà phê ôm," Giải phóng (bộ mới) 24 tháng 8 1975, tr. 4.


Như thế đấy:
Để cho quán có vẻ nên thơ mộng mị, họ thi nhau hát những bản nhạc đồi trụy, lai căng của chế độ cũ, họ treo lủng lẳng những cây đàn ghi-ta trên tường, họ đàn họ hát, họ đánh bài “đô-mi-nô”, v.v… và họ chúi mũi vào những cuốn tiểu thuyết dâm ô, đồi trụy …
Làm sao mà không hay?  Đồi trụy chỉ có nghĩa là đề cập đến cặp tình nhân.  Lai căng có nghĩa là có tiếng xập xình của nhịp điệu Cuba xã hội chủ nghĩa.

28 tháng 6, 2017

"Quên cách yêu" (Forgetten How To Love) - Khánh Đơn (2013?)

Từ bao lâu không thấy nhớ em đã không nói yêu thương một ai
For so long I have not missed you, I have not spoken of love to anyone
Sợ câu chia tay hay nước mắt rơi đêm đêm đầm đìa trên gối
Fearing words of parting or falling tears that fall nightly moist upon a pillow
Từ khi anh bước ra đi em không muốn nhớ điều gì
Ever since you left I don't want to remember anything
Mà vết thương trong em vẫn đau đấy thôi
And the wounds inside still hurt, that's all

Để quên anh em đã cố quên những năm tháng bên anh buồn vui
To forget you, I've tried to forget the months and years with you, happy and sad
Nụ hôn trên môi hay cái nắm tay bên nhau ngọt ngào khi ấy
A kiss on the lips or holding hands sweetly back then
Mà em quên trái tim em vẫn còn cần lắm yêu thương
And I've forgotten that my heart still needs a lot of love
Nhưng vì anh từ lâu tình yêu với em thật bình thường
But because of you, loving for me is just so so

Từ lúc anh đi vội vàng em bàng hoàng em giật mình em hoang mang
Since you left so quickly, I was just stunned, was startled, was confused
Là lỗi do em hay là do anh đã đổi thay âm thầm
Was the fault with me or with you and your secret changes
Em càng níu tay anh thì anh lại càng buông tay
The more I clung closely the more you let go
Để cho em chơi vơi giữa đời quá đắng cay
Leaving me hanging in a life too miserable

Từ đó em không còn cười em lạnh lùng em chẳng buồn em không vui
Since then I no longer smile, I'm cold, not happy, not sad
Học cách quên anh theo thời gian trôi cũng đã quên anh rồi
Learned how to forget you with the passing of time I've forgotten you
Nhưng rồi trái tim em giờ đây chẳng thể yêu anh
But now my heart couldn't love you
Quên được anh em cũng quên cách để em yêu một người
Able to forget you I also have forgotten how I could love someone


Nói về kinh tế thì chắc bài ca "Quên cách yêu" là một trong những bài ca thành công nhất của thế kỷ 21 đến bây giờ.  Trong bài của Nguyên Minh, "Nhạc Việt 2014 ẩn dưới những con số," (Thể Thao & Văn Hoa 2 tháng 1 2015) có danh sách các nhạc sĩ Việt được hưởng tiền tác quyền nhiều nhất.

Đứng thứ hai trong danh sách là nhạc sĩ Khánh Đơn. Năm ngoái, Khánh Đơn là nhạc sĩ nhận tiền tác quyền cao nhất cho ca khúc Quên cách yêu (164 triệu) ...
Một bài ca được khán giả đón nghe nhiều như vậy phải phản ánh một thực tế nào đó của một thành phần xã hội Việt Nam.  Tôi được biết đến nhạc sĩ Nguyễn Khánh Đơn khi nghe bài ca "Mặc kệ người ta nói" trước đây hơn 10 năm.  Đó là một trong những bài ca bị xếp vào loại "nhạc gây sốc" mà tôi từng tìm hiểu đến.

Nhạc của Khánh Đơn được phục vụ nhu cầu nghe của người trẻ - chắc từ tuổi 10 đến tuổi 18.  Tôi đoán như vậy.  Và các bài ca kiểu này (có hằng trăm được sản xuất mỗi năm) đều nói đến những khó khăn trong tình yêu.  Thông điệp của "Quên cách yêu" là vì "anh bước ra đi" em không thể nào hạnh phúc nữa.  Lạnh mành hay không, thông điệp này hợp với tâm trạng của nhiều người của thế hệ này.  Thực ra đây là một thông điệp rất bình thường trong nhạc thị trường bốn phương và muôn thuở.


Cái MV / music video hiện nay là yếu tố then chốt để một bài ca được thành phổ biến. Xem phim này thì mới biết rằng chàng trai ấy "bước ra đi" trước một xe tải và bị đập chết luôn.

Cảnh phim video này rất êm đềm và thơ mộng, như vậy chắc không phản ánh thực tế của ai cả. Nhưng ký ức lắm lần được thơ mộng hơn thực tế.  Chỉ có hai người, không có đám đông. Hai người ăn mặc đẹp như vậy trông khá giàu có, nhưng đi lại bằng xe buýt công cộng và xe đạp. Có phải video này xây nên một vũ trụ theo ước vọng của khán giả?

Có vài điều lạ nữa.  Hình như video này được quay ở Trung Quốc - xem chữ trên xe búyt ở dưới.

"Quên cách yêu" cũng được phát hành bằng tiếng Trung Quốc với tên "忘了爱" (Vong liễu ái).  Tôi không được bài ca này được khán giả Trung Quốc đón nghe nhiều không?

Một điều lạ nữa là cặp tình nhân trông như sinh đôi - cải hai trông androgynous (có tính nét vừa nam vừa nữ), cả hai nhuộm tóc như nhau, tóc hơi ngắn của một cô gái, hơi dài cho một chàng trai.

25 tháng 6, 2017

Địa ngục trần gian - trong triển lãm cải cách ruộng đất - Tượng của Song-Văn và Văn-Hòe (1955)











Tượng của Song-Văn và Văn Hòe
từ trên xuống dưới từ trai sang phải
-- Điạ chủ Bang (xã Xuân Hòa Vĩnh Phúc) hiếp chị Hiệp có mang rồi đá chị trụy thai (2 ngày sau chị chết). Nó còn đá chết 1 em bé và 30 nông dân khác.
-- Địa chủ Nguyễn Văn Điều (xã Quỳnh Thanh - Nghệ An) dùng gậy dâm mù mắt chị Sách, vì chị ốm không làm được.
-- Địa chủ Vũ Văn Tá (xã Hùng Sơn -- Thanh Hóa) dùng dinh hai dâm chết 57 người, đánh chết và bị thương 500 người.
-- Địa chủ Trạch (xã An-Trạch -- Quảng Bình) đã tập trung hàng trăm người cho tay sai báo, giết 136. Anh Đĩnh du kích, bị nó bắt, lấy kiếm chém làm nhiều khúc.
-- Địa chủ Bách (xã An Trạch -- Quảng Bình) quỵt tiền công ở 12 năm của anh Liên vu cho ăn cắp bắt anh trèo lên thang ôm bó nứa, đạp đổ thanh cho nứa cắt nát người.
-- Địa chủ Lối và tay sai (xã Sơn Động -- Vĩnh Phúc) dùng dao giết anh Quyền du kích.
-- Địa chủ Tuân (xã Quỳnh Tái -- Nghệ An) vu cho ông Liên ăn cắp ván, treo ngược ông lên, nung đỏ lưỡi cày áp vào bụng. Khi thả ra ông đi được 2 bước rồi chết.
-- Địa chủ An (xã Minh Thành -- Nghệ An) tro8 em Thưởng cho vào cối giã, vì em không làm vừa ý nó.
-- Địa chủ Bồn (xã Phú Lâm -- Thanh Hóa) làm lý trưởng đã bắt 3 chiến sĩ cách mạng, dùng móc sắt vào mồm treo lê sà nhà tra tấn.


nguồn: Văn Nghệ #91 20 tháng 10 1955, tr. 1.