24 tháng 10, 2015

Dưới mắt nhà du lịch Charlot (Through Traveller Charlie's Eyes) (1936)


Người hướng dẫn -- Ông Lý làng này vừa mới chết, mọi người đương kéo đến ăn đầy nhà.
Charlot (sửng sốt) -- Họ ăn thịt người à?

Guide -- The mayor from this village just died, everyone is gathering to eat a full house.
Charlie (dumbfounded) -- They eat people?

Phong Hóa phỏng vấn Charlot

Phong Hóa interviews Charlie

L.T.S. - Charlot đi du lịch hoàn cầu, nhân qua đây.  Phong Hóa vội phải người đến phỏng vấn ông. Nhận tiếp một người nhà báo, nhất là một nhà báo ở đây, Charlot thực đã tỏ ra lòng tử tế một cách đặc biệt.  Có lẽ vì ông vui cười ấy cũng với báo Phong Hóa là tờ báo cười, co nhiều chỗ tương đắc, hay có lẽ bí mật gì khác cũng nên.  Dẫu sao nhân dịp đặc biệt này, chúng tôi cũng hiến các bạn một bài phỏng vấn... đặc biệt.

Words from the editors - Charlie is on a trip around the world, passing through here.  Phong Hóa hurried to send someone to interview him.  Receiving a journalist, especially a journalist from here, Charlie truly showed a special kindness.  Perhaps this humorous man together with Phong Hóa, a humor paper have many points of agreement, or perhaps some other secret reason.  In any case, on this special occasion, we present to your, friends, an interview that's ... special.
Charlot - Nhà tranh với tấm lòng vàng,
Lòng quê anh chở mơ màng thế thôi.

Charlie - A thatched roof with a heart of gold
My feelings for home bear such a dream only

Charlot tiếp tôi một cách rất nhã nhặn và niềm nở--tuy ông ta sợ nhất các nhà báo đến phỏng vấn.  Có lẽ ông sẵn lòng tiếp tôi, vì biết tôi là đại biểu cho tờ báo vui ở Đông dương chăng?

Charlie received me in a very courteous and cordial manner -- even though he fears nothing more than journalists who come to interview him.  Perhaps he readily received me because he knew that I represent a humor paper in Indochina?

Sau khi giới thiệu tôi với cô Paulette Goddard, Charlot mời tôi ngồi, rồi cũng ngồi ở trước mặt.  Charlot ở ngoài thật khác Charlot trong màn ảnh: tôi đã quen với Charlot với bộ râu và cái mũ lệch, đến nỗi bây giờ ngồi trước mặt Charlot thật tôi hơi lấy làm lạ.  Nhưng, cũng vẫn là một người, vẫn đôi mắt đen và sáng, vẫn cái nhìn xâu xa, nhiều ý nghĩa của anh "ma-cà-bông" trong phim "Ánh Sáng của thành phố".

After introducing me with Miss Paulette Goddard, Charlie invited me to sit down, and then sat down in front of me.  On the outside Charlie is different from the Charlie of the silver screen: I knew a Charlie with a mustache and tilted hat, so much so that I found found the Charlie before me a little strange.  But, he was still a person, still a pair of eyes with whites and pupils, still a profound gaze, so meaningful for this "vagabond" in the film "City Lights."

--Ông có thể cho tôi biết từ xưa tới nay ông đã bị người ta phỏng vấn bao nhiêu lần rồi?
Charlot mỉm cười:
--Nhiều lần lắm, không biết bao nhiêu nữa.  Nhưng chắc cũng không kém một vạn lần và thêm lần bây giờ nữa.
--... là một vạn mốt! Như thế tôi hiểu sao ông ghét nhà báo chúng tôi lắm...
--Cái đó không hề gì.
--Ông đi du lịch sau khi quay xong phim "Thời Mới"?
--Phải.
--Chúng tôi chưa được xem phim ấy.  Có phải trong phim đó, ông nói về máy móc không?
--Tôi muốn tả rõ cái cảnh đời máy móc bây giờ.  Người làm nô lệ cho máy, cũng là những công việc như máy, rồi cũng hóa vô giá trị như máy vậy.  Cái vai tôi đóng trong phim ấy là một anh chàng -- cũng bình thường như tôi với ông đây -- bị các máy móc và công việc trong nhà máy làm thành ngớ ngẩn... Bởi thế, đi đến chỗ nào anh ta cũng tưởng quanh mình toàn máy móc cả, rồi lúc nào anh ta cũng tưởng tượng soáy cái đinh ốc, là công việc của anh ta trong nhà máy.....
--Thế khi sang đến đây, ông còn tưởng tượng soáy đinh ốc nữa không?
--Có phải tôi đâu.  Người trong phim kia mà.  Tôi nói nốt: sau cùng anh ta trốn về nhà quê, gặp một cô gái quê ngây thơ và xinh đẹp....
--Là cô này có phải không?  Thế thì ông sung sướng thật!
Cô Paulette hơi đỏ mặt vì lời khen tặng của tôi, mỉm cười.
Charlot nói tiếp:
--Và anh ta hiểu rằng chỉ một cái gia đình êm đềm trong một căn nhà tranh mới chính là cái lạc thú ở đời...:
--Ồ, thế thì ông còn đợi gì mà không sang ở quách bên tôi nữa.  Cái gì chứ một căn nhà tranh êm đềm thì sẵn lắm. Lại sẵn nữa những cô gái quê cũng ngây thơ và đẹp đẽ, và chịu khó.
Charlot mở to mắt nhìn tôi:
--Thế thì quý hóa quá!
--Mà trong nước không có máy móc, không có nhà máy gì cả.  Ông không phải trốn máy nữa.
--Thế phải có những điều kiện gì mới làm dân nước ông được?
__À... trước hết phải đóng thuế.... Một khi ông làm cái bổn phận ấy rồi, ông được coi ngang hàng như người giầu có.  Ông lại phải học lễ phép để khi vào quan nữa.  Mà chút nữa quên: nếu ông ở làng thì ông phải đóng góp.
--Để làm gì?
--Để được ngồi chiếu trên và lấy phần sôi thịt....
--Đóng góp để ăn?
--Phải.
Charlot gật gù một lát rồi nói:
--Hay... hay lắm! Thật là một ý kiến mới lạ ông cho tôi.  Về bên Mỹ, tôi phải đem ra thực hành trong phim mới được.
Trong óc tôi vụt nẩy ra một ý kiến làm quảng cáo cho nước nhà.  Tôi vội nói:
--Nếu ông cần ý kiến lạ thì bên tôi nhiều lắm.  Tôi sẽ nói cho ông nghe.  Ví dụ, ông có thấy ở nước nào đám tang thì mổ bò ăn khao và thổi bài kèn Madelon bao giờ không?  Chắc là không.  Ấy thế mà ở nước tôi có.  Lại còn các cụ lý quê khi đi đâu thì treo đôi giầy cẩn thận ở đầu ô, sợ nó mòn.  Giá lần sau ông cho anh Charlot đeo đôi giầy trên đầu ô rồi nghênh ngang ở thành phố Chicago thì có phải thú không?
Charlot nấc ra cười:
--Tôi cũng đồng ý với ông.  Phải đây, phải đây.  Còn gì nữa không?
--Còn nhiều cái lạ lắm.  Nhưng nói ra không hết.  Để tôi sẽ tặng ông một collection báo Phong Hóa.
--Cám ơn ông trước.
--Còn như cái vai "ma-cà-bông" ông đóng, thì trong các thành phố tôi, nhiều lắm, đếm không xiết: có đến hàng nghìn người mà họ khổ sở đói khát nhiều hơn nữa.
Cô Paulette ngăn tôi nói:
--Tôi xin hỏi ông một câu.  Từ khi sang đây, tôi hằng thấy ở các vệ hè thành phố, những ngày nắng, từng túm đàn bà, con gái ngồi.  Một người xõa tóc, còn một người bới tóc và thỉnh thoảng đưa tay lêm mồm.  Họ làm gì thế, thưa ông?
--Họ... họ ... ngồi phơi nắng!
--Phải, cái đó, tôi biết rồi.  Ở bên Mỹ, chúng tôi cũng ra ngồi phơi nắng luôn.  Nhưng còn cái việc kia?
--À...  ̣ấy là họ bắt chấy cho nhau.
--Bắt chấy! Trời ơi, họ lại ăn chấy nữa à?
--Ăn rồi nó cũng quen đi.
--Thế ông có ăn không?

--Sir, can you tell me from the start until now, how many times you have been interviewed?
Charlie smiled:
--Many, many times, and I don't know many more times I will be.  But probably no fewer than 10,000 times, and once more right now.
--... making 10,001 times!  For that reason I can understand why you hate us journalists so much...
--That's no big deal.
--You're on vacation after the filming of Modern Times?
--That's right.
--We haven't been able to see that film yet.  Is it true that in that film you talk about machines?
--I want to clearly depict the machine-based life of today.  People work as slaves to machines, with jobs that are machine-like, and then become worthless like machines.  The role I play in this film is a young man--ordinary, like you and I here--who because of the machinery in the factory is made to feel foolish...  For that reason, wherever he goes he imagines that all things around him are machines. For that reason, wherever he goes he imagines that all things around him are machines, and at any time he imagines spinning like a cog, his work in the factory.
--So coming over here, do you still imagine you're spinning like a cog any longer?
--That's not me at all.  It's the person in that film.  I'll finish: in the end he escaped to the country, met an innocent and pretty country girl...
--It's this girl, right? Then you're truly happy
--Miss Paulette blushed a bit at my words of praised, she smiled.
Charlie continued:
--And he understood that only a peaceful family living in a thatched cottage is actually life's pleasure.
--Oh, then what are you waiting for that you don't come over and live here with me.  There's nothing to find a peaceful thatched cottage at the ready.  At the ready as well are girls who are innocent and pretty, and hard working.
--That's very nice!
--And in our land there's no machinery, no factories at all.  You don't need to escape machines any more.
--Yet there must be some conditions to become one of your people?
--Uh... first of all paying taxes... Once you've done that duty, you'd be seen as equal to a rich person.  You must learn the courtesies to enter an official's office.  And I almost forgot: if you live in a village you must contribute.
--To do what?
--To be able to sit on a mat and get a little meat and sticky rice.
--Contribute in order to eat?
--That's right.
Charlie nodded a moment then said:
--Good... very good!  That's a strange idea you've given me.  Back in America, I should introduce it to realize in a new film.
In my head flashed an idea to advertise our country.  I quickly said:
--If you need ideas in my land there are lots.  I'll tell you.  For instance, have you seen any country where at a funeral they slaughter a cow and celebrate by playing the band piece Madelon?  Probably not.  Yet in my country we've got it.  Then there are the village notables in the country, where ever they go they hang a pair of shoes from the umbrellas, worried that they'll wear out.  If you ever carried a pair of shoes from the top of your umbrella walking high and mighty in Chicago wouldn't that be fun?
Charlie emitted a laugh:
--I agree with you.  That's right, that's right.  Anything else?
--There are many strange things.  But I can't say them all.  Let me give a collection of the Mores paper.
--Thank you in advance.
--And that "vagabond" role you play, in my city there are lots, you couldn't count them all: and there are thousands who are even more miserable and hungry.
Miss Paulette stopped me saying:
--I'd like to ask you one thing.  Since coming here, I always see on sidewalks on sunny days, swarms of women and girls sitting.  One of them with her hair hanging, and the other picking at the hair sometimes moving her hand to her mouth.  What are they doing, sir?
--They're ... they're drying out in the sun!
--Fine, that much I know.  In America, we also dry out in the sun.  But that other business?
--Ah... that is them catching lice for each other.
--Catching lice! Heavens, and they eat them as well?
--Eating them is a habit.
--So you do eat them?


Cô Paulette nhìn tôi như có ý ghe tởm. Tôi phì cười:
--Không, tôi không ăn bao giờ.
Charlot, trong lúc ấy ngồi nghĩ ngợi, bấy giờ vụt nói:
--Cô Paulette, cô lấy giấy biên đi.  Tôi vừa mới nghĩ được một sự hay quá: lần sau, trong một cuốn phim, tôi sẽ cho Charlot đứng xem hai người đàn bà bắt chấy cho nhau, rồi....
Cô Paulette cả cười:
--Nhưng bên ta làm gì có ai bắt chấy?
--Không hề gì.  Ta sẽ "lancer cetter mode" chứ sao!
Xem chừng cuộc phỏng vấn đã khá lâu, tôi đứng dậy cáo từ:
--Xin chúc cô và ông đi du lịch được vui vẻ.  Và mong rằng lúc đi ông còn giữ được một cái kỷ niệm êm đềm của nước tôi.
Charlot vội nói:
--Êm đềm, êm đềm lắm.  Nếu tôi dùng được cái ý kiến gì hay của ông, thì thật cuộc du lịch của tôi ở đây không phải là vô vị.

Miss Paulette looked at me with disgust.  I laughed:
--No, I've never eaten them.
Charlie, who was sitting and relaxing, at that moment burst out:
--Miss Paulette, get some paper and jot this down.  I've just thought of something good: next time, in a film, I'll have Charlie stand by and watch two women catching lice for each other, then...
Miss Paulette laughed:
--But where we live why would anyone catch lice?
--No matter.  We'll "promote the fashion"!
Noting that this interview had gone on fairly long, I stood up and announced:
I wish you two a pleasant trip.  And hope you'll hold on to a few peaceful memories of my country.
Charlie quickly said:
--Peaceful, quite peaceful.  If I use a few of your good ideas, then truly this trip of mine here won't have been dull.

Thạch Lam
đặc phái viên Phong Hóa / special correspondent


nguồn: Phong Hóa 185 (1 mai 1936), 3; 8.

Theo sách Chaplin: His Life and Art [Chaplin: Đời sống và nghệ thuật] của David Robinson (McGraw Hill, 1985), Charlie Chaplin và Paulette Goddard rời khỏi Los Angeles để đi Hawaii ngày 5 tháng 2 1936.  Chaplin nói với Goddard là hai người chỉ đến Hawaii, song hai người tiếp tục kéo dài chuyến đi này đến Hương Cảng và Trung Quốc.  Hai người về Mỹ đầu tháng 6.

Theo sách Tramp: The Life of Charlie Chaplin [Mà ca bông: Cuộc đời của Charlie Chaplin) của Joyce Milton (Harper Collins, 1996) hai người đi du lịch 4 tháng rồi về Mỹ 11 tháng 6.  Khi ở Thượng Hải ông thử viết một kịch bản về một cô kỵ nữ ở Thượng Hải.  Theo Simon Louvish, trong sách Chaplin: The Tramp's Odyssey [Chaplin: Cuộc phiêu lưu Mà ca bông] (St. Martin's Press, 2009), Chaplin và Goddard đi một chuyến dạo chơi xung quanh quần đảo Malay trên tàu Sea Belle, rồi bay đi đến Java.   Tháng 4 họ đến An Nam, Đông Dương, rồi đến Quảng Đông hai người lấy nhau.


Tôi không được chắc chắn trăm phần trăm là nhà văn Thạch Lam đã phỏng vấn Charlie Chaplin và Paulette Goddard.  Nhưng có một điều chắc chắn là cặp tình nhân ấy đã đến Việt Nam.  Hình như lúc bấy giờ họ sắp cưới nhau ở Quảng Đông.  Tôi chỉ có một ít nghi ngờ là ông Charlot trong cuộc phỏng vấn này có vẻ rất thích thú về mỗi ý kiến làm phim của Thạch Lam.  Thường lệ một nghệ sĩ nổi tiếng không thích phải nghe những lời đề nghị của người khác.  Một điều nữa là tôi tự hỏi - ba người nói chuyện bằng ngôn ngữ nào?  Tôi đã đọc trong sách có nói rằng tiếng Pháp của Chaplin không được rành lắm, rồi tôi không biết Paulette Goddard biết nói ngoại nữ nào?  Hay có phải là Thạch Lam nói được tiếng Anh?

Nhưng mặt khác - ở một xứ xa lạ như Việt Nam hai ngôi sao được đi chơi thoải mái tương đối và cảm thấy dễ chịu và êm đềm.  Một lý do khác để tin rằng cuộc phỏng vấn này có thật là phim Modern Times chỉ mới ra mắt khán giả Âu Mỹ và chắc chưa đến Việt Nam.  Như vậy Thạch Lam hỏi về phim ấy rất hợp lý.

Một nét đặc sắc của báo Phong Hóa là châm biến từng thói lố bịch của dân xứ mình.  Nghệ thuật của Chaplin cũng có lúc như thế.  Charlie Chaplin trong cuộc phỏng vấn rất lịch sự, rất kiên nhẫn, rất quan tâm những điều mà Thạch Lam nói đến.

Thật nhiên cái điều đáng chú ý nhất là phản ứng của Paulette Goddard khi nghe đến tục bắt chấy - và ăn chấy của phụ nữ Việt Nam.  Nhưng thực sự tục ấy không xa lạ với nông dân nghèo ở Mỹ lúc bấy giờ.  Có cái chữ nitpick nghĩa bóng là xoi mói, song nghĩa đen là bới tóc tìm trứng chấy [pick nits - nit là trứng chấy].

Henri J. Oger Technique du peuple Annamite ca. 1908-9 [p. 52]

Thực ra người xứ nghèo đói mà rất ít được ăn thịt cá, vậy ăn chấy cũng bổ.

2 nhận xét:

Unknown nói...

bài viết thật hay! Một tư liệu quá giá!

Unknown nói...

bài viết thật hay! Một tư liệu quá giá!