7 tháng 10, 2015

... "mô tả đời sống trưởng giả rỡm, không có chút kỷ luật tinh thần nào" - Phan Văn Dật (1975)

…Khi điểm những nhà văn miền Nam (vùng Mỹ ngụy tạm chiếm) nhất là những nhà văn nữ ở phái suy đồi và phản động, phải nói là tôi đau lòng vì đa số đều là học trò cũ của tôi như Nguyễn Thị Hoàng, Túy Hồng…

Trong một tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng, tôi quên mất nhan đề, có đoạn mở đầu đại ý như sau: “Quế Hương trong phòng tắm đi ra, mình choàng chiếc khắn tắm đi thẳng lên phòng khách, rót cho mình một cố đầy Cointreau, đốt một điếu Dunhill và nhoài mình ra mấm nút nhạc…”.

Thử hình dung ra những cử chỉ như thế ở một người con gái, ở đây tôi muốn nói đến một con gái Việt Nam? và đó không phải chỉ riêng ở tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng mô tả đời sống trưởng giả rỡm, không có chút kỷ luật tinh thần nào mà gần như hầu hết ở các tác giả khác chúng ta có thể tìm thấy những mẫu người đó.  (Túy Hồng: Thở dài; Nguyễn Thị Thụy Vũ: Mèo đêm, Thú hoang…; Lệ Hằng: Thung lũng tình yêu…; Minh Đức Hoài Trinh: Sám hối…; Nhã Ca: Dạ khúc bên kia phố…).  Là một nhà giáo, tôi đã chứng kiến được sự tàn phá của một nền văn hóa lai căng, thiếu xây dựng, thiếu sức sống đó.  Nó là luồng khí độc giết chết biết bao giới trẻ ở miền Nam (vùng Mỹ kiểm soát).  Dưới chế chế độ cũ (Mỹ ngụy), nền văn hóa của dân tộc bị bôi đen.  Bắt cứ một thầy giaó có lương trí nào cũng cảm thấy tủi nhục về điều đó.  Hôm nay, chủ trương chống văn hóa phản động và đồi trụy, là một việc đứng đắn, cần thiết để xóa bỏ một nền văn hóa phản dân tộc. đi ngược với truyền thống 4.000 năm của nhân dân ta.  Tôi nghĩ không những biểu đồng tình với chủ trương đó mà mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm trong việc tham gia vào đợt loại trừ văn hóa phản động đồi trụy và lạc hậu này.

Phan Văn Dật
Nguyên giáo sư Đại Học Văn Khoa Huế

nguồn: trích "Hưởng ứng chủ trương quét sạch sách báo, tranh ảnh phản động đồi trụy; loại trừ sách báo, tranh ảnh lạc hậu," Thừa Thiên Huế #29 15 tháng 12 1975, 1.


Phan Văn Dật là một nhà văn, nhà giáo được uy tín.  Hình như ông ấy cũng không dính vào chính trị.  Nhưng sau tháng 4 1975 báo Thừa Thiện Huế tạo điều kiện cho ông viết bài chê sáu nữ nhà văn miền Nam.  Tất cả trẻ hơn ông từ hơn 20 đến 40 tuổi.  Trẻ hơn thì các nữ nhà văn ấy cũng có một thế giới quan rất khác với ông Dật.

Nguyễn Thị Hoàng sinh năm 1939 ở Huế.  Túy Hồng, tức Nguyễn Thị Tuý Hồng, sinh ngày năm 1938 ở Chí Long, Phong Ðiền, Thừa Thiên. Nguyễn Thị Thuỵ Vũ sinh năm 1937 ở Vĩnh Long.  Lệ Hằng sinh năm 1948 ở Hải Dương.  Minh Đức Hoài Trinh, tức là Võ Thị Hoài Trinh, sinh năm 1930 ở Huế.  Nhã Ca, tức Trần Thị Thu Vân, sinh năm 1939 ở Huế.  Vậy bốn trong sáu nhà văn đó là người Huế, vậy rất có thể là sinh viên của ông.

Nói chung, thế hệ trẻ bị thế hệ trước phê phán thì rất tốt cho tiếng tăm một nhà văn.  Cái vấn đề ở Việt Nam là tác phẩm của các nữ nhà văn ở trên bị cấmt và đốt rất nhiều, như vậy thì số độc giả bị hạn chế.

Nếu có bạn độc giả nào biết tên tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng mà Phan Văn Dật trích dẫn ở trên, xin chia sẻ nhé.

Sau đây là thông tin về các tác phẩm mà Phan Văn Dật nhắc đến:


Túy Hồng. Thở dài: Tập truyện (Thời mới, 1964).

Nguyễn Thị Thụy Vũ. Mèo đêm: Tập truyện (Thời mới, 1967).

Nguyễn Thị Thụy Vũ. Thú hoang: Chuyện dài (Hồng Đức, 1968).

Lệ Hằng. Thung lũng tình yêu (Tổ Hợp Gió, 1972).

Minh Đức Hoài Trinh. Sám hối: Tiểu thuyết (Triều Dương, 1967).

Nhã Ca. Dạ khúc bên kia phố (Thương Yêu, 1970).

Không có nhận xét nào: