27 tháng 2, 2013

Siêu sao Việt Nam - năm 1933

Gánh hát cải-lương Nam-Kỳ Trần Đắt

Hình trên đây là toàn-ban đào, kép, của gánh hát Trần Đắt, hiện đương biếu bà con ngoài Bắc những buổi hát đặc-biệt tại rạp Văn-Minh Hý-Viện, phố hàng bạc Hanoi.

Đầu chữ T. -- Đào Phùng Há (ở giữa), bên phải Phùng-Há: đào Năm-NhỏCô-Ba. bên trái Phùng-Há - đào Tư-SangBa-Hui.

Đầu chữ Đ. -- Những vai kép nhất; từ trái sang phải: Năm-Châu, Tư-Chơi, Tư-Út, và Ba-Cương. v.v.

nguồn: Phong Hóa 46 (12 mai 1933), tr. 4
Từ 6 đến 20 Mai

Từ hôm 6 Mai tới nay, bà con Hà-thành đã lần-lượt đến Văn-Minh Hí-Viện xem hat, hẳn đã biết tài của Đào-Kép gánh Trần Đắt, một gánh hát có tiếng trong Nam.

Đào Phùng-Há thanh có, sắc có, thưc là danh bất hư-truyền.

Kép Năm-Châu, ca hát rất có mầu, cử chỉ rất đứng-đắn, thật đã đáng một vai kép nhất.

Đào Phùng-Há và kép Năm-Châu thường thủ bổn chính trong những vở hát.

Tối nào đào Phùng-Há và kép Năm-Châu không sắm, thì khán-giả xem chừng có vẻ kém vui.

Nghe đâu trước khi tạm biệt Hà-thành gánh Trần-Đắt định cống-hiến bà con mấy tối đặc-biệt vào thư năm và thứ bảy 18 et 20 Mai.

nguồn: Phong Hóa 47 (19 mai 1933), tr. 4.


Những ngôi sao, thần tượng đầu tiên ở xứ Việt xuất phát từ sân khấu cải lương. Các nghệ sĩ kiểu "siêu sao" cũng được thu đĩa nhiều. Đây là cùng thời với những tờ báo có khả năng đăng ảnh và quảng cáo các gánh, các diễn viên. Trong những năm 1920 và 1930 phương tiện để lưu diễn cũng được tiến lợi hơn đến năm 1936 mới có đường xuyên Việt. Trong khoảng thời gian các báo cũng đăng những bài phỏng vấn các ngôi sao, các những mục với tin đồn về đời riêng của các nghệ sĩ. Thời đó cũng có xì-can-đan.

Gánh Trần Đắt có hai sao chính là Phùng Há và Năm Châu, nhưng Tư Sang và Tư Chơi cũng được rất nổi tiếng.  Phùng Há kết hôn với Tư Chơi nhưng một thời gian cũng là người tình của Năm Châu.  Chắc khán giả (các "fan") cũng quan tâm nhiều đến chuyện tình của các ngôi sao như hiện nay.

24 tháng 2, 2013

Ông muốn xem nữa không? - Nal (1932)


Cô hàng: Ông muốn xem nữa không?
Ông khách: Thôi... xem thế đủ lắm rồi!

Salesgirl: Do you want to view something else?
Customer: Not at all... this view is plenty good!

nguồn: Phong Hóa 27 (23 tháng 12 1932), 5


Tính "dê" thời tiền chiến.  Tất nhiên việc bán hàng và tình dục luôn luôn đi song với nhau - hiên nay và ngày xưa nữa.

Ông dê cụ này thích nhìn hàng.  Cô bán hàng cũng thích "bày" hàng.  Không có nạn nhân nào, phải không?  Nhưng cô bán hàng bày hàng để làm gì?  Có mục đích nào?  Chắc để mình được lợi ích theo một cách nào đó. 

Tôi rất thích phong cách của các tranh vừa linh hoạt vừa nghịch ngợm của tạp chí Phong Hóa.  Hà Nội đã thiếu phong cách ấy rất nhiều năm. Mới đây có những họa sĩ như Nguyễn Thanh Phong cũng rất vẽ và viết rất hay và sáng tạo.  Nhưng cách đùa thời "tiền chiến" rất nhẹ nhàng - có lẽ không còn hợp với người của thời đại này.

21 tháng 2, 2013

Chữa cái bệnh "lười" (Curing "Lazy" Sickness) - Lê Văn Hiệp (1964)

Lớp mười tốt nghiệp
Tenth grade graduate
Cậu thích nằm nhà
You like to lie about the house
Mơ màng giấc điệp
Sweet daydreams
Đo ngày tháng qua
Measure the passing days and months

Rủ bạn rủ bè
Beckoning your friends
Vác xe rong phố...
Take your bikes to wander the streets...
Lời thày dạy dỗ
Your teacher's advice
Dần dần tiêu tan
Slowly vanishes away

Sợ lên nương rẫy
You fear going up to the terraced fields
Ngại đi công trường
Hesitate to go to construction sites
Chê vào nhà máy
Jeer at going to a factory
Ghét về quê hương
Hate going out to the country

Cậu mong tìm gặp
You hope to encounter
Cái việc phất phơ
Some idle job
Chỉ ngồi mà ngáp
Where you just sit and yawn
Cũng hưởng lương to
With a big salary as well

Cuộc sống đang lên
Our way of life is rising
Cậu tìm đi xuống
You're looking to descend
Nghĩ mà thấy ngượng
To think of this is embarrassing
Tuổi cậu thanh niên!
Your days of youth!

Có ai mách hộ
Can some one inform us
Thang thuốc tuyệt vời
Cook up some wonderful medicine
Chữa cái bệnh lười
To cure this disease of sloth
Đang hành thân cậu?
That's afflicting you?

nguồn: Thời mới 14 tháng 6 1964, 2


Hai cậu thanh niên trong tranh ở trên - sao mà trông ngộ nghĩnh thế?  Họ rong chơi phố Hà Nội không mục đích gì.  Hai chàng thấy thoải mái và vui sướng thật.

Trong nhật ký ghi ở Hà Nội bốn năm sau (năm 1968) nhà văn / nhà lý luân Susan Sontag viết về chiến tranh nhân dân:

"A people's war means the total, voluntary, generous mobilization of every able-bodied person in the country, so that everyone is available for any task" [Chiến tranh nhân dân có nghĩa là sự huy động tự nguyện, rộng lượng và hoàn toàn của tất cả mọi người khỏe mạnh trong nước, để mỗi người đều sẵn sàng nhận làm bất cứ nhiệm vụ] (Susan Sontag "Trip To Hanoi" [viết ngày 9 tháng 5] trong Styles of Radical Will, tr. 254)

Cùng ngày ấy bà cũng ghi: "Vietnam is a culture founded on shame" [Việt Nam là một nền văn hóa dựa trên cảm xúc xấu hổ].  Bà muốn đối lập shame của phương đông với guilt [cảm xúc nhận tội] của phương tây.  Sontag viết tiếp "all cultures founded on shame are 'naïve.'  The relation to moral demands tends to be much less ambivalently felt in shame-cultures, and collective action and the existence of public standards have an internal validity they do not possess for us." [tất cả các nền văn hóa dựa trên cảm xúc xấu hổ đều 'ngây thơ.'  Mối quan hệ với nhu cầu đạo đức cũng nhằm tới cảm xúc ít lừng chừng hơn trong các nền văn hóa dựa trên cảm xúc xấu hổ, còn hành động tập thể và tiêu chuẩn công cộng có giá trị hiển nhiên mà không có với chúng ta [người phương tây]) (tr. 241).

Chắc bà Sontag đã chứng kiến tính tự nguyện và rộng lượng của nhiều người Hà Nội trong chuyến đi của bà. Nhưng nói là "hoàn toàn" và "tất cả mọi người" có thái độ như vậy thì không đúng.  Tất nhiên thì rất ít người Hà Nội phản đối cái gọi là "chiến tranh nhân dân" này bằng những hành động công cộng.  Nhưng một điều chắc chắn là đã từng có những kẻ tỏ ra những hành động có thể gọi là (theo cách nói của Anna Applebaum trong quyển Iron Curtain: The Crushing of Eastern Europe [Bức màn sắt: Sự dẹp tàn của Đông Âu], tr. 413) "passive opposition" - phản đối bị động.

Có vẻ như bà Sontag muốn căn cứ tính tự nguyện, rộng lượng và hoàn toàn vào cái mà bà gọi là culture of shame.  Tôi nghĩ rằng chưa có ai làm công trình nghiên cứu với tính khóa học về sự đối lập của tính xấu hổ và tính nhận tội của hai nền văn minh đông và tây.  Như vậy thì tôi chưa được biết nên tin hay không tin ý của bà.  Nhưng bài thơ ở trên chứng tỏ một nền văn hóa dựa trên cảm xúc xấu hổ.  Khi nhìn thấy các cậu thanh niên không tự nguyện và rộng lượng "lên nương rẫy," "đi công trường," "vào nhà máy," "về quê hương" và tất nhiên nhập ngũ nữa thì tác giả "nghĩ mà thấy ngượng."  Tất nhiên thầy giáo của các chàng trai ở trên sẽ cảm thấy khó chịu - vì "lời thày dạy dỗ / dần dần tiêu tàn."

Gọi là tự nguyện và rộng lượng, nhưng có phải như thế không?  Những người như hai chàng trai ở trên chỉ có bị minh họa và chê trách trong báo thôi?  Hay xã hội Việt Nam lúc bấy giờ có những phương pháp nặng hơn để bắt mỗi người "phản đối bị động" theo cuộc chiến tranh nhân dân này?

Hiện tượng này được gọi là "bệnh lười."  Theo Từ điển tiếng Việt (NXB Đà Nẵng; Trung tâm từ điển học, 2002) chữ lười có nghĩa "ở trọng thái không thích, ngại làm việc, ít chịu cố gắng."  Song hai chàng thanh niên tốt nghiệp không chứng tỏ sự lười học, vậy khi còn ở ngôi trường thì chưa mắc bệnh ấy.  Bước ra trường sống trong thực tế thì có phải họ mới bị tiêm nhiễm?  Lười vậy họ lại "sợ," lại "ngại," lại "chê," lại "ghét."  Các chàng trai kiểu này thích cái gì - "thích nằm nhà," thích "rủ bạn bè," thích "rong phố, thích công việc "chỉ ngồi mà ngáp," thích "hưởng lương to."  Ai mà chả thích vậy?

Thường lệ đối với con người làm việc (người không bị lười) có khi họ lâm vào tình hình bắt buộc mình phải làm (vì sự nghèo nàn) và có khi họ nghĩ rằng việc mình làm có ý nghĩa cao cả.  Thi sĩ viết "Cuộc sống đang lên."  So với Hà Nội 10 năm trước nói về vật chất và giải trí có phải như thế không?  Có lẽ các chàng trai ăn mặc xịn ở trên nghĩ như thế?  Như vậy nghĩ theo tiêu chuẩn xã hội Hà Nội năm 1964 các chàng trai ấy phải gọi là ích kỷ, là lạc hậu.  Nhưng đời đời con người vốn có nhu cầu vật chất và giải trí.

Trong một bài báo được soạn lúc tác giả bài thơ này mới qua đời có đoạn: "Lê Văn Hiệp tâm sự: 'Tuổi trẻ lãng mạn, giàu mơ ước, có lúc tôi muốn trở thành nhà thơ, đạo diễn sân khấu, diễn viên điện ảnh. Nhưng vốn nặng lòng với hội họa, tôi say mê không dứt ra được'" ("Giã biệt một cây bút trào lộng" Hà Nội mới 3 tháng 12 2008).  Mỗi người đều có niềm đam mê riêng.  Nhưng mới bước vào đời thì nhiều lần khó biết mình say mê về cái gì, nhiều lần mình chưa có mục đích nào.  Còn nữa - có lẽ nhu cầu của xã hội trái với niềm đam mê của mình.  Xã hội có nên bắt mình thay tấm lòng của mình thành tấm lòng người khác (và vào khuôn khổ "con người mới")?

"Thang thuốc ... chữa cái bệnh lười" là thế nào.  Nếu "phản đối bi động" thì có lẽ liều thuốc chỉ là dư luận, hay nặng hơn là lệnh động viên.  Nếu không "bi động" thì sẽ chắc sẽ bị cơ quan an ninh dò xét và phát hiện.  Như vậy các bước đi nhẹ nhàng và các nụ cười vui tươi ở trong tranh ở trên sẽ không được tồn tại lâu.

Nếu thực sự có cái nền văn hóa của cảm xúc xấu hổ như bà Sontag viết, thì nền văn hóa ấy tựa vào sự ghen ghét những người "hơn" mình - giàu hơn mình, đẹp hơn mình, thông minh hơn mình, được ưu đãi nhiều hơn mình, vui hơn mình.  Trong một thời gian mà nhiều nhận gánh nặng của việc xây xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước thì hai thanh niên trong tranh ở trên nhất định trông nghịch mắt.  Nhưng cùng thời chắc chăn nhiều người cũng có cảm giác ghen ghét, chắc lưỡi khi xem những người vui tươi, thoải mái rong chơi.

12 tháng 2, 2013

Họ thích (They Like) - Đinh Ba (1964)

Họ thích lang thang các vỉa hè
They like wander the alleys
Buôn "thầm," mua "vụng," bán "la lê."
Trading "secretly," buying "on the sly," selling "all about"
Thích ngồi tính chuyện đường ngang tắt.
Like sitting and figuring out short cuts.
Mỗi cái là không thích chuyển nghề.
In every case it's that they don't like to change jobs.

Họ thích ra ga đón khách tàu
Thye like to go the train station to greet travelers
"Săn" người xuống trước, "rước" người sau.
"Chase" those who get off first, "welcome" those coming after
"Thăm" gà, "hỏi" trứng, "dò la" thịt.
"Visit" their chickens, "ask after" eggs, "spy on" meat.
Mấy bận tranh giàng, ngấm nguýt nhau.
Sometimes give each other dirty looks

Họ thích chơi xa, thích thú quê,
They like to visit far away, are quite fond of the country,
Thích "non," thích "nước," thích "đi, về,"
Like "the land," like "the country," like "coming, going,"
Đi sao nhẹ tếch, về sao nặng
Leaving they're lightly ballasted, on return why so heavy?
Cá nướng, tôm phơi, đỗ, lạc, chè!
Barbecue fish, dried shrimp, beans, nuts, tea!

Họ thích xoay sao kiếm lắm lời,
They like scheming at ways to get big profits,
Thích nghề không tốn giọt mồ hôi.
Like a job where they don't waste a drop of sweat
Nghĩa là họ thích lười lao động,
Meaning they like to be lazy at labor,
Cái thích ngàn xưa quá lỗi thời!
This kind of liking for ages has been so out of date!


nguồn: Thời mới 23 tháng 8 1964, 2


Những người buôn bán có nghị lực.  Họ chịu khó đón khách ra tàu, lên quê tìm sản phẩm để bán nơi chợ búa.  Như vậy mậu dịch quốc doanh thiếu thực phẩm và dân biết là phải đi tìm đồ ăn ở vỉa hè.

Sao họ "không thích chuyển nghề."  Tất nhiên là do "kiếm nhiều lợi."

Nói "không tốn giọt mồ hôi" tất nhiên không đúng.  Hay nếu là đúng thì công an không kèm riết cho đủ.   Nói là "lười lao động" thì cũng không phải.  Đi về quê mua sắm rồi mang đồ nặng về - như thế là vất vả chứ?

Gọi là "cái thích ngàn xưa" thì rất đúng.  Năm 1964 họ thích, còn hiện nay họ còn thích.  Thế là kinh tế thị trường.  Vậy chính thái độ chứng tỏ trong bài thơ là "quá lỗi thời" và thiếu hiểu biết tâm lý con người.