20 tháng 9, 2011

Chiến ca của Cảm tử quân (War Song of the Suicide Squad) - Hoàng Quý (1944)

I
Tiến lên đường.
Advancing up the road
Tới sa trường.
To the battlefield.
Ta xứng danh là cảm tử quân.
We're called the suicide squad.
Tiến lên đường.
Advancing up the road
Tới sa trường.
To the battlefield
Trong súng gươm chúng ta coi thường
Into the guns and swords we disregard.
A! ta nguyền đồng tâm giệt tan quân thù
Ah! We swear as one to wipe out the enemy army
Tươi cười xông pha ở nơi chiến khu.
Gaily we bound into the war zone.
Ta cùng nhau tiến không hề biết lùi.
Advancing into adversity we'd never think to turn back.
Da ngựa bọc thây lòng này vẫn vui.
Corpses wrapped in horsehide, these hearts are still happy.
Đi ta di.
Go let's go.
Tiến lên đường.
Advancing up the road
Tới sa trường.
To the battlefield.
Ta xứng danh là cảm tử quân.
We're called the suicide squad.
Tiến lên đường.
Advancing up the road.
Chết coi thường.
Not minding death.
Tư xứng danh là cảm tử quân.
We're called the suicide squad.

II
Tiến lên đường.
Advancing up the road.
Chết coi thường.
Not minding death.
Danh tiếng ta lưu truyền ngàn thu.
Our fame handed down a thousand autumns.
Tiếng lên đường.
Advancing up the road
Tới sa trường.
To the battlefield
Ta quyết tâm diệt tan quân thù.
We're determined to wipe out the enemy army
A! Theo cờ phất phới màu đỏ sao vàng.
Ah! Follow the waving red flag, gold star.
Say hồn trong muôn lời reo súng vang.
Impassioned midst thousands words cried out, echoing guns
Ta nguyền cùng tiến ở nơi sa trường.
We swear to advance on the battlefield
Máu đào xương trắng xây đài vinh quang.
Peach-hued blood, white bones build a glorious monument
Đi ta đi.
Go let's go.
Tiến lên đường.
Advancing up the road.
Chết coi thường.
Not minding death.
Ta xứng danh là cảm tử quân.
We're called the suicide squad.
Tiến lên đường.
Advancing up the road
Tới sa trường.
To the battlefield.
Ta xứng danh là cảm tử quân.
We're called the suicide squad.

Nguồn: "Chiến sĩ của cảm tử quân," nhạc và lời Hoàng Quý, Hà Nội: Nhà xuất bản Lửa Hồng, Đồng Vọng VII, Tơ I, 1945. [mã số Thư viện quốc gia: VV180]

Tư liệu này là một bản in của bài "Cảm tử quân" được đăng thời nhạc sĩ Hoàng Quý còn sống. Ca từ và giai điệu khá khác với bản nhạc trong tập Tập ca khúc Cô láng giềng (Hà Nội: Nhà xuất bản Âm nhạc, 1996) và trong quyển Âm nhạc mới Việt Nam: Tiến trình và thành tựu (Hà Nội: Viện Âm nhạc, 2000).


Ngọc Hùng và tốp nam Đài Tiếng nói Việt Nam

Nhạc phẩm này nghe rất vui tươi. Giai điệu có những nét fanfare hợp âm ba trưởng. Và nhịp đi rất hợp với nhịp bước hành quân. Giọng ca chính hát kiểu bel canto trữ tình nhấn mạnh tính lãng mạn của ca khúc này là một phong cách tôi thấy không thích hợp. Song thật ra, đây không phải một bài ca để nghe nhưng lại là một bài hát để hát, hát trong một đám đông.

Theo Âm nhạc mới Việt Nam và lời giới thiệu của Phan Thanh Nam viết trong Tập ca khúc Cô láng giềng thì "Cảm tử quân" được sáng tác tháng 6 năm 1944. (Không biết nguồn tư liệu nào phổ biên trên mạng cho là bài ca này được sáng tác tháng 5 năm ấy. ["Tháng 5 1944 Hoàng Quý viết bài Cảm tử quân"] Đây là 2 năm trước khi nhạc sĩ Hoàng Quý qua đời vì bệnh phối.

Ca từ nhạc yêu nước sáng tác trước 1950 rất khác với ca từ sau 1950. Sau năm 1950 có ca khúc nào với lời "sa trường"? [沙场 / sha chang cũng có nghĩa bãi cát lớn]. Chụm từ "da ngựa bọc thây" cũng có trong bài ca "Chiến sĩ Việt Nam" của Văn Cao. Như tôi nhận xét trong một bài viết khác đây là một hình ảnh rất Tam Quốc. Hình ảnh này cũng được phổ biên trong Chinh phụ ngâm - "Chí làm trai dặm nghìn da ngựa / Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao." Nghĩa là nhiều ca khúc yêu nước thời trước 1950 có chất lãng mạn chủ nghĩa kiểu Trung Hoa cổ. Do tính lãng mạn này cũng có hình ảnh kinh khủng như "Máu đào xương trắng xây đài vinh quang." Nhưng đề tài "cảm tử quân" cũng ghê rợn.

Trên đài hôm nay tôi được nghe một chương trình với chủ đề "Understanding the Mysterious Teenage Brain" (Tìm hiểu đến bộ óc bí ẩn của lứa tuổi teen). Các nhà khoa học nói chuyện trong chương trình này đều đồng ý rằng tuổi teen là một giai đoạn đời rất quan trọng để phát triển thành người. Và nói chung bộ óc của con người mới được phát triển thành người lớn khi lên 25 tuổi. Nhân cách của người teen gồm ba yếu tố quan trọng là "taste for risk" (sở thích làm mạo hiểm), "drive to be with peers" (sự thúc đẩy đi cùng với người cùng lứa), và "interest in novelty" (chú tâm đến cái mới).

Vậy lứa tuổi thanh niên / teen là quần chúng của bài "Cảm tử quân" - là quần chúng hát và quần chúng nghe. Tất nhiên một người bố, mẹ, ông, bà sẽ không muốn tự hy sinh đời của mình. Nhưng cái điều quan trọng hơn là tuổi teen thích mạo hiểm. Họ dám làm, và "chết coi thường." "Cảm tử" / 敢死 / gan si có nghĩa "dám chết." Trong chương trình các nhà khoa học cũng nói là vai trò của mạo hiểm là sự kiếm đến kinh nghiệm để được khôn lớn. Một người với kinh nghiệm sống rất có thể sẽ không nhận việc cảm tử.

Cái "drive to be with peers" cũng có thể có như là tính thi đùa. Mọi người muốn thử sức, thử khả năng của mình. Như vậy bài ca này viết về ta, về cảm tử quân không phải về tôi, về cảm tử nhân. Ta tiến, ta tới, ta nguyền, "ta xứng danh là cảm tử quân." Mục đích là "Danh tiếng ta lưu truyền ngàn thu." Mọi người cùng lứa biết mình đã dám làm.

Yếu tố "chú tâm đến cái mới" thì khó áp dụng hơn với trường hợp này. Nhưng cái mới mẻ là cái mà mình chưa biết, mình chưa trải qua. Như vậy cái chết - lúc chưa trải qua - cũng được gọi là mới. Nhưng thí dụ này làm cho mình nghĩ đến lứa tuổi teen hôm nay. Cái mới bây giờ là mốt. Mốt thúc đẩy mình đi cùng với người cùng lứa. Mạo hiểm là các việc trái pháp luật, trái phong hóa, "phảm cảm." Có lẽ sẽ không thành vấn đề, hay sẽ làm hại cho mình và người xung quanh. Nhưng tuổi teen vẫn là tuổi thí nghiệm và là một nỗ lực lớn trong xã hội.

Không có nhận xét nào: