12 tháng 11, 2009

Tam quốc

Mới đây tôi đọc xong chuyện Tam quốc trong bản dịch tiếng Anh dài gần 1000 trang. Lúc tôi còn ở Hà Nội tháng 6 vừa rồi tôi phỏng vấn nhạc sĩ Văn Ký. Ông kể rằng thanh niên lứa tuổi ông thời thanh niên rất mê đọc chuyện Tam quốc và chuyện có gây ảnh hưởng lớn trong văn nghệ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Cách đây mười năm tôi dịch bài ca "Chiến sĩ Việt Nam" nhưng đến câu này tôi không hiểu nổi:

Mong xác trong da ngựa bọc thân thể trai

Bây giờ mới hiểu. Trong bản dịch Three Kingdoms:

A man worthy of the name, who takes his sustenance in the service of his lord, considers it a boon to die on the battlefield, to be sent home wrapped in horsehide.

Trong Tam quốc người ta không chiến đấu vì dân tộc, vì tổ quốc nhưng lại chiến đấu vì gia tộc - service of his lord. Nhiệm vụ chính của một người đàn ông xứng đáng là chết trên trận chiến. Như Văn Cao viết:

Là trang nam nhi. / Quyết chiến sa trường. / Sống thác coi thường.

Quả là lãng mạn. Trong Tam Quốc thì các chiến dịch có mấy vạn người tham gia, nhưng các người bộ đội không giải quyết cái gì và bị chết liên miên nữa. Các chiến dịch được giải quyết vì những vị tướng phi ngựa "vung gươm." Văn Cao rằng:

Bao chiến sĩ anh hùng. / Lạnh lùng vung gươm ra sa trường.

Tam quốc có vô số nhân vật và các tên Trung Quốc nhìn rất giống nhau -- lắm lần tôi thấy rất khó phận biệt ai là ai. Nhưng tất nhiên có một số nhân vật nổi bật. Ba nhân vật Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi đều thú vị. Ba người vừa dũng cảm, vừa tình cảm.



Lưu Bị "thương dân, lấy dân làm gốc" nghe rất tư tưởng Mao Trạch Đông. Lưu Bị cũng được sự mến mộ của những người có tài. Quan Vũ sau khi chết thì càng hay vì một con ma còn thành hiển thánh. Trương Phi thì nóng tính và khó điều khiển nhưng rất trung nghĩa.

Nhưng có lẽ nhân vật nổi bật nhất trong chuyện này là Khổng Minh.



Khổng Minh giỏi thật là hiểu biết tâm lý con người và thấu hiểu khí của mỗi tình hình. Khổng Minh luôn luôn làm việc đúng lúc, hiểu trước chiến lược của địch. Khổng Minh do áp dụng đến địa lý và khí hậu được thắng - thắng như là một cuộc chơi. Và Khổng Minh tự điều khiển cảm xúc của mình. Khổng Minh không phải là kiểu người "vung gươm." Phải coi Khổng Minh như một nhà trí thức, một nhà trí thức thanh bạch. Chẳng lẽ ông Giáp muốn chịu ảnh hưởng của Khổng Minh?

Tôi nghĩ rằng Tam quốc rất có chất chủ nghĩa cá nhân. Các vị tướng thi đua nhau "sống thác coi thường." Dù có hàng triệu người tham gia các cuộc chiến chỉ có tham vọng của vài chục người gây ra mọi sự kiện trong sách này.

Không có nhận xét nào: