1 tháng 11, 2009

Ca dao mẹ - phân tích 1



"Ca dao mẹ" có cấu trúc bình thường của một bài ca phổ thông - AABA. A là phiên khúc, B là điệp khúc đều có 8 ô nhịp.

Phiên khúc và điệp khúc được phân biệt về tiết tấu -- phiên khúc với nốt móc có chấm và nốt móc kép, điệp khúc với hai nốt móc đều. Mỗi đoạn nhạc hai ô nhịp có 7 nốt ngắm kết thúc với một nốt dài (nốt trắng nối với nốt kép). Mỗi đoạn bắt đầu với một quãng lên, từ một quãng ba thứ đến một quãng bảy thứ.

Kẻ 1 và 2 ở trên trong ví dụ đều phân ra theo các phân đoạn hai ô nhịp. Hai nốt tròn là các nốt đầu và cuối trong phân đoạn ấy. Các nốt đen là những nốt cao và thấp nhất khác trong phân đoạn ấy. Trong câu nhạc đầu (ô nhịp 1-8) thì các nốt D, F và A là chính và nốt C có vai trò phụ. Đầu và cuối câu này rõ là gần với hợp âm D thứ nhưng ở trong (ô nhịp 5-6) thì mô tiến đến hợp âm F trưởng. Kẻ 3 là xương cốt của câu là hợp âm D thứ với cung C là nốt hàng xóm.

Câu hai (ô nhịp 9-16 trên kẻ 2) lên âm vực cao hơn và đặt lên trụ A-D-A-D rồi D-G-D. Các nốt E và C đều là hàng xóm. Trong ô nhịp thì nốt A (trước đây là một cốt trụ) thành hàng xóm của nốt G do sự dịch quãng xuống quãng năm đúng.

Kẻ 4 thì nhạc này được xương cốt hóa thêm. Câu 1 thì rõ nốt D là chính với nốt A làm phụ trợ. Đầu câu 2 thì hai nốt A và D đổi vai trò -- A là trụ D là phụ trợ. Rồi khi dịch quãng xuống quãng năm đúng thì nốt D trở lại làm trụ và nốt G là phụ trợ. Nốt G này làm nốt quan trọng nhất trong ca khúc này, gây cao điểm về cảm xúc trong bài ca với câu "Mẹ dạy cho con tiếng hát quê hương."

Đại khái thì "Ca dao mẹ" theo thang âm thứ tư nhiên (natural minor) hay nói khác thì theo điệu thức aeolian. Nhưng bài ca này cũng có khuynh hướng ngũ cung nữa. Ô nhịp 1-2 có ngũ cung D-E-G-A-C. Ô nhịp 3-4 thì pha ngũ cung trên với ngũ cung D-F-G-A-C. Rồi trong ô nhịp 5-6 những thành phần của ngũ cung ấy (D)-F-G-A-C pha thêm với (D)-F-G-B-C (sự vắng mặt của nốt D là điều quan trọng đây). Hai nốt hàng xóm cửa cung E->F (ô nhịp 3) và Bb->A (ô nhịp) đều quan trọng vì chuyển hợp âm chủ từ D thứ lên F trưởng với kết quả thành một gam cốt là D-F-A-C. Nhưng nốt A trong hợp âm F trưởng ấy (ô nhịp 6) là nốt át đối với nốt D cuối cùng (ô nhịp 8). Câu điệp khúc thì ở đoạn đầu và cuối có ngũ cung D-E-G-A-C (ô nhịp 9-10 và ô nhịp 15-16) và ở trong có ngũ cung D-F-G-A-C.

Không có nhận xét nào: