3 tháng 11, 2009

Ca dao mẹ - phân tích 2

Sau đây tôi sẽ nói về hai tư liệu âm thanh có Khánh Ly trình bày bài ca này. Trong tư liệu âm thanh thứ nhất Khánh Ly song ca với Trịnh Công Sơn (hát về đệm guitar) tại Quán Văn năm 1966-1967 gì nào đó. Tư liệu âm thanh thứ hai là băng Hát cho quê hương Việt Nam (1968).

Đàn đệm của Trịnh Công Sơn quả là đơn sơ - chỉ có một hợp âm G# thứ là một hợp âm vạch (bar chord). Kẻ trên có các nốt lúc Trịnh Công Sơn thử đàn trước khi diễn bài. Trong hợp âm không đổi này nốt G# ở trên rất kêu vang rồi G# trầm (là âm gốc) thì gần như không có.

Âm vực khi biểu diễn thấp hơn bản nhạc quãng năm giảm để hợp với giọng trầm của Khánh Ly. Giọng nam cao của Trịnh Công Sơn cũng hợp với âm vực này. Khi Trịnh Công Sơn hát chung thì tác phẩm này cũng mất chất ngũ cung (thành "thất cung" / aeolian hơn)

Lúc biểu diễn bài hát thì một nét phân biệt phiên khúc với điệp khúc của bài ca này biết mất hẳn. Đó là sự khác biệt của hai tiết tấu nốt móc có chấm và nốt móc kép với hai nốt móc đều. Lúc biểu diễn thì tôi không còn nghe loại nhịp 4/4 (bốn nốt đên trong một ô nhịp) mà lại nghe loại nhịp 6/8 (6 nốt móc trong một ô nhịp). Vì tôi ghi lại theo loại nhịp 6/8 thì số ô nhịp trong bài hát này được gấp đôi.

Các mô hình tiết tấu nốt móc có chấm (bằng 3 nốt móc kép) với một nốt móc kếp thì thành nốt đen (bằng 2 nốt móc) với một nốt móc. Tỷ lệ 3 / 1 thành tỷ lệ 2 / 1. Tỷ lệ tiết tấu 3 / 1 như Trịnh Công Sơn ghi ra trên ban nhạc thì nghe sắc, nghe khỏe khoắn. Tiết tấu như Khánh Ly và Trịnh Công Sơn hát (và như Trịnh Công Sơn đệm) thì nghe êm dịu và vừa phải. Phải nói rằng tôi chưa lẩn nào nghe ai biểu diễn tiết tấu của bài ca đúng theo nốt mà tác giả viết (nhưng xem ví dụ ở dưới đây để phân tích thêm ý kiến này). Như vậy chắc chính Trịnh Công Sơn không ghi ra đúng như ý mình.

Mà lúc đến điệp khúc thì các nốt móc đều trong bản nhạc (tỷ lệ 1/1) lúc hai người hát cũng thành ra như trên (tỷ lệ 2/1). Tiết tấu vốn có chỉ được giữ ở cuối điệp khúc lúc hát hai từ "giây bàng."
Biểu diễn theo phong cách nào giai điệu của "Ca dao mẹ" cũng đẹp, hay và dễ thuộc. Song cách phổ lời cho giai điệu trong ca khúc có một thiếu sót -- đó là cách đặt lời "võng." Người ta nói đây là do Trịnh Công Sơn là người Huế. Nhưng thả lỗi cách đặt lời này thì cũng phải thả lỗi cho nhiều nhạc sĩ trẻ hiện nay.

Khánh Ly hát ở đây không trang điểm lắm. Phải đến điệp khúc thì Khánh Ly hát thêm nốt luyến với các từ "đênh" (lênh đênh) và "quê hương." Tiết tấu của các nốt trước "lênh đênh" và "quê hương" cũng kéo dài, được hát đều hơn -- thành 2 nhịp nốt móc hai lúc hát "con tiếng hát." (Tôi có chứng minh trong phân tích 1 rằng các nốt "quê hương" (cung IV trong thang âm) thành cao điểm cảm xúc trong bài hát này).

Sau đây là bản tôi chép lại từ băng Hát cho quê hương Việt Nam.

Trong băng này thì loại nhịp vẫn là 6/8, vẫn là gam G# thứ. Đàn ghi ta bass gẩy tiết tấu không đổi (ostinato) là nốt đen với nốt móc -- lúc bắt đầu là G#-D#-G#-D#. Tiết nhịp xanh ban (cymbal) đơn giản là 6/8 -- sáu nốt móc lặp lại -- nhưng tiết nhịp của trống có dây mặt (snare drum) thì phức tạp. Nó theo các phách 2, 3 rưỡi, 5 và 6 rưỡi. Ở dưới tôi viết lại các nốt trống theo loại nhịp 2/4 để chứng minh sự đều đằn của nhịp đảo phách này. Và loại nhịp ấy đúng hơn với các tỷ lệ 3 / 1 hay 1 /1 trong bản viết của Trịnh Công Sơn. (Kiểu đảo phách rất thông dụng trong nhạc jazz - ví dụ nghe "My Favorite Things" của John Coltrane, Elvin Jones đánh trống. [Tất nhiên người đánh trống đệm cho Khánh Ly không đánh điệu luyện và tự do như Elvin Jones]).

Đại khái thì cách hát của Khánh Ly trên băng này không khác lắm với cách hát ở Quán Văn. Sự kiện khác nhất ở đây là thỉnh thoàng Khánh Ly hát đúng tiết tấu nốt móc có chấm với nốt móc kép như Trịnh Công Sơn viết cho phiên khúc -- xem các cặp từ "con mây," "tuôn cho," "hương nghe." Nhưng cùng thời cũng có những đôi nốt đều (nốt móc với nốt móc) như Trịnh Công Sơn viết cho điệp khúc -- xem các cặp từ "lạy trời," "vun lên," "tủi nhục."

Đến với điệp khúc thì vẫn có tiết tấu mốt nóc có chấm với nốt móc kép với các cặp từ "con ru," "dạy cho." Lúc hát "Mẹ ngồi ru con tiếng hát lên đênh" thì hai chữ "con tiếng" thành đều (cả hai có độ dài là nốt móc có chấm) và hai chữ "hát lênh" cũng thành đều (cả hai có độ dài là nốt móc). Khác với tiếng luyến khi hát ở Quán Văn, Khánh Ly hát câu "Mẹ dạy cho con tiếng nói quê hương" với thêm một nốt E đi lên hàng xóm. Câu sau ("Mẹ nhìn con đi phút giây bàng hoàng") cũng có mô típ tiết tấu tương tự lúc hát hai chữ "giây bàng" thành hai nốt hàng xóm (thật ra nốt G# là một nốt lướt đến nốt F#).

Vì các chi tiết nhỏ được hát một cách khác thì Khánh Ly biểu diễn hay hơn ở đây (chắc do Khánh Ly có thêm kinh nghiệm, và có điều kiện hát ở phòng thu). Khánh Ly hát cách nốt luyến ở Quán Văn nghe hơi non nớt. Nhưng Khánh Ly và Trịnh Công Sơn hát ở Quán Văn nhất định có sức truyền cảm. Trên băng Hát cho quê hương Việt Nam hát có tin tưởng hơn, hấp dẫn hơn và vẫn có sức truyền cảm. Ở Quán Văn thì cây đàn ghi ta quá đơn sơ của Trịnh Công Sơn làm cho hai giọng ca được "trần trụi" một cách đầy ma lực. Trên băng Hát cho quê hương Việt Nam dù có tiết tấu khá phức tạp nhưng vẫn nghe tự nhiên.

Không có nhận xét nào: