Chậm, ca ngợi
Ta đưa nhau về thăm đất Hóc Môn quê hương Nam kỳ khởi nghĩa
Let's take each other to visit the lands of Hóc Môn, home of the Southern general uprising
Đồng lúa đơm bông nơi Ngã ba Giồng, mười tám thôn xưa vẫn xanh dây trầu hoa lài tỏa hương trên chiến khu thưở ấy
Rice fields in full blossom at the Giồng crossroads, eighteen hamlets from long ago still green, rows of areca, jasmine fragrance spread upon the war zone of those days
Dòng máu kiên trung của bao chiến sĩ đổ xuống, hôm nay thắm trên khăn quàng của dân trẻ cắp sách đến trường
The loyal blood of so many warriors fell, today the crimson upon the neckerchiefs of the young folk carrying books on their way to school.
Ai qua Nam Lân tai như vẫn nghe hồi mó trong đêm khởi nghĩa năm xưa còn vang
Whoever passes Nam Lân, their ears can still hear the wood block alarm during the uprising years ago, it still echoes
Như Xuân Thới Sơn hay An Phú Đông
Like Xuân Thới Sơn or East An Phú
Ngọn đuốc bao năm vẫn bùng cháy trong tim mỗi người.
Torches of so many years still flare in everyone's hearts.
nguồn: Hoàng Hiệp: Tuyển tập 100 ca khúc (Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1995).
Trong sách mới, Saigon's Edge: On the Margins of Ho Chi Minh City [Cạnh Sài Gòn: Trên các bờ Thành phố Hồ Chí Minh] (University of Minnesota Press, 2011), Erik Harms viết:
"There are no Vietnamese poems about Hóc Môn, which is littered with construction materials, marked by the "creative destruction" of global industrial expansion and unbridled urbanization" [Không có bài thơ Việt nào về Hóc Môn, nơi mà bị vứt rác với vật liệu xây dựng, đánh dấu bởi việc "phá hoại sáng tạo" của sự mở rộng công nghiệp toàn cầu và sự thành thị hóa không kiềm chế] (tr. 3).
Với Harms chữ edge có hơn một ý nghĩa. Đơn giản là cái cạnh, cái ven nhưng edge cũng có nghĩa là cảm thấy cáu kính, khó chịu. Còn nữa edge / edgy có nghĩa lóng là " tend to challenge societal norms and reveal the dark side" [có khuynh hướng thách thức cách qui tắc tiêu chuẩn của xã hội và biểu lộ mặt đen]. Harms là nhà nhân loại học từng nghiên cứu ở Hóc Môn vì thấy đó là nơi mà nông thôn và đô thị gặp nhau. Ông tưởng rằng một chỗ như Hóc Môn bị khinh thường, không có gì gây cảm hứng cho vần thơ.
Nhưng tôi biết chắc chắn phải có những bài ca về Hóc Môn. Việt Nam có một truyền thống nuôi các kiểu mà tôi tạm gọi là "địa phương ca." Tôi chưa được phát hiện ra nhiều bài ca về Hóc Môn. Có một bài vọng cổ trên mạng. Rồi có bài "Về Hóc Môn" của nhạc sĩ Hoàng Hiệp. Nhiều nhạc sĩ Việt soạn địa phương ca được mời đi thực tế để hiểu biết về thắng cảnh và các nhân vật và sự kiện lịch sử. Hoàng Hiệp viết một bài ca giọng d thứ nghe rất nghiêm trọng về thời kỳ khởi nghĩa ở vùng Hóc Môn. Có một số nét thiên nhiên như trầu và hoa lài nhưng nói chung bài ca này chỉ viết về một quá khứ vẻ vang. Tôi nghĩ cũng phải có nhiều bài ca, bài thơ khác về Hóc Môn.
Graber on the Section 3 of the 14th Amendment
1 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét