17 tháng 8, 2011

Thuyết tương đối (Relativity) - Titanium (2010?)

bức tranh nào màu sáng, bức tranh nào tàn phai?!
what picture has vivid colors, what picture has faded?!
mùi sơn nào đã cũ, mùi sơn nào còn nguyên?!
what paint's tint has aged, what paint's tint is original?!

ngươi sẽ không bao giờ biết được khoảng tối góc khuất nó là màu gì
one never can forget the hidden corner's dark expanse, what color it is
bao nhiêu chuyện xảy ra, cuộc sống nào đâu như ngươi vẫn hằng mong đợi
no matter what happens, in any life are things like one has hoped for
bức tranh kia xáo trộn màu sắc bố cục cũng đến quá đỗi rõ ràng!
that picture mixes colors in a layout that's far too clear
chẳng có gì là đúng, nơi đâu? biết được giá trị tiềm ẩn đằng sau
there's nothing that's right, anywhere? who knows the latent value located behind

ai nói gì là đúng?!
Who said something's right?!
còn ai nói là sai?!
and who said it's wrong?!
biết ai nói là đúng?!
Who knows who said it's right?!
vậy ai nói là sai?!
like who said it's wrong?!




Lần trước tôi giới thiệu các bạn độc giả với nhân vật Cookie Monster (Con quỉ bánh qui). Lý do là Cookie Monster có một giọng hát độc đáo và tiền phong. Tôi có một bạn đồng nghiệp rất mê nhạc heavy metal, biết rất nhiều về thể loại này. Anh bạn ấy là người đầu tiên nói với tôi về cái gọi là "Cookie Monster voice" (giọng hát Con quỉ bánh qui) mà trên Wikipedia được chính thức gọi bằng "Death growl" (tiếng gầm chết).

Tôi vốn là một người không mê heavy metal. Có lẽ các ca sĩ hát kiểu này cũng có thái độ nghiêm tục, nhưng tôi thấy khó không nhắc đến Con quỉ bánh qui và cười rúc rích trong lòng. Trước đây tôi nghe ban nhạc Việt-Mỹ SYG chơi nhạc phong cách này và cũng thấy thích một chút vì là như một phim khinh khủng chẳng hạn.

Tên bài ca "Thuyết tương đối" có chất khoa học, triết học. Theo tôi nghĩ chủ đề của bài ca này (nhạc của Mop, lời của Cường Em) cũng là nỗi xa lánh (như bài ca "Nghèo" của Lê Cát Trọng Lý). Có lẽ đó là chính vì cụm từ "khoảng tối góc khuất nó là màu gì" - là cảm tưởng rằng kinh nghiệm và điều kiện của mình bị hạn chế, vậy mình không được biết quang phổ của các màu và của đời sống. Rồi cảm tưởng "cuộc sống nào đâu như ngươi vẫn hằng mong đợi" cũng như ý Lê Cát Trọng Lý (trái tim mang đầy nghi vấn...). Nhưng câu hỏi chính của "Thuyết tương đối" là giá trị nằm ở đâu?

Hát với giọng gầm những câu hỏi "ai nói gì là đúng, còn ai nói là sai" nghe như lời thách thức. Ai có quyền nói đúng hay sai? Bài ca này không trả lời. Nhưng tôi trả lời rằng mọi người đều có quyền nếu tự phân tích những màu sắc xung quanh mình. Cái này cũng thuộc về de omnibus dubitandum. Nhưng một yếu tố quan trọng của thuyết tương đối là cái "free give and take of intercourse" (lời của John Dewey mà tôi tạm dịch là "sự nhượng bộ lẫn nhau của giao thiệp").



nguồn ảnh: VNRock

Tôi cũng muốn phân tích bức tranh bia đĩa. Có một cô bé người thiểu số ngơ ngác nhìn mình. Tên đĩa là "Nhìn" thì cô nhìn là phải. Tóc của cô bé trang trí theo kiểu dreadlocks. Tên dreadlocks được đặt theo những người của đạo phái Rastafarian của Jamaica nhưng kiểu tóc cũng thành phổ biến hơn, nhất là với các người da đen. Chữ dread có nghĩa là "kinh sợ," locks có nghĩa "mái tóc." Người Rastafarian kinh sợ chúa, nhưng theo Wikipedia dreadlocks cũng biểu lộ "alienation from contemporary society" (sự xa lánh xã hội hiện thời). Dreadlock cũng có thể có nghĩa chính trị (chống chủ nghĩa đế quốc), hay là biểu tượng của tự hào dân tộc (nhất là của người da đen). Người dân tộc thiểu số có phải là da đen của Việt Nam?

Người mà cô đang nhìn chằm chằm đây là chính chúng ta - chúng ta là dân lạ. Thế cũng là thuyết tương đối. Chúng ta rất tự hào về nền văn minh của mình, nhưng có lẽ theo cách nhìn của người khác, xã hội khác chúng ta thực ra là những kẻ dã man? Còn chúng ta có phải những người thật sự xa lánh xã hội hiện thời?

Không có nhận xét nào: