25 tháng 8, 2011

tấm ảnh từ Charles McGinnis Collection














rạch Bến Nghé


Vũng Tầu


miền Trung


gần Đà Lạt




Chùa Xá Lợi





Các tấm ảnh của Charles McGinnis Collection gốc từ Vietnam Center and Archive.

20 tháng 8, 2011

Hoàng Trang (1937-2011)

Kể chuyện trong đêm (Conversing At Night) - Hoàng Trang (1966)

Boléro


Một đêm biết chuyện chúng mình yêu nhau.
One night, knowing the story of our love,
Người bạn chiến đấu nằm bên nói rằng:
My friend in the fight laying beside me said:
"Xin chúc hai người suốt đời yêu nhau,
"My wish is for the two of you to love each other all your lives
như trái cau xanh chung tình cùng trầu,
like the green areca is faithful with the betel
tình yêu như hoa sóng trên đại dương vẫn dâng lên dạt dào."
love like cresting waves on the open sea that still rise overflowing."

Người em bé nhỏ má hồng yêu ơi.
Oh beloved little red cheeked girl,
Đừng buồn những lúc chiều pha sắc lạnh.
Don't be sad when evening brews its cold beauty
Anh hứa anh là suốt đời của em,
I promise to be yours all your life
em chớ lo câu ân tình nhạt nhòa.
Don't worry that this goodwill will fade
Thời gian bôi xóa áo anh nhạt phai chớ không phai nhạt tình.
The sweep of time will make my shirt fade, it won't fade my love.

Nhớ lúc rời nhau chiều thu ấy,
Remember when we broke away from each other that autumn day
lá khô nào rơi rụng bước em đi,
some dry leaves tumbled as you stepped to leave,
áo xanh nghiêng dài mờ dần trong sương cát bay.
blue tunic tilting long, gradually fading in the mist and blowing sand.
Nếu biết người đi vì sông núi cách chia này cho hạnh phúc mai sau chắc em thôi sầu vì người đi cho lý tưởng.
If you understood that he left for the homeland, this separation for tomorrow's happiness, I'm sure you'd stop your sadness because he's left for an ideal.

Nửa đêm nói chuyện chúng mình yêu nhau
In the middle of the night speaking of our love for each other
Một vầng trăng khuyết lạc trên tuyến đầu.
A sickle moon strayed above the frontline
Em hỏi sau này chúng mình thành đôi,
You asked if later we would become a pair,
như lúc trăng vơi để rồi lại đầy thì tương lai đó có anh và em ghép tên chung thiệp hồng...
like the new moon put here, that future will have you and I joining our names together on a pink invitation...


Mới đây tôi được biết tin buồn rằng nhạc sĩ Hoàng Trang (Trần Văn Phát) qua đời ngày 18 tháng 8. Nếu tôi được biết một chút ít về nhạc Việt là do những người như Hoàng Trang giúp tôi rất nhiều. Vậy tôi có trách nhiệm viết một vài lời cảm ơn.

Tôi làm quen với nhạc sĩ Hoàng Trang do Lê Mộng Bảo giới thiệu. Từ lúc đầu tiên gõ cửa nhà ông ở đường Phạm Ngũ Lão, Hoàng Trang đã trao đổi với tôi về lịch sử nhạc thời Việt Nam Cộng Hòa một cách nhiệt tình và kiên nhẫn. Những người được (hay bị) tôi phỏng vấn biết rằng tôi đặt rất nhiều câu hỏi và đặt các câu hỏi đến nơi đến chốn chắc làm cho người trả lời mệt. Nhưng Hoàng Trang luôn luôn chịu khó trả lời các câu hỏi tôi đặt. Ông không nói nhiều lắm về nhạc của ông, nhưng giải thích về tình hình chung của âm nhạc ở Sài Gòn những năm ấy. (Đến bây giờ thì vẫn có rất ít sách sử về nhạc ấy). Ông cũng làm mối giúp tôi gặp nhiều nhân vật khác. Phải nói rằng ông có công nhiều nhất lúc ông đèo tôi trên xe máy ông đến tận nhà nhạc sĩ Mặc Thế Nhân cách trung tâm Sài Gòn hơn 20 cây số trong một cơn bão lớn tháng 11 năm 1998.

Ông là người hiền, lịch thiệp, nói nhẹ, nhưng ông cũng giải thích mọi sự đến cùng. Nếu tôi hiểu nhầm thì ông giải thích thêm. Ông cũng dành nhiều thời gian để giúp tôi.

Tôi cũng rất phục các bài ca của ông. Cách đây hơn một năm tôi dịch và viết về bài ca "Không bao giờ quên anh." Ông viết những ca từ rất bình dân, rất dễ gần - như những lời tâm sự của những người lâm vào cảnh chiến tranh. Nói cho cụ thể thì ông viết cho lính Việt Nam Cộng Hòa, nhưng các bài ca của ông thuộc về mọi người yêu nhạc Việt. Nhân vật của bài hát ông không trả thù mà lại "đi cho lý tưởng." Nhiều bài ca của ông đã thành "dân gian" rồi - chắc nhiều người thưởng thức đến tác phẩm của ông không cần biết gì về chuyện tác giả.


Bài ca "Kể chuyện trong đêm" ở trên rất hay vì giữ chất ngũ cung của nhạc dân gian miền nam Việt Nam dù có phiên khúc E thứ và điệp khúc E trưởng. Tôi rất thích phần hòa âm lúc Phương Dung hát bài hát này trên băng Sơn Ca 5. Đoạn đầu với đàn guitar và bass chơi các quảng năm đơn giản đến lúc ca từ "Xin chúc hai người..." với tiếng piano trượt xuống. Hình ảnh "áo xanh nghiêng dài mờ dần trong sương cát bay" rất thơ mộng như trong một cuốn phim lãng mạn. Hai người bắt buộc phải chia tay nhau, xa cách nhau, nhưng cả hai đều được mong đến một ngày tái ngộ, một ngày đôi người "ghép tên chung thiệp hồng."

17 tháng 8, 2011

Thuyết tương đối (Relativity) - Titanium (2010?)

bức tranh nào màu sáng, bức tranh nào tàn phai?!
what picture has vivid colors, what picture has faded?!
mùi sơn nào đã cũ, mùi sơn nào còn nguyên?!
what paint's tint has aged, what paint's tint is original?!

ngươi sẽ không bao giờ biết được khoảng tối góc khuất nó là màu gì
one never can forget the hidden corner's dark expanse, what color it is
bao nhiêu chuyện xảy ra, cuộc sống nào đâu như ngươi vẫn hằng mong đợi
no matter what happens, in any life are things like one has hoped for
bức tranh kia xáo trộn màu sắc bố cục cũng đến quá đỗi rõ ràng!
that picture mixes colors in a layout that's far too clear
chẳng có gì là đúng, nơi đâu? biết được giá trị tiềm ẩn đằng sau
there's nothing that's right, anywhere? who knows the latent value located behind

ai nói gì là đúng?!
Who said something's right?!
còn ai nói là sai?!
and who said it's wrong?!
biết ai nói là đúng?!
Who knows who said it's right?!
vậy ai nói là sai?!
like who said it's wrong?!




Lần trước tôi giới thiệu các bạn độc giả với nhân vật Cookie Monster (Con quỉ bánh qui). Lý do là Cookie Monster có một giọng hát độc đáo và tiền phong. Tôi có một bạn đồng nghiệp rất mê nhạc heavy metal, biết rất nhiều về thể loại này. Anh bạn ấy là người đầu tiên nói với tôi về cái gọi là "Cookie Monster voice" (giọng hát Con quỉ bánh qui) mà trên Wikipedia được chính thức gọi bằng "Death growl" (tiếng gầm chết).

Tôi vốn là một người không mê heavy metal. Có lẽ các ca sĩ hát kiểu này cũng có thái độ nghiêm tục, nhưng tôi thấy khó không nhắc đến Con quỉ bánh qui và cười rúc rích trong lòng. Trước đây tôi nghe ban nhạc Việt-Mỹ SYG chơi nhạc phong cách này và cũng thấy thích một chút vì là như một phim khinh khủng chẳng hạn.

Tên bài ca "Thuyết tương đối" có chất khoa học, triết học. Theo tôi nghĩ chủ đề của bài ca này (nhạc của Mop, lời của Cường Em) cũng là nỗi xa lánh (như bài ca "Nghèo" của Lê Cát Trọng Lý). Có lẽ đó là chính vì cụm từ "khoảng tối góc khuất nó là màu gì" - là cảm tưởng rằng kinh nghiệm và điều kiện của mình bị hạn chế, vậy mình không được biết quang phổ của các màu và của đời sống. Rồi cảm tưởng "cuộc sống nào đâu như ngươi vẫn hằng mong đợi" cũng như ý Lê Cát Trọng Lý (trái tim mang đầy nghi vấn...). Nhưng câu hỏi chính của "Thuyết tương đối" là giá trị nằm ở đâu?

Hát với giọng gầm những câu hỏi "ai nói gì là đúng, còn ai nói là sai" nghe như lời thách thức. Ai có quyền nói đúng hay sai? Bài ca này không trả lời. Nhưng tôi trả lời rằng mọi người đều có quyền nếu tự phân tích những màu sắc xung quanh mình. Cái này cũng thuộc về de omnibus dubitandum. Nhưng một yếu tố quan trọng của thuyết tương đối là cái "free give and take of intercourse" (lời của John Dewey mà tôi tạm dịch là "sự nhượng bộ lẫn nhau của giao thiệp").



nguồn ảnh: VNRock

Tôi cũng muốn phân tích bức tranh bia đĩa. Có một cô bé người thiểu số ngơ ngác nhìn mình. Tên đĩa là "Nhìn" thì cô nhìn là phải. Tóc của cô bé trang trí theo kiểu dreadlocks. Tên dreadlocks được đặt theo những người của đạo phái Rastafarian của Jamaica nhưng kiểu tóc cũng thành phổ biến hơn, nhất là với các người da đen. Chữ dread có nghĩa là "kinh sợ," locks có nghĩa "mái tóc." Người Rastafarian kinh sợ chúa, nhưng theo Wikipedia dreadlocks cũng biểu lộ "alienation from contemporary society" (sự xa lánh xã hội hiện thời). Dreadlock cũng có thể có nghĩa chính trị (chống chủ nghĩa đế quốc), hay là biểu tượng của tự hào dân tộc (nhất là của người da đen). Người dân tộc thiểu số có phải là da đen của Việt Nam?

Người mà cô đang nhìn chằm chằm đây là chính chúng ta - chúng ta là dân lạ. Thế cũng là thuyết tương đối. Chúng ta rất tự hào về nền văn minh của mình, nhưng có lẽ theo cách nhìn của người khác, xã hội khác chúng ta thực ra là những kẻ dã man? Còn chúng ta có phải những người thật sự xa lánh xã hội hiện thời?

15 tháng 8, 2011

C is for Cookie (C là của Cookie) - Joe Raposo (1972)

Now what starts with the letter C?
Này, từ nào bắt đầu với chữ C?
Cookie starts with C!
Cookie [bánh qui] bắt đầu với chữ C!
Lets think of other things that start with C!
Ta hãy nghĩ đến các thứ khác bắt đầu với chữ C!
Uhhh, ahh who cares about the other things!
Ừ, à, ai cần biết đến các thứ khác mà!

C is for Cookie that's good enough for me!
C là của Cookie với tôi là đủ rồi!
C is for Cookie that's good enough for me!
C là của Cookie với tôi là đủ rồi
C is for Cookie that's good enough for me!
C là của Cookie với tôi là đủ rồi
Oh Cookie, Cookie, Cookie, starts with C!
Ô, từ Cookie, Cookie, Cookie bắt đầu với chữ C!

Ahh... Do you know what?
À... Các em biết không?
A round cookie with one bite out of it looks like a C
Bánh qui tròn được cắn một miếng trông giống chữ C
A round doughnut with one bite out of it also looks like a C!
Bánh rán tòn được cắn một miếng cũng trông giống chữ C!
But it is not as good as a cookie!
Nhưng nó không ngon bằng bánh qui!
Ohh and the Moon sometimes looks like a C but you cant eat that!
Ồ, còn vầng trăng cũng có lúc trông giống chữ C nhưng các em không được ăn nó!




Búp bê màu xanh trong video được gọi là Cookie Monster (Con quỉ bánh qui). Các đứa bé Mỹ lớn lên từ giữa thập niên 60 trở sau đều biết đến Cookie Monster của chương trình thiếu nhi Sesame Street (Đường Hạt Vừng). Hình như vai trò của nó là giúp các em bé nhớ mãi về chữ C. Các em bé mến nó vì nó thích ăn đồ ngọt và làm phá giống mỗi đứa bé khó bảo khác.

Tôi sẽ có dịp bàn đến giọng hát của nó sau đây.

14 tháng 8, 2011

Quartier de la Concession


Quartier de la concession, la rue Paul Bert depuis le Théâtre, Hanoï, 1914-1915, Autochrome de Léon Busy (inv. A 5 522) [Khu nhượng địa, phố Tràng Tiền trước Nhà hát lớn, Hà Nội]

Angle de la rue Paul Bert et du Boulevard Bobillot (góc phố Tràng Tiền và Lê Thánh Tông, phía trước Nhà Hát Lớn)

nguồn: Flicker của manhhai, bản quyền của Musée Albert Kahn

Quartier de la Concession, le Théâtre, Hanoï, 1914-1915 Autochrome de Léon Busy (inv.A 5 524)

Résidence du gouverneur général de l'Indochine, Hanoï, 1914-1921 [Nhà của viên toàn quyền Đông Dương, Hà Nội]
Autochrome de Léon Busy (inv.A 36 035).

Muốn nói thế nào về thực dân Pháp thì phải công nhận rằng họ sắp đặt và xây dựng một tiểu thành phố Pháp xinh xinh.

12 tháng 8, 2011

Prêtresse du culte des Trois Mondes‏





Prêtresse du culte des Trois Mondes‏ [Nữ tu sĩ của giáo phái Tam Phủ]

Mình nghĩ đến quá khứ và cứ tưởng tượng đến một quá khứ đen trắng. Các ông bà cụ của mình, các nhân vật lịch sử chỉ được nhận xem qua các tấm ảnh đen trắng. Các tấm ảnh màu ở trên được chụp trong khoảng tháng 5 hay tháng 6 năm 1916 - các đây 95 năm. Ông Léon Busy đã chụp một số kiểu ảnh ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 1915-1920 sử dụng đến kỷ thuật Autochrome. Các kiểu ảnh ấy thuộc và có bản quyền [©] của Musée Albert-Kahn - Département des Hauts-de-Seine. Nguồn các ảnh này là trang Flicker của "manhhai."

Dù năm 1916 phải gọi là "ngày xưa" nhưng không phải là xưa lắm. Vẫn còn những người sống mà được nhớ đến năm 1916. Hai bà này có thể là bà cụ hay kỵ của một người bạn Hà Nội nào đó.

Kiểu ảnh này được đặt tên theo quan niệm tín ngưỡng - đây là hai bà đồng. Hiện nay thì rất khó tách tin ngưỡng "đạo Mẫu" tức lên đồng với hát chầu văn hay hát văn. Hai bà đều trông huyền bí và cũng đáng sợ. Chắc họ có ma lực gì đó. Ha bà đều cầm quạt. Tấm ảnh thì bà ngồi trong một ghế làm bằng gỗ rất đẹp, có cành quất và bông hồng xung quanh. Cái tấm ảnh mà có hình bà trong gương rất gây ấn tượng. Có hoa huệ trên bàn. Mình biết đây là ảnh cổ vì cái nhà tranh ở đằng sau.

10 tháng 8, 2011

Le Vietnam en guerre contre le Vietminh

Les forces nationales disposant déja d'un matériel blindé que l'aide des Etats-Unis doit rendre chaque jour plus puisant. [Quân lực quốc gia được trình bày thiết bị bọc sắt của Mỹ viện trợ làm cho càng ngày cành mãnh liệt]

Les enfants de troupe, déja bien entrainés et martiaux dans leurs uniformes clair, sont les futurs cadres de l'armée Vietnamienne. [Đoàn thiếu nhi quân đã được đào tạo trong võ phục trắng sáng, là cán bộ tương lai của quân đội Việt Nam]

nguồn: Lucien Bodard, "Le Vietnam en guerre contre le Vietminh," [Việt Nam làm chiến tranh chống Việt Minh] France Illustration 17er année - numéro 318 (17 novembre 1951), 515.

9 tháng 8, 2011

ở một ngã tư nào… (at some crossroads...) - Nguyễn Ngọc Tư (2011)

Hát rằng mình từng ngồi chung ghế đá
I sang that we sat sharing a stone bench
nhưng khác hai mùa lá
but back a couple of season's changing leaves
hát mình từng cùng một chuyến tàu
I sang that we went together on a train trip
mỗi người xuống một ga
each person got off at one stop
hát mình chung một vòm cây
I sang we shared a vault of trees
Như những người lạ chờ xe buýt đầu ngày
Like strangers waiting for a bus at daybreak

Tay mình đã chạm vào tay
My hands bumped into hands
trong một con ngõ chật
in a tight alley
từng mặt đối mặt
each face in each others
mà mắt không bóng nhau
but eyes without any glow for each other

đường vòng đê mê trăm ngã
a sinuous road enchanted by a hundred crossroads
chân mình ứa những vết chai
my feet overrun with callouses
chới với biển người xa lạ
floundering in a sea of strangers
mùa nao mình được thử hài?
what season can I try on the enchanted slippers?

Nguồn: "Lại một chùm kinh hãi," Sầu Riêng blog


Đoạn đầu của bài thơ này tôi hiểu như người kể tưởng rằng đã có một mối quan hệ tha thiết (các chữ chung, cùng), nhưng tức ra hiện nay không còn thấy gì thân mật nữa.

Đoạn thứ hai như là cảm giác vào thành phố đông. Cái điều quan trọng là dù biết mình gần nhiều người khác mình không cảm thấy gần gũi với mọi người mọi thứ xung quanh mình.

Trong đoạn thứ ba tôi thấy hai chữ "thử hài" và nghĩ đến chuyện "Tấm Cám." Cô Tấm gặp nhiều khó khăn nhưng cô như có phép màu phù hộ. Viết "mùa nao" có nghĩa như người kể nghĩ rằng lượt của mình phải đến, vậy cảm thấy thất vọng vì lượt của mình chưa đến.

"Ngã tư" ở đây là một đoạn đời. Người kể đi một chuyến dài (bằng tàu, buýt, và đi bộ phố đông nữa) - dài đến mức chân có vết chai - mà chưa tìm được hạnh phúc cho mình.

Một điều hay của "ở một ngã tư nào" là ca hát. Hát như là tâm sự - các hình ảnh "chung ghế đá," "mùa lá," "chuyến tàu," "vóm cây" thuộc những bài ca lãng mạn Sài Gòn. Tình yêu dở dang, tan vỡ. Nhưng tác giả thì đi xa hơn. Bị thất tình rồi cũng cảm thấy như một người xa lạ trong đông người xa lạ - "từng mặt đối mặt / mà mắt không bóng nhau." Thế cũng là nỗi xa lánh. Đường đi khó (đường vòng), thân mình bị thương, già đi (vết chai), không thấy chắc chắn (chới với), nhưng sẽ cứ đi. Cứ hy vọng rằng hạnh phúc sẽ đến ở một ngã tư nào đó.

7 tháng 8, 2011

Say trà (High on Tea) - Nguyễn Ngọc Tư (2011)

ba chảy bảy dừng
thrice flows, seven stops
máu ngập ngừng đâu đó
blood hesitates somewhere
tim như cá mắc cạn
my heart's like a fish in a drought
hớp khan từng ngụm thời gian khô rát
parched, gulping each mouthful, time scorching
tay nắm khói cũng mỏi
hands grasping at the steam also wear out
đất rối níu chân mình dấp dúi
scattered earth ensnares my feet they stumble
héo lan ra từ mắt héo đến héo hắt
parched spreading from parched eyes to parchedness
ứ hự nổi trôi giữa dòng phập phồng
a harrumph bobs about in the heaving current

những cái lá nuột mềm trên những triền đồi xa xôi
soft and glossy leaves upon a distant hillside
cũng làm tổn thương tôi
wound me as well

Nguồn: "Lại một chùm kinh hãi," Sầu Riêng blog


Trà / chè có ý nghĩa lớn trong đời tôi vậy tôi dịch thở bài thơ ngắn này. Phải nói là được say trà một chút thì tôi mới thấy sướng (tôi đang thưởng thức một chén trà đen). Đọc bài thơ thì nghĩa là như nghiện trà sao? Thật là kỳ diệu nếu nghĩ đến hiệu lực của một vài "lá nuột mềm."

5 tháng 8, 2011

1945-1998 by Isao Hashimoto



Ngày mai (thứ bảy) là kỷ niệm 66 năm sau khi nước Mỹ thả xuống bom nguyên tử ở Hiroshima. Một họa sĩ Nhật Bản tên là Isao Hashimoto đã làm một công trình minh họa lúc và nơi các bom nguyên tử nổ từ 1945 đến 1998. Đây thật sự là lịch sử của chiến tranh lạnh và thời hậu chiến tranh lạnh.

Sự chế tạo và áp dụng của vũ khí nguyên tử chứng minh rằng nhân loại không theo quá trình tiến bộ của các nhà triết học như Hegel và Mác xác nhận. Nước Mỹ của tôi đã làm ra hơn một nửa các vụ nổ nguyên tử trong khoảng thời gian trên.

2 tháng 8, 2011

Về Hóc Môn (Back to Hóc Môn) - Hoàng Hiệp (1982)

Chậm, ca ngợi

Ta đưa nhau về thăm đất Hóc Môn quê hương Nam kỳ khởi nghĩa
Let's take each other to visit the lands of Hóc Môn, home of the Southern general uprising
Đồng lúa đơm bông nơi Ngã ba Giồng, mười tám thôn xưa vẫn xanh dây trầu hoa lài tỏa hương trên chiến khu thưở ấy
Rice fields in full blossom at the Giồng crossroads, eighteen hamlets from long ago still green, rows of areca, jasmine fragrance spread upon the war zone of those days
Dòng máu kiên trung của bao chiến sĩ đổ xuống, hôm nay thắm trên khăn quàng của dân trẻ cắp sách đến trường
The loyal blood of so many warriors fell, today the crimson upon the neckerchiefs of the young folk carrying books on their way to school.
Ai qua Nam Lân tai như vẫn nghe hồi mó trong đêm khởi nghĩa năm xưa còn vang
Whoever passes Nam Lân, their ears can still hear the wood block alarm during the uprising years ago, it still echoes
Như Xuân Thới Sơn hay An Phú Đông
Like Xuân Thới Sơn or East An Phú
Ngọn đuốc bao năm vẫn bùng cháy trong tim mỗi người.
Torches of so many years still flare in everyone's hearts.

nguồn: Hoàng Hiệp: Tuyển tập 100 ca khúc (Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1995).

Trong sách mới, Saigon's Edge: On the Margins of Ho Chi Minh City [Cạnh Sài Gòn: Trên các bờ Thành phố Hồ Chí Minh] (University of Minnesota Press, 2011), Erik Harms viết:

"There are no Vietnamese poems about Hóc Môn, which is littered with construction materials, marked by the "creative destruction" of global industrial expansion and unbridled urbanization" [Không có bài thơ Việt nào về Hóc Môn, nơi mà bị vứt rác với vật liệu xây dựng, đánh dấu bởi việc "phá hoại sáng tạo" của sự mở rộng công nghiệp toàn cầu và sự thành thị hóa không kiềm chế] (tr. 3).

Với Harms chữ edge có hơn một ý nghĩa. Đơn giản là cái cạnh, cái ven nhưng edge cũng có nghĩa là cảm thấy cáu kính, khó chịu. Còn nữa edge / edgy có nghĩa lóng là " tend to challenge societal norms and reveal the dark side" [có khuynh hướng thách thức cách qui tắc tiêu chuẩn của xã hội và biểu lộ mặt đen]. Harms là nhà nhân loại học từng nghiên cứu ở Hóc Môn vì thấy đó là nơi mà nông thôn và đô thị gặp nhau. Ông tưởng rằng một chỗ như Hóc Môn bị khinh thường, không có gì gây cảm hứng cho vần thơ.

Nhưng tôi biết chắc chắn phải có những bài ca về Hóc Môn. Việt Nam có một truyền thống nuôi các kiểu mà tôi tạm gọi là "địa phương ca." Tôi chưa được phát hiện ra nhiều bài ca về Hóc Môn. Có một bài vọng cổ trên mạng. Rồi có bài "Về Hóc Môn" của nhạc sĩ Hoàng Hiệp. Nhiều nhạc sĩ Việt soạn địa phương ca được mời đi thực tế để hiểu biết về thắng cảnh và các nhân vật và sự kiện lịch sử. Hoàng Hiệp viết một bài ca giọng d thứ nghe rất nghiêm trọng về thời kỳ khởi nghĩa ở vùng Hóc Môn. Có một số nét thiên nhiên như trầu và hoa lài nhưng nói chung bài ca này chỉ viết về một quá khứ vẻ vang. Tôi nghĩ cũng phải có nhiều bài ca, bài thơ khác về Hóc Môn.