nguồn: Bích Quyên - Minh Ngọc, "Kỷ niệm 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 - Còn mãi những ký ức hào hùng" Sài Gòn Giải Phóng (1 tháng 9 2010).
The 65th anniversary of the August Revolution and Independence Day, September 2
Heroic memories last forever
Nhân kỷ niệm 65 năm Quốc khánh 2-9, Báo SGGP đã ghi lại cảm xúc của những người từng chứng kiến thời khắc lịch sử thiêng liêng, về cảm xúc của công dân nước Việt Nam được tự do, thoát khỏi ách đô hộ thực dân phong kiến.
On the occasion of the 65th anniversary of Independence Day, September 2, Liberated Saigon newspaper records some emotions of some people who witnessed sacred historic times, emotions of citizens of a free Vietnam who escaped from dominating yokes of colonialism and feudalism
...
Bà Nguyễn Thị Hoài, cán bộ tiền khởi nghĩa: Hiểu được giá trị của tự do
Nguyễn Thị Hoài, a cadre before the general uprising: Understand the value of freedom
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình, ấn tượng sâu sắc nhất của tôi là những ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 và ngày độc lập 2-9-1945. Tôi vẫn còn nhớ như in sáng ngày 21-8-1945, tại đình làng Thượng Cát, huyện Từ Liêm, Hà Nội, cán bộ và nhân dân xã tổ chức một cuộc mít tinh lớn với hàng ngàn quần chúng tham gia. Tại đây, đồng chí Hoàng Tùng, cán bộ trung ương tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến, thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân. Nhân dân vui sướng tột cùng bởi từ đây Thượng Cát đã có Đảng, có chính quyền lãnh đạo sau khi đã trải qua thời kỳ chịu bao khổ cực do sự kìm kẹp đàn áp của chế độ cũ. Lớp thanh niên chúng tôi bấy giờ phấn khởi hò reo rủ nhau đi biểu tình. Cứ chiều chiều, chúng tôi lại rủ nhau đeo kiếm ra cửa đình làng tập quân sự, trong túi mỗi người lúc nào cũng có 3 bài hát Tiến quân ca, Diệt phát xít và Cùng nhau đi hồng binh.
Throughout the whole process of my revolutionary action my deepest impression was of the days of General Uprising in August 1945 and Independence Day September 2, 1945. I can remember like it's imprinted in my memory the morning of August 21, 1945 at the Thượng Cát village temple in Từ Liêm district, the cadres and people of the hamlet organized a large meeting with thousands of people participating. Here comrade Hoàng Tùng, a central cadre, announced the abolition of the feudal colonial regime and the establishment of the people's regime. The people were happy to the utmost because from now Thượng Cát had the Party and had leadership after having experienced a period of so many hardships under the detention and suppression of the old order. We youth at that time enthusiastically called out to go and protest. Every evening we urged each other with knives and swords at the village temple gate to practice military affairs, in every one's pockets there were always 3 songs Advancing Army Song, Wipe Out Fascists and Together We Go Red Soldiers.
Nguyễn Thị Hoài là một người chứng kiến lịch sử. Tất nhiên những sự kiện đổi đời như một cuộc cách mạng sẽ để lại những "ấn tượng sâu sắc nhất" (có lẽ các sự kiện đang xây ra ở Tunisia và Ái Cạp hiện nay sẽ làm ấn tượng sâu sắc nhất cho một thế hệ thanh niên ở hai nước ấy).
Tôi có thỉnh thoảng đọc những lời kể lại về Cách mạng tháng 8 và cũng đã nói chuyện với một người đến tham gia. Tất nhiên tôi quan tâm nhiều nhất đến âm nhạc của cách mạng. Mọi người đều nhắc đến hai bài ca "Tiến quân ca" và "Diệt phát xít." Nhưng trên một số bài báo trong những năm gần đây thì bài ca "Cùng nhau đi hồng binh" cũng được hiện lên trong trí nhớ của một số người như bà Hoài. Chắc chăn năm 1945 "Cùng nhau đi hồng binh" đã ra đời rồi. Nhưng theo tôi biết sự phổ biên của bài ca này bị hạn chế, chỉ có giới tù nhân chính trị biết đến.
Tôi không thấy tên "Cùng nhau đi hồng binh" nhắc tên trong các báo Thanh Niên, Độc Lập, và Cứu Quốc (những năm 1944-6) hay tạp chí Văn Nghệ (những năm 1947-54). Hình như trong tác phẩm Địa ngục và lò lửa năm 1946 Nguyên Hồng đã nhắc đến tên bài ca này (không biết bạn nào được sưu tầm tác phẩm này không?). Nhưng theo tôi biết giới âm nhạc mới biết đến bài ca này từ khoảng năm 1957 gì đó.
Bà Hoài không thuộc giới âm nhạc. Nếu bà đã làm quen với các tù nhân chính trị thì việc có lời ca của "Cùng nhau đi hồng binh" rất hợp lý. Tôi chỉ có thắc mắc vì những bài báo như "Chủ tịch Hồ Chí Minh với bài Quốc ca Việt Nam." Hồi xưa chỉ cách mạng chỉ có hai bài ca tiêu biểu. Trong những năm đầu thế kỷ 21 thì mới có ba bài.
Welcome The Parabola Group
7 giờ trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét