30 tháng 10, 2010

Anh Xuân ơi! tôi nghe rõ lời anh (Brother Xuân, I've Heard Your Words Clearly) - Đỗ Dũng, lời Phan Cung Việt (1965)

Chậm vừa - tha thiết
Moderately slow - With Feeling

Với tên anh vạn chồi xanh đang nhú.
With your name ten thousand green buds are starting to sprout
Đêm mùa xuân sáng muôn ngàn tinh tú
Spring night is brightened by myriad stars
Anh Xuân ơi! Trên Vĩnh Phú quê anh, biết mấy lứa đôi đang hứa hẹn ngày xanh.
Brother Xuân! Up in Vĩnh Phú your home, how many couple are promising a fine day.
Tôi chưa đến quê anh chưa tắm bóng hàng thông, chưa đến đường thôn nép dưới bụi tre nơi sớm chiều anh đã dắt trâu qua.
I've never yet been to your home, never bathed in the shadows of the pines, never come to the hamlet road crouched beneath the bamboo thicket where early and late you led the buffalo past.

Nhịp đi

Anh ra đi năm nào, qua bao chiến dịch.
One day you left, past so many campaigns
Biết mấy chiều nhớ mẹ thương con.
How can know how many evenings he missed his mother and child
Cuộc đời xưa nung nấu chí căm hờn,
That life long ago,
Anh Xuân ơi! Tôi nghe rõ lời anh:
Brother Xuân! I hear your words clearly:
"Hãy nhìn thẳng mặt quân thù, bắn!"
"Look clearly at the enemy's faces, shoot!"
Tiếng anh Trỗi vọng về trên chiến trận.
Brother Trỗi's words echo out upon the battlefield
Gọi lời anh vang mãi đến mai sau
Calling you words echoing forever
Anh Xuân ơi! Tôi nghe rõ lời anh:
Brother Xuân! I hear your words clearly:
"Hãy nhìn thẳng mặt quân thù, bắn!"
"Look clearly at the enemy's faces, shoot!"
Anh Xuân ơi!
Brother Xuân!
Có phải không anh?
Is it true?
Anh đã về trong khúc hát ngân cao.
You've returned in a song vibrating upward.

nguồn: Tiếng hát Việt Nam (1964-1975) tập II (H: Nxb Văn Hóa, 1977).

Nghe ở đây.

Hồng Chuyên trong bài "Tình thời sự và giá trị nghệ thuật của một số ca khúc chống Mỹ," (Những vấn đề âm nhạc và múa #5 (1967)) viết: "...Tôi nghe rõ lời anh của Đỗ Dũng, theo ý kiến riêng của tôi, thì không gây được cho ta một xót thương về sự hy sinh quên mình, mà trái lại tạo nêu một cảm giấc buồn..."

Tôi chưa hiểu tại sao bài ca này bị coi là "buồn." Vì nhắc đến các hình ảnh quê Nguyễn Viết Xuân? Vì "nhớ mẹ thương con"? Tôi nghĩ rằng thiếu sót của bài ca này là hai tác giả muốn làm một khúc ca kiểu Nguyễn Văn Trỗi nhưng lại chọn một anh hùng miền Bắc. "Tôi nghe rõ lời anh" khác với "Hãy nhớ lấy lời tôi" hay "lời anh vọng mãi ngàn năm." Chỉ có việc là Nguyễn Viết Xuân có khẩu hiệu khác (theo wikipedia là "Nhằm thẳng quân thù, bắn.") Giống bài "Lời anh vọng mãi ngàn năm" bài ca này cũng có nhịp điệu "Vừa phải - tha thiết."

Nguyễn Viết Xuân chết 18 tháng 11 1964, vài tháng sau Nguyễn Văn Trỗi. Khác với nhiều nhân vật được một bài ca tưởng niệm Nguyễn Viết Xuân là một người thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ca từ của khúc hát này không kể gì về chiến công của người lính này.

29 tháng 10, 2010

Nguyễn Phúc, "Tính dân tộc trong âm nhạc Việt Nam" (The National Character In Vietnamese Music)

trích: Nguyễn Phúc, “Tính dân tộc trong âm nhạc Việt Nam,” Về tính dân tộc trong âm nhạc Việt Nam (Hà nội: Nhà xuất bản Văn hóa, 1972), 65-92.


69 - Như chúng ta biết, nếp suy nghĩ, nếp sống, tâm lý và tình cách, những phong tục tập quán hình thành và phát triển trong quá trình hình thành lịch sử dân tộc, và tất cả những điều đó, được phản ánh và sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật, thông qua hình tượng sinh động. Nói đến hình tượng nghệ thuật, tức là nói đến con người, vì con người bao giờ cũng có ý nghĩa chung cho cả toàn thể dân tộc. Nhưng lại phải hiểu rộng ra, vì khái niệm hình tượng không chỉ bao hàm con người mà còn cả thiên nhiện nữa. Hình tượng nghệ thuật (nếu là con người) được gọi là tính dân tộc, là khi nào nó mang được những cảm xúc ý nhị, đặc sắc của dân tộc, thể hiện đầy đủ tình chất bên trong (tâm lý, tính cách con người...) và cả hình thể bên ngoài như chân dung, diện mạo, dáng điệu (béo gầy, cao thấp, nhanh nhẹn hay chậm lụt...). Nội dung bên trong của con người và vẻ đẹp bên ngoài của nó khi tái hiện mà đạt đến trình độ hoàn chỉnh thì được gọi là điển hình. Điển hình nghệ thuật là sự thống nhất biện chứng của cái tổng quát và cá biệt, là hình tượng tập trung bản chất của hiện thực, đại diện cho từng lớp người, cho cả một giai cấp nhất định.

As we know, habits of thinking and living, psychology and manners, customs all come into shape and develop through the process of a nation’s historical formation, and all those things are reflected and created in artistic works, by means of a lively form. When speaking of artistic forms, you’re in fact speaking of human beings, because humans always also have a collective meaning for the entire nation. But we must come to a broader understanding, because the concept of form does not just include humans but nature as well. Artistic forms (if they are human) are said to have national character whenever they bear the nation’s subtleties and distinctions, express fully what’s inside (human psychology, personality...) and exterior features like visages, physiognomy, appearances (fat, thin, tall, short, nimble or sluggish...). A human being’s inner subject and their outer appearance when they reappear and achieve a fully-realized level is called a standard. Artistic standards are the dialectic unity of the general and the specific, a form concentrating the essence of reality, representative for each level of person, for every definite class.

70- Thế nào là một tác phẩm âm nhạc mang tính dân tộc? Tính dân tộc được thể hiện ở đâu và như thế nào? Chúng tôi thử đưa ra một định nghĩa chung. Một tác phẩm nghệ thuật có tính dân tộc, một là đã đặt ra một vấn đề (hay nhiều vấn đề) quan trọng, có ý nghĩa thiết thực, phổ biến với vận mệnh toàn thể dân tộc (như cuộc kháng chiến chống Pháp trước đây, chống Mỹ hiện nay, việc xây dựng chủ xã hội, việc cải tạo phong hóa, xây dựng nếp sống mới, vấn đề tình yêu, hạnh phục của tuổi trẻ...). Hai là, trong tác phẩm này, tác giả đã đặt và giải quyết vấn đề (tư tưởng) của thời đại phù hợp với nguyện vọng và lợi ích tối cao của dân tộc, tức là đứng về phía chính nghĩa, đấu tranh cho một lý tưởng cao đẹp, cho một cuộc sống tốt lành. Ba là, về phương diện nghệ thuật, tác phẩm cần dễ hiểu, đậm đà tính dân chủ theo truyền thống lâu đời của dân tộc.

What is a musical work with a national character? Where is national character realized and how? We will try to present a general definition. An artistic work with a national character, first has posed an important problem (or many problems), has a practical meaning, made universal with the destiny of the entire nation (like during the early war of resistance against the French, against the Americans today, the construction of society, the remolding of mores, the construction of a new way of life, the issue of love and happiness for youth...). Second, in this work, the creator has posed and solved a problem (ideology) of the times in accordance with the aspirations and interests of a nation, meaning it’s correct in its righteousness, fights for a noble ideal, for a beneficial way of life. Third, on the artistic side, the work must be easy to understand, exuberantly democratic following the lasting traditions of the nation.

78-79 - Nội dung cơ bản của tính dân tộc trong giai đoạn phong kiến và sau đó giai đoạn nửa thuộc địa, nửa phong kiến là tinh thần yêu nược nồng nàn, ý chí bất [79] khuất trước kẻ thù to lớn (như phong kiến xâm lược phương Bắc, thực dân Pháp). Tinh thần yêu nước mãnh liệt đó là động lực làm cho nhân dân ta trải qua các thời đại đẩy lùa được mọi cuộc xâm lăng hung hãn. Ngày nay, tổ quốc ta ở trong hoàn cảnh mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, miền Bắc đi vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Được chủ nghĩa Mác Lê-Nin dẫn đường, được vun trồng và bồi dưỡng trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng trong điều kiện quan hệ sản xuất mới (quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa), và tính dân tộc trong văn nghệ nói riêng, có kế thừa của giai đoạn trước, và tiếp tục phát triển. Con người mới trong xã hội xã hội chủ nghĩa vẫn giữ gìn những tốt đẹp của cha ông (như lòng yêu nước, thương người, tinh thần mưu trí, sáng táo...), nay được phát huy và nâng cao như tinh thần yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế vô sản, tính chất anh hùng tập thể, chủ nghĩa lạc quan cách mạng, v.v... Do nội dung xã hội biến đổi, cho nên nội dung và hình thức nghệ thuật cũng biến đổi theo quy luật phát triển của xã hội. Bên cạnh thơ ca cổ điển (theo luật Đường), thể loại cũ, đã xuất hiện các thể loại khác như thơ mới, truyện ngắn, truyện dài. Bên cạnh tranh dân gian có tranh sơn mài, trong sơn dầu. Trong lĩnh vực âm nhạc, thể ca trù (tức hát cô đầu), nhạc ma chay, đồng bóng biến đi và dần dần hình thành một số thể loại mới, như nhạc không lời (ca khúc mới, tổ khúc giao hưởng, giao hưởng thơ, giao hưởng lớn, nhạc cho phim, cho vũ kịch...). Nhạc tuồng, nhạc chẻo đã có từ nghìn năm về trước và tiếp tục phát triển, bên cạnh đó nhạc cải lương xuất hiện trên dưới 50 trở lại đây, bắt đầu ở Nam bộ, rồi lan dần khắp toàn quốc.

The fundamental subject matter of national character during the feudal period and afterwards the half-feudal, half-colonial period is an intense patriotic spirit, indomitable will before a great foe (like feudalist invaders from the North, French colonials). This mighty patriotic spirit is a power that allows our people endure each period pushing back every brutal invasion. Today, our fatherland is in different circumstances. Under the leadership of the Party, the North has begun the work of constructing socialism without passing through a period of capitalism. With Marxist-Leninism showing the way, we are able to cultivate and foster democratic socialism and build within the conditions of new productive relationships (socialist economic relationships), and the national character for the arts in particular is a continuation of the previous period, and continues to develop. New people in socialist society still retain the fine things of their forefathers (like patriotism, loving others, a clever and creative spirit...), now brought about and elevated like the patriotic spirit combined with internationalist, proletariat spirit, collective heroic nature, revolutionary optimism, etc... Because the social subject matter has changed, the subject matter and artistic form have also evolved following the laws of social development. Along side classical poetry (in the Tang form) and old genres, other forms like new poetry, short stories, long stories have also appeared. Alongside folk paintings there are lacquer paintings, oil paintings. In the musical realm, the ca trù form (meaning songs of songstresses), funeral music, and shamanism have vanished and gradually new forms have come into existence, like instrumental music (new songs, symphonic suites, symphonic poems, large symphonies, film music, theatrical music). Chinese opera and chèo theater we’ve had for a thousand years, but along side them cải lương theater appeared 50 years earlier, beginning in the South, then spread through the land.


Nếu tôi hiểu đúng khái niệm của tác giả Nguyễn Phúc thì về "nếp suy nghĩ," "nếp sống," "tâm lý," "tình cách," và "phong tục tập quán" thì người Việt đều phải như nhau, phải chung một ý. Nếu người nào không nhất trí với các nét ở trên thì họ không còn được coi là người Việt chân chính. Đây là bản chất chủ nghĩa (essentialism).

Tôi đã tưởng rằng tính dân tộc trong âm nhạc thuộc về những yếu tố âm nhạc - về âm thanh và kỷ thuật làm âm thanh. Về ngôn ngữ, điệu thức, làn điệu, thang âm, cách biểu diễn (cách nhấn, luyến, rung), về các loại đàn, bối cảnh sinh hoạt, thẩm mỹ, về cách giảng dạy. Theo Nguyễn Phúc thì tính dân tộc trong âm nhạc không thuộc về âm nhạc và âm thanh nhưng phải "đặt ra một vấn đề quan trọng." Rồi phải "đặt và giải quyết vấn đề (tư tưởng) của thời đại phù hợp với nguyện vọng và lợi ích tối cao của dân tộc, tức là đứng về phía chính nghĩa, đấu tranh cho một lý tưởng cao đẹp, cho một cuộc sống tốt lành." Vậy vẫn không liên hệ gì với âm thanh. Yếu tố thứ ba thì cũng có mặt âm thanh. Trước hết "tác phẩm phải dễ hiểu." Nói phải "đậm đà tính dân chủ" thì tôi chưa nắm được ý của ông. Ông viết rằng thế là "theo truyền thống lâu đời của dân tộc" nhưng sau đây ông viết rằng lâu đời Việt Nam là một xã hội phong kiến?

Vì "chủ nghĩa Mác Lê-Nin dẫn đường," vì "con người mới trong xã hội xã hội chủ nghĩa," ông cũng cho rằng ba hình thức nhạc truyền thống đã biến đi (theo từ điển nghĩa là "đột nhiên không thấy, không để lại dấu vết gì"). Ba hình thức vĩnh viễn ra đi là hát cô đầu, nhạc ma chay, và đồng bóng (hát chầu văn). Hình như ý của ông là ba hình thức ấy không có tính dân tộc. Nhưng các thể loại ấy được thay thế bằng "ca khúc mới, tổ khúc giao hưởng, giao hưởng thơ, giao hưởng lớn, nhạc cho phim, cho vũ kịch." Chắc ông không thể ngờ rằng 31 năm sau khi viết những chữ này thì một trong ba hình thức biến đi ấy được chính phủ Việt Nam và Liên hiệp quốc xét là một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có phải là "bản chất của hiện thực" cũng có thể thay đổi?

27 tháng 10, 2010

A csodálatos mandarin (Tổ khúc Ông quan huyền diệu) - Béla Bartók

Từ khi tôi là thanh niên tuổi teen tôi mê nhạc của nhạc sĩ Hungary Béla Bartók. Và tác phẩm tôi thích nhất là Miraculous Mandarin Suite (Tổ khúc Ông quan huyền diệu). [Ngày xưa tôi cũng làm bài luận án bang cử nhân về nhạc Béla Bartók].

Tổ khúc này thuộc một khúc ballet / pantomime (kịch câm). Cốt chuyện là có một bọn bụi đời ăn trộm bắt một cô gái xinh làm con mồi để lựa các đàn ông và ăn cắp chúng. Rút cuộc một ông quan đến - cô mồi ấy nhảy múa và ông quan thấy quá khiêu khích. Bọn ăn cắp bắt đánh và đâm ông quan nhưng ông quan không chết. Mới đến lúc cô gái xinh này âu yếm ông thì ông mới chết.

Tác phẩm này có bị cấm ở Hungary một thời. Bên thế giới cộng sản thì Béla Bartók được tôn vinh vì ông nghiên cứu về nhạc dân gian rất nhiều. Ông được coi như một nhạc sĩ vĩ đại của nước Hungary cộng sản. Ngày 25 tháng 10 1955 nhạc sĩ phát biểu về Béla Bartók tại Cậu lạc bộ Đoàn Kết ở Hà Nội. Thái Thị Liên đánh piano làm minh họa cho bài diễn thuyết này (xem Nhân Dân 27 tháng 10 1955, tr. 1 & 5). Tháng 12 1956 nhạc sĩ Lê Yên cũng phát biểu về Béla Bartók.





Tôi thích nhạc này vì có tiếng ồn ào của thành phố, có chất dân gian, và cũng có những nét nhạc nhảy hiện đại như waltz và foxtrot.

24 tháng 10, 2010

Lê Thị Hồng Gấm - Chí Thanh (Trí Thanh?) (1971?)

À a hoa rừng nở trắng sông quê
Ah, forest flower blooms white at the river back home
Sông Cửu Long hát về biển rộng
The Mekong sings of the wide seas
Mang ớ lại dòng nước mênh mông
Bringing a vast current
Phù sa tháng năm bồi thêm sắt son
The alluvium of years and months banking upwards ever more faithfully
Đương chờ hôm đánh giặc
Awaiting the day to fight the enemy
Đẹp tình người con gái quê hương ơi
Fine affection for a girl of our home
Lê Thị Hồng Gấm sáng ngời
The brilliance of Lê Thị Hồng Gấm

Bước chân đi giữa oán hờn
Stepping out in resentment
Tuyến giao liên qua bao bốt đồn
On the line making contact past many posts
Bao ngày đêm vượt hiểm nguy
So many nights and days overcoming perils
Vững vàng từng bước đi
Confident in each step
Những ngọn giữa đứng trên đất nhuộm hồng
Peaks in between standing upon crimson cloaked earth
Nướng trong lửa đạn
Wasted in fire and bullets
Ngày ngày hương bom
Day after day the stench of bombs
Tình mẹ và lòng cha nuôi chí anh hùng
A mother's love and a father's feelings nourish her heroic will
Cho trái tim này luôn đỏ thắm
So that this heart is always brilliant red
Như bóng cờ Tổ quốc phơi phới trên quê hương
Like the Fatherland's flag flapping above our home
Sáng ngời bao chiến công người anh hùng
Brilliant in her many heroic feats of battle

À a hương dừa tỏa ngắt khắp nơi
Ah, coconut fragrance spreads everywhere
Làng xóm thương nhớ người anh hùng
Hamlets and villages fondly remember a hero
Tuổi xuân đời giăng cánh tung bay
In the spring of life spreading wings to hurl into flight
Lòng say chiến công diệt loài cướp nước cùng bà con đánh giặc
A heart passionate for feats of arms, wiping out the plunderers of our country, with our kin fighting the enemy
Đẹp người con gái quê hương ta tiến về phía trước sáng ngời
It's fine, a girl from our home advancing in front before the brilliance

Dáng hiên ngang giữa chiến trường
A proud figure in the middle of the battlefield
Súng hiên ngang nhắm quân thù nhả đạn
A proud gun aimed at the enemy troops, spitting bullets
Giữ vẹn trọn lòng sắt son
Keep that faithful heart intact
Bắt quân thù đền máu xương
Make the enemy troops pay the price in blood and bones
Lửa đạn bừng cháy thiểu đốt loài bạo tàn
Fire and bullets flare, engulf the brutes in flames
Chỉ có đất mẹ đẹp những chiến công
It's just the motherland with these feats of arms
Tình Đảng và lòng dân năm tháng vun bồi
The Party's love and the people's hearts, over years and months pile upwards
Cho trái tim người luôn đỏ thắm
So people's hearts are always brilliant red
Lê Thị Hồng Gấm sông nước quê hương ta
Lê Thị Hồng Gấm, river waters of our home
Hát bài ca nhớ thương người anh hùng.
Sing a song in fond memory of a hero.


Theo trang web nhaccachmang.net thì tên nhạc sĩ sáng tác bài ca này là "Chí Thanh." Tôi nghĩ chắc phải nói là nhạc sĩ Trí Thanh thì mới đúng (nhưng cũng có một nhạc sĩ không nổi tiếng lắm tên là Phan Chí Thanh).

Tôi (với bà xã tôi) chép ca từ qua một bản thu thanh của ca sĩ Mộng Tước hát. Lắm lần các dấu trong ca từ này đi ngược với giai điệu và tôi thấy cách phát âm không rõ. Như vậy rất có thể tôi có chép một số ca từ chưa đúng.

Ca khúc này có một hình ảnh hay là mô tả nhân vật như thuộc về phong cảnh ngàn đời của vùng ấy - "phù sa tháng năm," "sông nước quê ta." Nghĩa là đất và nước xứ luôn luôn nuôi các anh hùng kiểu Lê Thị Hồng Gấm.

Bài ca này cũng mô tả gian nguy của chiến trường - "... đứng trên đất nhuộm hồng / Nướng trong lửa đạn / Ngày ngày hương bom."

23 tháng 10, 2010

Đỗ Nhuận, “Con hơn cha là nhà có phúc” [If the Children Surpasses His Father, The Home is Blessed]

trích

nguồn: Đỗ Nhuận, “‘Con hơn cha là nhà có phúc’,” Về tính dân tộc trong âm nhạc Việt Nam (Hà nội: Nhà xuất bản Văn hóa, 1972), 26-34.

27 - Nếu kể từ ngày cách mạng thành công, thì thành tựu về âm nhạc chúng ta đạt được trong vòng hăm mấy năm nay nhiều bằng một thế kỷ trên mọi mặt sáng tác, nghiên cứu, huấn luyện, biểu diễn. Nếu kể từ năm 30, từ khi mới có Đảng, thì phải nói rằng những sáng tác âm nhạc đầu tiên của ta như Cùng nhau đi hồng binh, Hò la và một số bài khác của Nguyễn Văn Úc, Vương Gia Khương v.v... đều là những bài hát dân tộc, mặc dầu những người làm ra nó không hề nghĩ mình là nhạc sĩ và họ không cần biết bài hát họ làm ra có dân tộc hay không. Một lẽ giản dị họ thành người viết nhạc là hoàn toàn do yêu cầu của cách mạng. Quần chúng cần hát như vậy, trong nhà tù cần hát như vậy, cách mạng cần hát như vậy.

If you go back to the days when the revolution succeeded, our musical achievements during these twenty or so years have been like a century in every aspect of composition, research, training and performance. If you go back to the 1930s, since the time of the Party, then it must be said that our first musical compositions like “Let’s Go Together Red Army,” “Heave, shout” and a few other songs by Nguyễn Văn Úc, Vương Gia Khương, etc... are all national songs, though the people who made them never thought they were composers or whether the songs the made were national or not. The simple reason that they became writers of music was entirely at the revolution’s request. The masses needed to sing like that, in the prisons they needed to sing like that, the revolution needed to sing like that.


Năm 1972, thời Đỗ Nhuận soạn bài viết này, thì chưa có tác giả hay tư liệu nào cho rằng bài ca "Cùng nhau đi hồng binh" là tác phẩm của Đinh Nhu. Đỗ Nhuận chỉ xác định rằng bài ca này được ra đời "do yêu cầu của cách mạng." Nó xuất hiện một cách tự nhiên - Đảng có định mệnh vậy có sức lực đặc biệt để gợi ý cho các người chưa có ý thức về việc soạn nhạc bắt đầu làm việc sọan nhạc. Từ đó thì định mệnh ấy gây ra một lượt thành tựu về âm nhạc không ngừng.

21 tháng 10, 2010

Linh - Viet Cong scout

Có những người sưu tầm những tượng nhỏ kiểu "action figures" (tượng trang trí hành động). Trên blog Toy Haven có các bức ảnh của một tượng trang trí tên là Linh. Linh trông như một người giao liên hay một nữ du kích. Theo blog này thì Liên là một "Viet Cong scout" (người chỉ điểm Việt Cộng). Người viết blog này cũng cho rằng đây là "the only VC produced by Dragon" (người Việt Cộng duy nhất do [công ty] Dragon sản xuất).







Mặt chị Linh này trông Tây một chút. Công ty Dragon cũng sản xuất nhiều tượng trang trí của các kiểu chiến sĩ khác.

Làm thế có tôn vinh các nữ anh hùng Việt Nam? Hay búp bê này làm chỉ tâm thường hóa các nhân vật lịch sử này?

15 tháng 10, 2010

Tôi sẽ ca mãi đời anh (I'll Sing of Your Life Always) - Huy Du (1964)‏

Chậm - Bao la - Thắm thiết
Slowly - Vast - Intimate

Có những bài ca vang bốn phương
There are songs that resound in all directions
Đang lắng sâu trong mọi tâm hồn.
Settling deeply in every soul.
Có những lời ca sao thắm thiết.
There are lyrics so intimate
Hát ca vang một tâm hồn bất diệt là Nguyễn Văn Trôi.
They sing out, resound an undying soul, Nguyễn Văn Trôi.
A a à á.

Một sớm mùa thu
An autumn morning
Đau thương và căm thù.
In pain and hate
Giữa khám Chí Hòa vang đội một bài ca.
Midst the Chí Hòa jail a song resounded.
Tiếng anh Trôi vọng xa:
Brother Trôi's voice echoed far:
"Hãy nhớ lấy lời tôi."
"Remember my words."
Tiếng nói người anh hùng
The voice of a hero
Quê hương ở Thành đồng.
Home village of a Bulwark
Là bài ca chiến thắng.
Is a victory song.
Như biển Đông dậy sóng,
Like the East seas rising waves,
Dào dạt cùng năm tháng.
Overflowing with the years and months.
Giữa quê hương tươi đẹp anh hùng ngàn tiếng hát ca.
Midst the lovely, cheerful heroic homeland there are thousands of voices in song.

Hơi nhanh hơn - khỏe
A little faster - strongly

Tôi sẽ ca mãi đời anh.
I'll sing of your life always.
Anh Nguyễn Văn Trôi là lẽ sống cuộc đời.
Brother Nguyễn Văn Trôi, you're the life's.
Bài ca tuổi xanh
A youthful song
Là tiếng lòng anh
Is the sound of your heart
Là khúc hát của người chiến thắng.
Is the victors' song.
Anh vẫn đang sống trong lòng quê hương.
You're still alive in the homeland's heart.
Anh đã đi khắp, luôn ngàn đại dương.
You've gone everywhere, right off to thousands of vast seas.
A! Tôi sẽ hát ca tới muôn đời người anh hùng.
Ah! I'll sing to tens of thousands of heroic generations.
Đem tình yêu quê hương và lẽ sống.
Bringing love of the homeland and an ideal of life.
Hiến dâng cho cuộc đời.
Offering it up to life.

A tempo

Tôi hát bài ca Nguyễn Văn Trôi trong trái tim thấy lòng sôi nỗi.
I sing a song of Nguyễn Văn Trôi, in my heart I feel excited.
Tôi cất lời ca bao thắm thiết.
I raise up such intimate lyrics.
Mãi không quên một tâm hồn bất diệt là Nguyễn Văn Trôi.
Always, never forgetting an undying soul, Nguyễn Văn Trôi.

nguồn: Huy Du, đời và nhạc (Viện Âm nhạc, 2004).


Một điều đáng khen là nhạc sĩ Huy Du giữ tên nhầm Nguyễn Văn Trôi, không ép ca từ Trôi thành Trỗi. Một điều đáng chú ý nữa là giai điệu ca khúc hoàn toàn thuộc điệu thức ngũ cung - G#-B-C#-D#-F#. (Chỉ có một nốt ngoại lệ là nốt A với chữ "sống" [là lẽ sống cuộc đời] - nhưng lúc trình diễn, ca sĩ Mai Khanh bỏ nốt A này.]

Có một mô típ hợp âm thứ được lặp lại là G#-B-D#-G#-C# với ca từ:

Có những bài ca vang...
Có những lời ca sao...
Tôi hát bài ca Nguyễn Văn...
Tôi cất lời ca bao...

Mô típ mô típ được phát triển thành G#-B-G#-B-D#-G#-B-C#

Tôi sẽ ca mãi đời anh. Anh Nguyễn...

và G#-B-D#-G#-B-C#

tiếng lòng anh Là khúc...

Ca từ của mô típ biến đổi từ chữ "có" [sự hiện có] đến sở hữu, một cái gì đó ("bài ca anh" và "đời anh") thuộc về "tôi." Một cá nhân trong một bài ca chung bao la.

Giai điệu Huy Du cũng có những nét "sóng" lên và xuống như sôi động rồi thong thả:

lên: Như biển Đông dậy sóng / Dào dạt cùng năm tháng... [G# lên quãng tám đến G#]
xuống: Giữa quê hương tươi đẹp anh hùng ... [F# xuống quảng 10 đến D#]

lên: tình yêu quê hương và lẽ sống... [D# lên quãng tám đến D#]
xuống: Hiến dâng cho cuộc ... [F# xuống quãng tám đến F#]

lên: lời ca bao thắm tiết. Mãi... [D# lên quãng 10 đến F#]
xuống: Mãi không quên một tâm hồn bất diệt... [F# xuống quãng 11 đến C#]
lên: diệt là Nguyễn Văn Trôi. [C# lên quãng 11 đến F#]

Nét sóng trong giai điệu cũng hợp với những hình ảnh "biển động" và "đại dương."

Mai Khanh cũng có lúc hát cac nốt B hát non [cao] một tí (theo ngũ cung truyền thống) lắm lần với chữ Trôi với kết quả làm cho thêm xúc động.

bốn phương
là Nguyễn Văn Trôi...
Anh Nguyễn Văn Trôi là lẽ sống...
bài ca Nguyễn Văn Trôi...

Trong trường hợp - "ngàn tiếng hát ca" lúc mà hát non thì trái với các hòa âm vì nốt B không còn là nốt giữa trong một hợp âm thứ (G#-B-D#) mà thành nốt gốc của một hợp âm trưởng (B-D#-F#).

10 tháng 10, 2010

Phố nghèo - (Poor Streets) Trần Tiến

Phố nghèo xưa, mái ngói nghèo xưa ngoài ga cũ tiếng còi xa buồn
Poor streets of long ago, poor tile roofs of long ago, outside the old station the sad, distant train whistle
Phố mờ sương, mái ngói mờ sương thiếu phụ buồn thương đi trong sương như nhân ảnh mờ
Foggy streets, foggy tile roofs, a sad young lass going in the fog like a human image obscured

Phố buồn nâu, mái ngói buồn nâu cà phê đắng rơi từng giọt nâu buồn
Sad, brown streets, sad brown tile roofs, bitter coffee--each sad, brown drop
Phố của tôi, thơ ấu đời tôi chiếc lá bàng rơi trong đêm mưa những ảo ảnh xưa
My streets, the youth of my life, the terminalia leaves falling, rainy nights, illusions of long ago

Ở nơi ấy tôi còn nhớ mối tình xưa người thiếu nữ đã gặp tôi ngượng ngùng
At this place I can still remember a love with a young lass flustered at meeting me
Khăn quàng cũ cuối mùa thu mẹ đưa em qua phủ Tây Hồ
An old scarf at autumn's end, your mother led you past the West Lake Palace
Ở nơi ấy tôi còn nhớ mẹ của tôi bao đêm trắng nhìn về phía chân trời
At this place I can still remember my mother so many moonlit nights eyeing the horizon
Mẹ cầu kinh Ðức Phật Quan Âm phù hộ cho con phiêu bạt trở về
She said prayers to Buddha, Quan Yin to aid in her vagabond children's return

Phố nghèo xưa, mái ngói nghèo xưa ngoài ga cũ tiếng còi xa buồn
Poor streets of long ago, poor tile roofs of long ago, outside the old station the sad, distant train whistle
Phố mờ sương, mái ngói mờ sương thiếu phụ buồn thương đi trong sương như nhân ảnh mờ
Foggy streets, foggy tile roofs, a sad young lass going in the fog like a human image obscured

Ở nơi ấy tôi còn nhớ bạn bè xưa dòng máu sĩ bao người đi không về
At this place I can still remember friends long ago, the blood of so many who left never to return
Tháp Rùa ơi có nhớ bạn tôi hồn tha phương vẫn quanh quẩn phố phường
Oh Tortoise Tower, do you remember my friends, distant spirits still prowl the streets

Ở nơi ấy Hà Nội nhớ thương mờ xa là câu hát là bài ca nghẹn ngào
At this place, Hanoi, longed for, dim, the lyrics of a song choked up with emotion
Nói gì đâu có nói được đâu mà sao khoe tóc ngả hai màu
What can be said, what could you say, but why show off hair that hangs down in two colors

Phố nghèo ơi năm tháng đời tôi, ngày ấy ...
Oh poor streets, the months and years of my life, those days...




Chúc thọ cụ Hà Nội tuổi 1000. Dù chắc thủ đô đang vui nhộn hôm nay, Hà Nội của tôi vẫn là thành phố buồn thơ mộng...

7 tháng 10, 2010

Những cánh chim Hồng Gấm (Hồng Gấm's Birds on the Wing) - Phạm Tuyên (1971)

Trong sáng - Hơi nhanh -- Tuyết Nhung + Thu Phương ca
Clearly, brightly - A little quickly

Đi chiến trường giữa mùa hoa, đẹp thay đất nước ta.

Going to the front in a season of flowers, it's so lovely our land
Trái tim thiết tha nồng cháy chúng ta đi giữ lấy quê nhà.
Fervid hearts we're off to take our homes.
Khi còn một tên xâm lăng chúng ta còn đi!
If a single invader remains we'll keep going!
Lướt qua đạn bom gian nguy ta quyết bền chí!
Eluding the danger of bombs and bullets we're determined to persist!

Dâng tuổi xuân cho đất nước quê hương.
We offer the prime of our youth to our country, our homeland.
Tấm gương Hồng Gấm kiên trung trong sáng yêu thương.
Hồng Gấm's example of loyalty, purity and love.
Ta như cánh chim tung bay
We're like birds on the wing hurling into flight
Vượt qua giông tố ngàn trùng và mỗi chúng ta hãy là một Hồng Gấm anh hùng. (Vượt qua giông tố mịt mùng...)
Surpassing the far-off tempest and every one of us will be a heroic Hồng Gấm. (Surpassing the dark tempest...)

Ổi Tổ quốc ta thiết tha mến yêu.
Oh Fatherland, we fervently love you.
Khắc ghi lời thề ước trong tim sớm sớm chiều chiều. (Khắc ghi lời Bác trong tim...)
Inscribe a pledge upon our hearts, morning and night. (Inscribe Uncle's words upon our hearts)
Niềm hạnh phúc trong đấu tranh.
Happiness in our fight
Nở hoa muôn sắc điệu kỳ.
Blossoms into flowers of countless, marvelous hues
Đường dài tiến quân rộn ràng có Hồng Gấm cùng đi!
On the long road the bustling army that advance has Hồng Gấm coming along!

Đất nước đẹp như bài ca lòng ta yêu thiết tha.
Our country's beautiful as a song, our hearts love fervidly
Nếu quân xâm lăng liều tới sẽ có Hồng Gấm trong muôn nhà.
If the invaders risk coming there will be a Hồng Gấm in countless homes
Viên đạn diệt quân xâm lăng nhắc tới Hồng Gấm. (Viên đạn diệt Mỹ hôm nay...)
The bullets annihilating the invaders recall Hồng Gấm. (The bullets annihilating Americans today...)
Viên gạch dựng xây tương lai nhớ mãi Hồng Gấm.
Bricks to build the future, always remember Hồng Gấm.


Nguồn ca từ này là quyển Tuyển tập ca khúc 50 năm miền nam ca hát (TPHCM: Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2003). Tuyết Nhung và Thu Phương hát những ca từ hơi khác mà tôi cho vào các dấu ngoặc sau. Tôi nghĩ rằng cả hai bộ ca từ đều đúng. Lúc bấy giờ Phạm Tuyên đã thuộc ban biên tạp của Đài Tiếng Nói Việt Nam như vậy có điều kiện hưởng dẫn phong cách biểu diễn tác phẩm của ông.

Chắc ca từ trong bản thu thanh ở đây là ca từ cũ mà thuộc về thời cuộc nhiều hơn. Hồ Chí Minh mới qua đời thì nhắc đến "Bác." "Diệt quân xâm lăng" viết là một ý chung chung hơn "diệt Mỹ." Sử dụng ca từ "xâm lăng" tạo điều kiện hát ca khúc này trong những trường hợp khác (thí dụ năm 1979).

Và phong cách biểu diễn ca khúc này thật là hay (đối với gu của tôi). Giai điệu có chất dân gian, nhịp điệu có những nét đảo phách hấp dẫn người nghe. Ca từ cũng có chất thơ vần. Nếu nhân vật trong bài ca "Lê Thị Hồng Gấm người chiến kiên cường" là siêu nhân thì trong bài ca này con người Hồng Gấm là như mọi người. Mọi người nhận cái đẹp của đất nước, sẵn sàng bảo vệ / lấy quê nhà, có lòng bền chí. Đó là ao ước trong ca khúc này -- "mỗi chúng ta hãy là một Hồng Gấm anh hùng." Hình ảnh "Nếu quân xâm lăng liều tới sẽ có Hồng Gấm trong muôn nhà" cũng biểu hiện tính đoàn kết này.

Nghe những ca từ "Ta như cánh chim tung bay" tôi thấy rất khó không nghĩ đến thân phận của chiến tranh. Chụm từ này nghe rất vui tươi, là lý tưởng của tuổi thanh xuân. Các thanh niên là niềm hy vọng cho ngày mai, nhưng thời chiến tranh nhiều chim bay đi mà không về. Như vậy những người thân còn sống phải tìm ý nghĩa trong những mất mát nghiêm trọng của chiến tranh. Trong ca từ ông Phạm Tuyên có hai hình ảnh "viên" song song là "viên đạn" và "viên gạch." Một viên gây tiệt hại, một viên là xây lại / làm lành. Ý của nhạc sĩ rất hay là trong việc tưởng niệm ông tìm đến một ý nghĩa vươt qua chiến tranh.

3 tháng 10, 2010

"Xuân nở trong tù" trích Hồi ký Trần Huy Liệu (1964)

tr. 230 - Sáng sớm hôm sau, chúng tôi từ Suối Rút bắt đầu ra đi. Đồng bào biết trước nên đã dậy sớm, đứng chục ở trước nhà và hai bên đường, tiễn đưa nhau bằng mắt nhưng đã nói lên rất nhiều. Chúng tôi đồng ca bài "Tiến lên quân hồng" giữa những tiếng dây xích rung rủng rẻng và Tây lính bao quanh.

Early the following morning, we began to leave from Sinking Creek. Our compatriots already knew and awoke early, standing by the dozens in front of the building and both sides of the street, we saw each other off with meaningful looks. We sang as a group "Advance Red Soldiers" midst the sound jangling chains and the French soldiers around us.

tr. 232-3 - Nó [tức thiếu úy Pháp tên là Đơ] ra lệnh cho binh lính không được nói chuyện với chúng tôi và mới đầu, cấm chúng tôi hát. Tuy vậy, theo kế hoạch đã định, chúng tôi cần phải tuyên truyền cho những binh lính áp giải và những dân cư dọc đường mà một trong những phương tiện hiệu nghiệm nhất là hát. Ban ngoại giao của chúng tôi nói cho thằng Đơ biết là để cho chúng tôi tự do hát thì vừa vui nhịp đều bước vừa quên những mệt nhọc đi, rồi chúng tôi cứ hát. Những bài hát cố nhiên toàn là những bài hát cách mạng, trong đó có bài lấy binh lính làm đối tượng tuyên truyền. Những binh lính đi đường cũng mệt mỏi như chúng tôi và cũng bị bọn Tây, đội đe dọa nên rất thông cảm với chúng tôi. Nhân đó, chúng tôi rủ rỉ nói chuyện, nói cho họ biết chúng tôi là người thế nào, vì cớ sao phải / đánh Tây để giải phóng dân tộc và hiện nay phong trào đấu tranh cách mạng đương dâng lên như thế nào, trong đó có cả những binh lính giác ngộ tham gia. Chỉ vài ngày sau, phần nhiều anh em binh lính đã trở nên những bạn đồng hành chí thiết với chúng tôi. Họ còn thuộc cả những bài hát cách mạng và vắng mặt thằng Đơ thì cùng hát nhịp với tôi. Những quản, đội người Việt thấy cũng phải lờ đi. Ngoài những lúc hát thông thường, đoàn mỗi khi đi qua một nơi dân cư đông đúc hay một thị trấn nào, chúng tôi lại đồng thanh hát để hấp dẫn người nghe. Nhiều người xúm lại xem, chúng tôi tranh thủ giải thích được câu nào hay câu ấy.

He [a French 2nd lieutenant named "De"] ordered the soldiers not to talk with us, and at the outset forbade us to sing. Nevertheless, according to our prepared plan, we needed to propagandize the soldiers escorting us and the inhabitants along the road and one of the most effective means was to sing. Our diplomacy committee told that dumbass "De" that by letting us sing freely we would stay in step and forget about our fatigue, so we kept singing. The soldiers were as tired as we were and were also threatened by the French and the sergeant, so they sympathized with us. On that basis, we conversed with them in whispers, told them what kind of people we were, why we were fighting the French to liberate the race and nowadays how the revolutionary movement was rising, and among them some of the soldiers came to their senses and participated. Only a few days later most of the soldiers became our close traveling companions. The learned our revolutionary songs by heart and when that dumbass "De" was gone they sang along with us. The sergeant and adjutant had to look the other way. Outside of the ordinary times we sang, every time our detachment passed a place crowded with inhabitants or some town, we sang in one voice to attract listeners. As many gathered to listen, we made efforts to explain this sentence or that.

Trần Huy Liệu, "Xuân nở trong tù," trong Hồi Ký (Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội, 1991) - viết 15-2-1964.

Đoạn hồi ký này viết về thời kỳ tháng 1-2 năm 1940 lúc Trần Huy Liệu và các nhà tù chính trị khác chuyển từ Hà Nội đến Sơn La. Họ vừa đi vừa hát - nhưng hát những bài gì? Trần Huy Liệu nhắc đến một bài là "Tiến lên quân hồng." Chắc đây là bài ca mà mọi người bây giờ gọi là "Cùng nhau đi hồng binh." Có những tư liệu khác với đầu đề khác là "Bài hồng quân hành khúc" (xem Thơ ca cách mạng 1925-1945, Hoàng Thị Đậu biên soạn (Hanoi: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1973), 194-5) hay với đầu đề "Hồng binh" (xem Tổng luận về văn học cách mạng (1925-1945), tập 31 của Tổng tập văn học Việt Nam: bộ phận văn học viết từ thế kỷ X đến năm 1945, tổng biên tạp, Hồng Chương (Hanoi: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1981), 630-631) hay một đầu đề nữa là "Hồng quân ca," (xem bài thơ "Ra về nhớ bạn" của Nguyễn Văn Hoan soạn năm 1936 trong Tiếng hát trong tù, tập 1, Võ Văn Trực biên soạn (Hanoi: Nhà xuất bản Thanh Niên, 1973), 154-15).

Năm 1940 Việt Nam gần như chưa có thể loại ca khúc hành quân như các ca khúc của Lưu Hữu Phước, Hoàng Quý, Đỗ Nhuận và Văn Cao. Và nếu đã có thì chẳng bài nào được phổ biên ở nhà tù. Các nhà tù chính trị hay hát những bài và làn điệu truyền thống đặt lời mới, những bài ca Trung Quốc đặt lời mới, hay hát những bài ca chủ nghĩa cộng sản quốc tế như "L'internationale," "Bandiera rossa," và "Rote Front." "Cùng nhau đi hồng binh" chỉ được biết đến qua truyền khẩu. Bài ca này với nhiều đầu đề cũng có lẽ mới được ghi ra lần đầu đến năm 1958-9 ("Bản phổ ký âm hiện đang lưu hành là do nhạc sĩ Đỗ Nhuận ghi khoảng năm 1958-1959, trước đây, chi hát truyền miệng" xem Âm nhạc mới Việt Nam: Tiến trình và thành tựu (Hà Nội: Viện Âm nhạc, 2000), 132). Phải mãi đến cuối thập niên 1970 mà bắt thấy tên Đinh Nhu xuất hiện với bài ca này.

Trần Huy Liệu và Đinh Nhu là đồng bào bị kham ở tù Nghĩa Lộ những năm 1944-5. Trần Huy Liệu nhắc đến Đinh Nhu hai lần trong bài hồi ký "Nghĩa Lộ khởi nghĩa, Nghĩa Lộ vượt ngục," (Hồi ký, tr. 278-339, viết 17 tháng 3 năm 1946) nhưng Trần Huy Liệu không hề biết Đinh Nhu là nhạc sĩ soạn "Cùng nhua đi hồng binh." Tôi nghĩ rằng các nhà tù chính trị thời bấy giờ chưa có ý thức về khái niệm "nhạc sĩ sáng tác." Họ ca hát theo kiểu dân gian (dù là giai điệu "ta," "Tàu," hay "Tây"). Cùng thời các nhạc sĩ sáng tác những năm từ 1938-1956 chưa biết, và chưa có ý thức về những bài ca có chất truyền miệng dân gian như "Cùng nhau đi hồng binh." Tên bài hát này không được nhắc đến trong tạp chí Văn Nghệ thời kháng chiến chống Pháp.

1 tháng 10, 2010

Lê Thị Hồng Gấm người chiến sĩ kiên cường (Lê Thị Hồng Gấm, A Steadfast Warrior) - Trần Thụ (1971?)

Như đóa hoa thơm, như một bài ca bất diệt
Like a fragrant flower, like an everlasting song
Lê Thị Hồng Gấm, người con gái Mỹ Tho kiên cường bất khuất
Lê Thị Hồng Gấm, a steadfast, unyielding daughter of Mỹ Tho
Đẹp thay như đóa hoa thơm, đẹp thay như một bài ca bất diệt
So beautiful like a fragrant flower, so beautiful like an everlasting song
Hồng Gấm chiến sĩ Hồng Gấm người con gái anh hùng
Hồng Gấm, the warrior Hồng Gấm a heroic daughter.

1)
Chiến đấu và lớn lên
Fighting and growing up
Trong những ngày đồng khởi
During those days of general uprising
Nơi quê hương chìm trong máu lửa
Her home village sunk into blood and flame
Người con gái của đồng bang sông Cửu Long
A daughter of the Mekong Delta
Theo bác cha anh đánh giặc giữ làng
Following after her uncles, father and brothers to fight the enemy, protect her village
Bọn giặc đông gấp bội
As the enemy grew and multiplied
Chị vẫn chiến đấu kiên cường
She still steadfastly fought
Để bảo vệ đồng đội
To protect her comrades in arms
Tư thế tấn công
In an attacking position
Lê Thị Hồng Gấm anh hùng tuyệt vời
Lê Thị Hồng Gấm, a splendid hero
Đẹp như tầm gương chiếu sáng tuổi xuân trên đường hành quân
Beautiful like a mirror reflect the brightness of age of youth upon the marching road

2)
Băng qua mọi hiểm nguy vào bốt đồn bọn giặc đóng
Rushing past every danger, she entered post the enemy occupied
Như con chim chuyển tin không mỏi
Like a bird giving news and not tiring
Hồng Gấm được mọi người hết lòng mến thương
Hồng Gấm, beloved by everyone with all their hearts
Xông ra nhân dân xây dựng phong trào
Rush out with the people to build a movement
Bầy trực thăng trên trời
A bevy of helicopters in the sky
Chị bán chúng tơi bời
She fired at them dispersing them
Để bảo vệ đồng đội
To protect her comrades in arms
Ghi tiếp chiến công trên trang sử mới hôm nay
Record anew feats of arms on new pages of history today
Nêu cao truyền thống Bà Trưng Bà Triệu
Elevate the traditions of Mrs. Trưng and Triệu
Rạng rỡ thắm thêm mãi mãi
Every more brilliant, forever
Dòng máu anh hùng Việt Nam.
Vietnam's heroic bloodline.

Vân Khánh ca:

Cấu trúc bài ca này rất rõ. Bắt đầu với điệp khúc so nhân vậy với đóa hoa, với "một bài ca bất diệt." Phiên khúc thứ nhất nói tới tình hình lâu dài ở vùng quê của nhân vật - "Bọn giặc đông gấp bội." Phiên khúc thứ hai thì viết về liệt sĩ siêu nhân - một người thần thoại kiểu hai Bà Trưng, Ấu Triệu. Đoạn điệp khúc có một tí chất thơ, nhưng nói chung ca từ này đọc như văn xuôi - như một bài báo.

"Như con chim chuyển tin không mỏi, Hồng Gấm được mọi người hết lòng mến thương. Xông ra nhân dân xây dựng phong trào bầy trực thăng trên trời, chị bán chúng tơi bời để bảo vệ đồng đội."

Ca khúc này sáng tác một quảng thì giờ mà Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bị giật lùi cũng nhiều - do thành quả của Tết Mậu Thân và Chương trình Phượng Hoàng. Vậy việc tuyên truyền để giữ tính bất khuất rất là cần thiết. Rất khó biết thế nào là sự thật về con người Lê Thị Hồng Gấm. Thông tin thì rất lờ mờ - được thần thánh hóa thì các câu chuyện chính thức cũng khó tin.

Các nguồn trên mạng cho rằng Lê Thị Hồng Gấm qua đời năm 1970. Tên tuổi cô ấy mới được sử dụng trong cơ chế tuyên truyền từ cuối 1971 (thí dụ "Gương mẫu Lê Thị Hồng Gấm" trong báo Nhân Dân ngày 15 tháng 10 1971). Như trường hợp Lê Văn Tám cái chuyện có thật hay giả không quan trọng. Có huyền thoại để hấp dẫn người trẻ là đủ rồi. Như độc giả Tien Vuong nhận xét là các anh hùng tuổi thanh xuân, dù việc có thật hay không, được coi như thật vì chúng diễn đạt những cảm xúc của nhiều thanh niên sẵn sàng chiến đấu.

Các nước có những anh hùng dũng cảm, quyết tâm và trung nghĩa với động đồi. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản có các phim kiếm hiệp, ở Mỹ có các phim John Wayne, Chuck Norris, Rambo, v.v. Có lẽ điều đặc trưng của Lê Thị Hồng Gấm (và các anh hùng khác nhưng Dương Văn Nội, Lê Văn Tám) là đầy là những anh hùng bất đắc dĩ. Lê Thị Hồng Gấm thuộc "phái yếu" và các anh hùng khác thì rất trẻ.