29 tháng 10, 2010

Nguyễn Phúc, "Tính dân tộc trong âm nhạc Việt Nam" (The National Character In Vietnamese Music)

trích: Nguyễn Phúc, “Tính dân tộc trong âm nhạc Việt Nam,” Về tính dân tộc trong âm nhạc Việt Nam (Hà nội: Nhà xuất bản Văn hóa, 1972), 65-92.


69 - Như chúng ta biết, nếp suy nghĩ, nếp sống, tâm lý và tình cách, những phong tục tập quán hình thành và phát triển trong quá trình hình thành lịch sử dân tộc, và tất cả những điều đó, được phản ánh và sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật, thông qua hình tượng sinh động. Nói đến hình tượng nghệ thuật, tức là nói đến con người, vì con người bao giờ cũng có ý nghĩa chung cho cả toàn thể dân tộc. Nhưng lại phải hiểu rộng ra, vì khái niệm hình tượng không chỉ bao hàm con người mà còn cả thiên nhiện nữa. Hình tượng nghệ thuật (nếu là con người) được gọi là tính dân tộc, là khi nào nó mang được những cảm xúc ý nhị, đặc sắc của dân tộc, thể hiện đầy đủ tình chất bên trong (tâm lý, tính cách con người...) và cả hình thể bên ngoài như chân dung, diện mạo, dáng điệu (béo gầy, cao thấp, nhanh nhẹn hay chậm lụt...). Nội dung bên trong của con người và vẻ đẹp bên ngoài của nó khi tái hiện mà đạt đến trình độ hoàn chỉnh thì được gọi là điển hình. Điển hình nghệ thuật là sự thống nhất biện chứng của cái tổng quát và cá biệt, là hình tượng tập trung bản chất của hiện thực, đại diện cho từng lớp người, cho cả một giai cấp nhất định.

As we know, habits of thinking and living, psychology and manners, customs all come into shape and develop through the process of a nation’s historical formation, and all those things are reflected and created in artistic works, by means of a lively form. When speaking of artistic forms, you’re in fact speaking of human beings, because humans always also have a collective meaning for the entire nation. But we must come to a broader understanding, because the concept of form does not just include humans but nature as well. Artistic forms (if they are human) are said to have national character whenever they bear the nation’s subtleties and distinctions, express fully what’s inside (human psychology, personality...) and exterior features like visages, physiognomy, appearances (fat, thin, tall, short, nimble or sluggish...). A human being’s inner subject and their outer appearance when they reappear and achieve a fully-realized level is called a standard. Artistic standards are the dialectic unity of the general and the specific, a form concentrating the essence of reality, representative for each level of person, for every definite class.

70- Thế nào là một tác phẩm âm nhạc mang tính dân tộc? Tính dân tộc được thể hiện ở đâu và như thế nào? Chúng tôi thử đưa ra một định nghĩa chung. Một tác phẩm nghệ thuật có tính dân tộc, một là đã đặt ra một vấn đề (hay nhiều vấn đề) quan trọng, có ý nghĩa thiết thực, phổ biến với vận mệnh toàn thể dân tộc (như cuộc kháng chiến chống Pháp trước đây, chống Mỹ hiện nay, việc xây dựng chủ xã hội, việc cải tạo phong hóa, xây dựng nếp sống mới, vấn đề tình yêu, hạnh phục của tuổi trẻ...). Hai là, trong tác phẩm này, tác giả đã đặt và giải quyết vấn đề (tư tưởng) của thời đại phù hợp với nguyện vọng và lợi ích tối cao của dân tộc, tức là đứng về phía chính nghĩa, đấu tranh cho một lý tưởng cao đẹp, cho một cuộc sống tốt lành. Ba là, về phương diện nghệ thuật, tác phẩm cần dễ hiểu, đậm đà tính dân chủ theo truyền thống lâu đời của dân tộc.

What is a musical work with a national character? Where is national character realized and how? We will try to present a general definition. An artistic work with a national character, first has posed an important problem (or many problems), has a practical meaning, made universal with the destiny of the entire nation (like during the early war of resistance against the French, against the Americans today, the construction of society, the remolding of mores, the construction of a new way of life, the issue of love and happiness for youth...). Second, in this work, the creator has posed and solved a problem (ideology) of the times in accordance with the aspirations and interests of a nation, meaning it’s correct in its righteousness, fights for a noble ideal, for a beneficial way of life. Third, on the artistic side, the work must be easy to understand, exuberantly democratic following the lasting traditions of the nation.

78-79 - Nội dung cơ bản của tính dân tộc trong giai đoạn phong kiến và sau đó giai đoạn nửa thuộc địa, nửa phong kiến là tinh thần yêu nược nồng nàn, ý chí bất [79] khuất trước kẻ thù to lớn (như phong kiến xâm lược phương Bắc, thực dân Pháp). Tinh thần yêu nước mãnh liệt đó là động lực làm cho nhân dân ta trải qua các thời đại đẩy lùa được mọi cuộc xâm lăng hung hãn. Ngày nay, tổ quốc ta ở trong hoàn cảnh mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, miền Bắc đi vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Được chủ nghĩa Mác Lê-Nin dẫn đường, được vun trồng và bồi dưỡng trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng trong điều kiện quan hệ sản xuất mới (quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa), và tính dân tộc trong văn nghệ nói riêng, có kế thừa của giai đoạn trước, và tiếp tục phát triển. Con người mới trong xã hội xã hội chủ nghĩa vẫn giữ gìn những tốt đẹp của cha ông (như lòng yêu nước, thương người, tinh thần mưu trí, sáng táo...), nay được phát huy và nâng cao như tinh thần yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế vô sản, tính chất anh hùng tập thể, chủ nghĩa lạc quan cách mạng, v.v... Do nội dung xã hội biến đổi, cho nên nội dung và hình thức nghệ thuật cũng biến đổi theo quy luật phát triển của xã hội. Bên cạnh thơ ca cổ điển (theo luật Đường), thể loại cũ, đã xuất hiện các thể loại khác như thơ mới, truyện ngắn, truyện dài. Bên cạnh tranh dân gian có tranh sơn mài, trong sơn dầu. Trong lĩnh vực âm nhạc, thể ca trù (tức hát cô đầu), nhạc ma chay, đồng bóng biến đi và dần dần hình thành một số thể loại mới, như nhạc không lời (ca khúc mới, tổ khúc giao hưởng, giao hưởng thơ, giao hưởng lớn, nhạc cho phim, cho vũ kịch...). Nhạc tuồng, nhạc chẻo đã có từ nghìn năm về trước và tiếp tục phát triển, bên cạnh đó nhạc cải lương xuất hiện trên dưới 50 trở lại đây, bắt đầu ở Nam bộ, rồi lan dần khắp toàn quốc.

The fundamental subject matter of national character during the feudal period and afterwards the half-feudal, half-colonial period is an intense patriotic spirit, indomitable will before a great foe (like feudalist invaders from the North, French colonials). This mighty patriotic spirit is a power that allows our people endure each period pushing back every brutal invasion. Today, our fatherland is in different circumstances. Under the leadership of the Party, the North has begun the work of constructing socialism without passing through a period of capitalism. With Marxist-Leninism showing the way, we are able to cultivate and foster democratic socialism and build within the conditions of new productive relationships (socialist economic relationships), and the national character for the arts in particular is a continuation of the previous period, and continues to develop. New people in socialist society still retain the fine things of their forefathers (like patriotism, loving others, a clever and creative spirit...), now brought about and elevated like the patriotic spirit combined with internationalist, proletariat spirit, collective heroic nature, revolutionary optimism, etc... Because the social subject matter has changed, the subject matter and artistic form have also evolved following the laws of social development. Along side classical poetry (in the Tang form) and old genres, other forms like new poetry, short stories, long stories have also appeared. Alongside folk paintings there are lacquer paintings, oil paintings. In the musical realm, the ca trù form (meaning songs of songstresses), funeral music, and shamanism have vanished and gradually new forms have come into existence, like instrumental music (new songs, symphonic suites, symphonic poems, large symphonies, film music, theatrical music). Chinese opera and chèo theater we’ve had for a thousand years, but along side them cải lương theater appeared 50 years earlier, beginning in the South, then spread through the land.


Nếu tôi hiểu đúng khái niệm của tác giả Nguyễn Phúc thì về "nếp suy nghĩ," "nếp sống," "tâm lý," "tình cách," và "phong tục tập quán" thì người Việt đều phải như nhau, phải chung một ý. Nếu người nào không nhất trí với các nét ở trên thì họ không còn được coi là người Việt chân chính. Đây là bản chất chủ nghĩa (essentialism).

Tôi đã tưởng rằng tính dân tộc trong âm nhạc thuộc về những yếu tố âm nhạc - về âm thanh và kỷ thuật làm âm thanh. Về ngôn ngữ, điệu thức, làn điệu, thang âm, cách biểu diễn (cách nhấn, luyến, rung), về các loại đàn, bối cảnh sinh hoạt, thẩm mỹ, về cách giảng dạy. Theo Nguyễn Phúc thì tính dân tộc trong âm nhạc không thuộc về âm nhạc và âm thanh nhưng phải "đặt ra một vấn đề quan trọng." Rồi phải "đặt và giải quyết vấn đề (tư tưởng) của thời đại phù hợp với nguyện vọng và lợi ích tối cao của dân tộc, tức là đứng về phía chính nghĩa, đấu tranh cho một lý tưởng cao đẹp, cho một cuộc sống tốt lành." Vậy vẫn không liên hệ gì với âm thanh. Yếu tố thứ ba thì cũng có mặt âm thanh. Trước hết "tác phẩm phải dễ hiểu." Nói phải "đậm đà tính dân chủ" thì tôi chưa nắm được ý của ông. Ông viết rằng thế là "theo truyền thống lâu đời của dân tộc" nhưng sau đây ông viết rằng lâu đời Việt Nam là một xã hội phong kiến?

Vì "chủ nghĩa Mác Lê-Nin dẫn đường," vì "con người mới trong xã hội xã hội chủ nghĩa," ông cũng cho rằng ba hình thức nhạc truyền thống đã biến đi (theo từ điển nghĩa là "đột nhiên không thấy, không để lại dấu vết gì"). Ba hình thức vĩnh viễn ra đi là hát cô đầu, nhạc ma chay, và đồng bóng (hát chầu văn). Hình như ý của ông là ba hình thức ấy không có tính dân tộc. Nhưng các thể loại ấy được thay thế bằng "ca khúc mới, tổ khúc giao hưởng, giao hưởng thơ, giao hưởng lớn, nhạc cho phim, cho vũ kịch." Chắc ông không thể ngờ rằng 31 năm sau khi viết những chữ này thì một trong ba hình thức biến đi ấy được chính phủ Việt Nam và Liên hiệp quốc xét là một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có phải là "bản chất của hiện thực" cũng có thể thay đổi?

Không có nhận xét nào: