Cô ca sĩ này hát tiếng Anh và tiếng Hàn Quốc trên sân khấu Hàn Quốc. Tác giả của ca khúc này đã từng học nhạc ở nước Anh và Hà Lan. Nhạc này và ca từ này không có nét Việt Nam nào.
Tất nhiên nhìn các diễn viên trên sân khấu (nhất là vì biết tên của cô ca sĩ này) thì biết rõ đây là những diễn viên người Việt. Và (xin lỗi) có thêm hai nét phải gọi là Việt Nam. Thứ nhất là các người múa thì không ăn nhịp với nhau (có lẽ gu của tôi bị hư vì tôi thấy các diễn viên múa chuyên nghiệp trong các video r&b ở Mỹ). Nét thứ hai là có vài chỗ mà cô ca sĩ này hát tiếng Anh chưa chuẩn - angry nghe như anry, out nghe như oat.
Thật ra đây là một ca khúc rất hay. Hồ Ngọc Hà cũng hát rất hay--phong cách r&b của cô ấy rất phù hợp. Dương Khắc Linh, một người Việt kiều Hà Lan từng du học ở Anh, là một nhạc sĩ sáng tác và nhà sản xuất (producer) rất có tài năng. Ca từ tiếng Anh nghe tư nhiên--ngoài câu "Love you like any person would." Người ta hay nói "anybody" chứ phải "any person." "Any person" nghe lạ tai, nhưng làm thế cũng hợp lý vì nhạc phổ thông cũng đòi hỏi những thứ lạ tai để làm "hook" (nét quyến rũ). Và cụm từ "I wish I could take it back" cũng gây ấn tượng nghe rất thú vị. Những đọan rap thì tôi không ưa. (Tôi rất thích những ca khúc của Dương Khắc Linh trên đĩa của Liêu Anh Tuấn)
Chủ nghĩa quốc gia (nationalism) rất nặng ở xứ Việt. Vậy chắc nhiều người thấy vui thích khi biết tham gia một cuộc quốc tế như Asian Song Festival ở Hàn Quốc và hát tiếng Anh và tiếng Hàn nữa.
Nhưng vì hiện tượng này tôi tự đặt một câu hỏi hiện sinh (existential question) - nhạc Việt là cái gì? Hình như phải bỏ qua những quan niệm dân tộc tính và nghĩ rộng hơn như nhạc Việt là nhạc sản xuất trong và cho công động người Việt ở trong nước và ở xa xứ. Không cần thiết phải có nét ngôn ngữ ca từ và âm nhạc đặc trưng. Nhạc Việt chỉ cần đến những người Việt sản xuất và những thính giả người Việt thích nghe. Tôi nghĩ nếu là như thế thì không thành vấn đề gì. Tôi chỉ nghĩ rằng sự đón nhận, sự đánh giá của khán giả quốc tế (và các nhà nghiên cứu quốc tế) không quan trọng.
Nhưng nhiều nhà lý luận ở Việt Nam thấy khó chịu trong hoàn cảnh toàn cầu này.
Nguyễn Bỉnh Quân. "Tư duy nghệ thuật và tư duy toàn cầu" trong Văn hóa thời hội nhập (Nxb Trẻ, 2006) tr. 44-51.
tr. 48 Sứ mạng của nghệ thuật giờ đây là không hùa theo các trào lưu đại đồng hóa con người nữa mà giống như các nhà bảo vệ môi trường phải chăm chút cho những cái khác biệt, những nét bản sắc nhỏ bé mong manh nhất không bị "tuyệt chủng". Và mâu thuẫn mới là: để giữ những cái riêng cho mỗi cá nhân nghệ sĩ lại phải sống bằng và sống cùng tư duy kĩ trị, kinh (tế) trị, với sự thống trị của thế giới vật chất, sự lũng đoạn của thông tin được chế ra hàng loạt áp dụng toàn cầu và do phương Tây độc quyền. Cuộc [tr. 49]/ 'chiến' có vẻ không cân sức.
The mission of the arts nowadays is no longer to side with the movement to a global community of people, but, like environmentalists to nurse differences, so that the most fragile and tiny bits of coloring of the material world do not become "extinct". The new contradiction is: in order to hold on to the individual, for every performing artist who must live by and with the technical and economic ways of thinking with the governance of the material world, the control of mass manufactured information applied globally that is monopolized by the West. This "war" looks uneven.
Đúng là cuộc chiến này không cân sức, nhưng tôi thì ưa hòa bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét