I
a1
Cúi xuống Bow down
Cho máu ngược dòng
For blood to flow back on itself
Cho nước sông cạn nguồn
For river waters to exhaust their source
Cho cây khô trên cành trút lá bơ vơ
For dried out trees, helpless leaves pour down from their branches
a2
Cúi xuống
Bow down
Cho bóng đổ dài
For shadows to cast forth their length
Cho xót xa mặt trời
For the sun's torment
Cho da thơm trên người nay cũng phôi pha
For someone's sweet fragrance to fade as well
b
Cúi xuống
Bow down
Nghe đời nhấp nhô
Listen to life's oscillation
Nghe tim rạn vỡ
Listen to a heart fracture
Nghe trong tuổi nhỏ khóc oà
Listen midst a babe's cries
c1
Cúi xuống
Bow down
Trên bờ xót xa
Upon the tormented shore
Trên cơn lửa đỏ
Upon tongues of red flame
Trên khuôn mặt đã im lìm
Upon a face that was soundless
c2
Cúi xuống
Bow down
Nhìn sâu trong mắt
Look deeply into the eyes
Và nghe mưa bão tan đi trong đại dương
And hear the storm disperse on the high seas
a1
Cúi xuống
Bow down
Cúi xuống thật buồn
Bow down true sadness
Cho nước sông cuồn cuộn
For river waters to swirl
Hai mươi năm no tròn tuổi biết đau thương
Twenty years sate all life’s years of pain
a2
Cúi xuống
Bow down
Cho tắt nụ cười
For a smile to be extinguished
Cho chút da thịt người
For a little human flesh
Trong tan hoang vẫn còn bóng mát che ngang
Midst devastation there are still shadows to cover its extent
II
a1
Cúi xuống
Bow down
Cúi xuống thật gần
Bow down truly close
Cho trái tim dập dồn
For the heart to be frantic
Cho đam mê thay vào đổ nát quê hương
For passion to take the place of our native land's ruin
a2
Cúi xuống
Bow down
Cúi xuống thật gần
Bow down truly close
Cho chiếc hôn ngọt nồng
For this kiss to be sweet and warm
Cho trăm năm ưu phiền phút chốc hư không
For one hundred anguished years in an instant to be nothingness
b
Cúi xuống
Bow down
Cho tình dấy lên
For love to arise
Cho da thịt mềm
For flesh to be soft
Cho cơn mặn nồng ngất lịm
For fiery passion to swoon
c1
Cúi xuống
Bow down
Cho đời lãng quên
For life to forget
Cho mây trời chìm
For clouds to sink
Cho đêm mở hội âm thầm
For night to open its somber festival
c2
Cúi xuống
Bow down
Vùng non xanh mát
Mountain lands green and cool
Và cao tiếng hát cho cơn ưu phiền tan
And lift a voice in song to dissipate anguish
a1
Cúi xuống
Bow down
Cúi xuống thật gần
Bow down truly close
Cho tóc em bềnh bồng
For your hair to ripple
Cơn đau anh vui lòng bóng mát trên cao
My pain is pleased to shade you from high above
a2
Cúi xuống
Bow down
Cho đến bạc đầu
For when hair turns silver
Trên phút giây nhiệm mầu
Upon bewitching moments
Hai mươi năm xin còn một sớm thương nhau
Twenty years, please still love each other soon
Cấu trúc của "Cúi xuống thật gần" là A-B-A, các đoạn A gốm 10 ô nhịp, đoạn B gốm 12 ô nhịp. Đoạn A chia ra hai phận đều 5 ô nhịp gần giống nhau (ô nhịp 1-5, ô nhịp 6-10 [a1-a2]). Đoạn B chia ra ba phân, phân 1 rồi phận 2 và 3 gần giống nhau (ô nhịp 11-14, ô nhịp 15-18, ô nhịp 19-22 [b-c1-c2]).
Cấu trúc này không theo quy luật nhạc phổ thông là từng đoạn phải có 8 ô nhịp. Cái điều khác thường nhất là đoạn A với các bộ phận 5 ô nhịp. Tôi nghĩ rằng sự không có số ô nhịp chẵn tạo phép cho các nghệ sĩ hát đoạn A hát hay ngâm một cách khá tự do (và không theo một nhịp điệu nhất định như Boston chẳng hạn).
Về thang âm thì đoạn A theo ngũ cung E-G-A-B-D-E (và chỉ gốm 6 nốt ấy). Đoạn B thì gam có nhiều nốt hơn có thêm hai nốt F và C (E-F-G-A-B-C-D-E) thành điệu thức A thứ (cũng gọi là điệu thức aeolian). Đoạn A có những lúc nghe như là giọng hò hay ca Huế - hai nốt D-E lặp lại rồi nốt A là quảng năm đi xuống. Trong ô nhịp 2 lại có chuỗi nốt D-B-G là bộ ba trưởng của nhạc phương Tây. Phận a1, a2 và b đều bắt đầu với hai nốt D-E, các lần với hai chữ "cúi xuống." Hai nốt A-B cũng là quảng hai trưởng xây ra ở ô nhịp 2 (a1) và ô nhịp 7 (a2) rồi là hai nốt đầu của phận c1 và c2 (ô nhịp 15 và ô nhịp 19). Ở phận c1 và c2 thì A-B cũng làm vai trò của đôi nốt D-E ở trên là phổ hai chữ "cúi xuống."
Cặp nốt A-B được đi ngược thành B-A với chữ "xót xa" (ô nhịp 15-6), chữ "đã im" (ô nhịp 17). Rồi ở ô nhịp 19 thì hai nốt A-B được tiếp lặp lại với đôi chữ "sâu trong" (ô nhịp 19) và "nghe mưa" (ô nhịp 20). Lúc mà giai điệu trở xuống thì hai nốt được đi ngược B-A với hai chữ "tan đi" (ô nhịp 22).
Các khoảng quảng tư và quảng năm cũng có vai trò rất quan trọng trong bài "Cúi xuống thật gần." Trong ô nhịp 2 và 3 có hai quảng năm xuống đi song song với nhau E-A (máu ngược) và D-G (nước [sông] cạn). Mô-típ này được lặp lại ở ô nhịp 6 và 7. Phận b (ô nhịp 11) có quảng năm xuống và lên (E-[D]-A và A-E) đi song song với quảng 5 kéo dài ở ô nhịp 12 và 13 từ C xuống đến nốt F (qua nốt A). Mô hình này được biến đổi ở ô nhịp 17 và 18 từ D xuống đến G (qua nốt B và A).
Chuỗi nốt C-C-A-A-A-A-F-F trong ô nhịp 12-13 là một nét rất đặc biệt trong bài ca này. Từ nốt đầu đến ô nhịp 11 chỉ có năm nốt của ngũ cung. Giới thiệu nốt C và nhất là nốt F thì tăng cường xúc cảm vốn có trong giai điệu đi (với lời hát "nghe tim rạn vỡ / Nghe trong tuổi nhỏ khóc oà" và trong bộ lời thứ hai "Cho da thịt mềm / Cho cơn mặn nồng ngất lịm "). Trịnh Công Sơn viết một bộ ba trưởng để gây "bất ổn" trong giai điệu thì cũng thú vị. Đối với tôi lúc giai điệu này đến với nốt F ở ô nhịp 13 là chỗ đầy cảm xúc nhất trong bài ca này.
Bài hát này có hai cặp nốt quảng tư quan trọng là E-A và A-D. E-A thì như làm trụ trong giai điệu như mô hình A-E-A đi tiếp với A-D (A-E-A-D) ở ô nhịp 4 và 9. Rồi quảng tư xuống ấy kết thúc phận B (ô nhịp 13-14 "khóc oà). Rồi hai nốt E-A ghép với quảng tư khác là A-D để thành chuỗi E-A-[B]-D ở hai hai ô nhịp 19-20 làm một nét mới và rõ rét cho c2 là cái phận cuối cùng. Rồi phận c2 kết thúc với cái mô hình trụ của A-[G]-E-A.
Cũng có một cặp nốt đáng nên chú ý trong bài hát này là quảng ba thứ D-B xây ra ở các ô nhịp 2, 4, 7, 9 trong hai phận a1-a2. Trong trong hai phận c1-c2 thì quảng ba ấy làm vai trò khác. Ở ô nhịp 17 thì hai nốt D-B là thành phận của bộ ba D-B-G và ở ô nhịp 19-20 và 20-21 thì hai nốt ngược chiều (B-D) là thành phận ở giữa cái quảng tư A-D (A-B-D).
Trong tập Ca khúc Trịnh Công Sơn (Ân Tiêm, 1967) bài ca "Cúi xuống thật gần" có hai bộ lời; tập Tuyển tập những bài ca không năm tháng (Nxb Âm nhạc, 1995) chỉ có đoạn lời thứ nhất.
Khánh Ly có thu thanh bài "Cúi xuống thật gần" trong băng Hát cho quê hương Việt Nam (1969) với hai đoạn lời. Năm 2001 Bích Nga hát bài ca này trên một đĩa chủ đề Về nơi cuối trời chỉ hát đoạn lời thứ nhất. (Cả hai người hát bài này rất thành công).
Ca khúc Trịnh Công Sơn và Hát cho quê hương Việt Nam mà có cả hai đoạn lời là hai sản phẩm văn hóa chưa được cấp giấp phép lưu hành ở Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tuyển tập những bài ca không năm tháng và Về nơi cuối trời đã được giấy phép lưu hành ở Việt Nam mà chỉ có một bộ lời. Có phải đoạn lời thứ hai bị cấm? (Có phải bộ lời này bị cắt vì hai câu "Cho da thịt mềm / Cho cơn mặn nồng ngất lịm" bị cao là ca từ trụy lạc?)
Theo tôi nghĩ thì đoạn lời thứ 2 của bài hát này cần thiết lắm. Đoạn lời thứ nhất cũng stark (ảm đạm). Đoạn thứ 2 thì có tôi nghĩ có chất an ủi và tình người. Vì bài hát này có mặt trên băng Hát cho quê hương Việt Nam thì có lẽ "Cúi xuống thật gần" được có liên hệ với thể loại ca khúc da vàng. Chiến tranh nhất định là hậu cảnh của bài hát này. Nếu xem xét cả hai đoạn lời thì "Cúi xuống thật gần" cũng có thể coi như một tình ca. Hình như những ca khúc da vàng gốm những tình ca thời chiến tranh, những bài ca phản chiến, những bài ca đoàn kết và những bài ca triết ly. Dù có những nét tình ca tôi nghĩ rằng phải phân loại "Cúi xuống thật gần" là một bài ca triết ly.
Tôi dịch chữ "cúi" là bow, nhưng chắc dịch là bend hay tilt cũng được. Nếu dịch là bow thì vẫn giữ cái ý và cử chỉ tôn trọng. Tôi nghĩ rằng con người và các loại sinh vật cúi xuống vì nhiều lý do khác nhau:
1) thấy là một việc tốt cho mình, cho người xung quanh mình, cho nhân loại
2) tôn trọng cái gì đó
3) nhường, chấp nhận phải làm như thế
4) do trọng lực của quả đất, lực của thiên nhiên
5) bị xã hội hay thời thế ép buộc
Tôi không phân tích từng điểm ở trên nhưng tôi cũng nghĩ rằng cả nam lý do ở trên cũng có thể có hiệu quả để giải thích ý nghĩa của bài ca này.
Nếu thân thể mình bị (hay được) cúi xuống thì dĩ nhiên máu sẽ "ngược dòng," vòng tuần hoàn bị như thế thì trái tim có thể bị "cạn nguồn," bao giờ nước cạn thì cây sẽ "khô trút lá." Đây là những hình ảnh của sự tan ra, sự chết dần.
Sau đây có "xót xa," có "phôi pha." Chữ "bóng" trong "bóng đổ dài" có thể coi như một động từ được agency (tác động) kể cả là tác động của bóng tối. (Phận a2 cuối đoạn này và phận a1 của đoạn lời thứ 2 cũng có chữ bóng).
"Nhấp nô," "rạn vỡ," "khóc oà" đều giống nhau với cái ý xáo trộn, thức tỉnh, gây điều kiện thay đổi tình hình. (...it is only after many disturbances and long continued oscillations that the world is moved from one position of equilibrium to the other... chỉ sau nhiều rối loạn và những nhấp nhô liên tục kéo dại mà quả đất này sẽ được đổi chổ từ một vị trí thăng bằng sang một vị trí thăng bằng khác - Charles Taylor. Sources of the Self, trích Leslie Stephen. History of English Thought in the Eighteenth Century). Hoàng Thanh Tâm trong một bài thú vị về "Dục tính trong âm nhạc Trịnh" có viết rằng nhấp nhô "diễn tả rõ nhất hành động hoan lạc của đôi tình nhân." Không phải tôi không đồng ý nhưng tôi nghĩ rằng nhấp nhô ở đây cũng là một loại tan hoang, "rạn vỡ" cần thiết để đưa từng người bị thời thế làm khổ tâm được thoát tình trạng xung quanh.
Phận c1 có ba danh từ cụ thể là "bờ," rồi "lửa," rồi sang đến "khuôn mặt." Bờ thì lâu bền, lửa thì có "natural agency" (tác động thiên nhiên) để làm sáng, làm ấm, và để làm tan ra và biến đổi. Khuôn mặt thì không bền, không có tác động chỉ có tính mỏng mảnh rất con người.
Ở phận c2 thì mới có những điều an ủi - là được "nhìn sâu trong mắt," rồi "mưa bão" được "tan." Tôi đồng ý với nhận xét của Hoàng Thanh Tâm sự “tột đỉnh” trong câu này. Người Pháp gọi là "petite mort" (sự chết nhỏ nho) như một cách giải thoát về tinh thần.
Ở trên (a1) thì nước sông thì cạn nguồn, ở a1 thứ hai (ô nhịp 24-5) nước sông cuồn cuộn.
Ở hai chỗ trong bài ca này (và trong một số ca khúc khác cùng thời) Trịnh Công Sơn có viết đến "hai mươi năm." Hình như ý nghĩa của hai mươi năm là trọn thời thanh niên đã có chiến tranh từ năm 1945 đến 1965?
Cuối đoạn A có thêm một điều an ủi là "bóng mát che ngang." Ở trên đã có bóng đổ dài bây giờ bóng được mát và che được trạng thái "tan hoang" này. Nhưng cái gì bị tan hoang? Mưa bão ở trên có thể gây tan hoang. Hay sự tan hoang đối với thịt người (sự tan hoang của chiến tranh? hay sự tan hoang sau một cuộc làm tình [petit mort]) ở câu trên?
Đoạn lời thứ 2 tiếp theo rất là quan trọng. Trong đoạn lời này có hai chữ em và anh ("tóc em" và "đau anh") và chữ nhau ("thương nhau"), vậy mới biết cụ thể là bài ca này có cặp tình nhân. Và ở đoạn này mới có đôi chữ "thật gần" của tên bài ca.
Đây là một cuộc tình, một cuộc làm tình nhưng tôi thấy rằng một điều đáng chú ý là trong tình yêu này tôi không thấy ai khát khao mấy. "Trái tim dập dồn" thì có, nhưng niềm "đam mê" này thì không dành cho đôi tình nhân mà lại dành cho quê hương (quê hương trong trạng thái tan hoang như ở trên?). Sau đây có "chiếc hôn ngọt nồng" đi song song với sự tan rã (thành hư không) của trăm năm ưu phiền.
Như tôi viết ở trên phận b là đỉnh cảm xúc của giai điệu cũng là "tột đỉnh" (lời của Hoàng Thanh Tâm) trong ca từ này. Trong phận c1 tiếp theo có chụm từ "mở hội âm thầm." Hội ở đây có phải là cuộc gặp gỡ / giao lưu giữa cặp tình nhân. Nhưng lại âm thầm? Được gặp gỡ / giao lưu thì tại sao không hân hoan? Vì đời xung quanh? Hay hội này là những sinh hoạt của bóng tối bên ngoài (những tiếng bom đạn của chiến tranh?). Tôi sẽ đề cập đến vấn đề này say đây.
Phận c2 là cao điểm của niềm an ủi trong lời ca này. Ở đây thì "xanh mát" và có "tiếng hát" và các "ưu phiền" được tan - có phải là kết quả của cuộc gặp gỡ / giao lưu ở trên? Phận a1 tiếp theo thì còn "thật gần" và mới có "anh" và "em." Và hai đại từ này mô tả hình ảnh của cặp tình nhân một cách khá cụ thể.
Thông điệp của phận a2 của đoạn đầy hy vọng, khác với phận a2 kết thúc bộ lời thứ 1. Được "bạc đầu" là hạnh phúc vì được sống lâu (với nhau?). Ca từ ở đây cũng nhắc lại "phút giây nhiệm mầu." Hai người còn mong sẽ được "một sớm thương nhau."
Trong Sources of the Self, Charles Taylor viết về chủ nghĩa hiện đại là sự đối chiếu của những hình ảnh mới mẻ có cảm xúc và ý nghĩa phong phú. Ông cho rằng "finding a language for horror and destruction can be part of a fight for spiritual salvation" (phát hiện được ngôn ngữ cho những điều khủng khiếp và tan hoang có thể thành một bộ phận của một cuộc chiến cho sự cứu rỗi tinh thần, tr. 485). Ông nói đến những nhà trí thức, người sáng tạo cố gắng đạt tới sự hiện ra hiển linh (working towards epiphany) - sự phát hiện ra của cái gì nào đó cao siêu hơn (revelation of something higher, tr. 491).
Trịnh Công Sơn xen kẽ những hình ảnh của đau khổ, sự chết, sự tan hoang (ngược, cạn, khô, xót xa, phôi pha, rạn vỡ, đau thương, tắt, ưu phiền, âm thầm) với những hình ảnh khác của quan hệ tinh thần lẫn da thịt con người với con người.
Bài ca này có vài từ chính được lặp lại nhiều lần nhất là "cúi xuống" và "cho." Nghĩ bao quát về "Cúi xuống thật gần" là bài hát này viết về một cuộc làm lễ. Cũng có thể là một cuộc lễ tế. Cúi xuống để nhường và để hiến mình. Và tất cả là "cho" và đối tượng của các chữ "cho" trong bài ca này rất phong phú.
Francois Jullien viết về khái niệm xưa trong triết ly Trung Quốc của chữ "dưỡng sinh" trong quyển Vital Nourishment: Departing From Happiness (Arthur Goldhammer dịch sang tiếng anh - Zone Books, 2007). Ông dịch dưỡng sinh [養生] là vital (thuộc về sự sống) nourishment (nuôi dưỡng). "To feed one's life" does not mean to strive to enhance or prolong it, to seek to force life to sustain itself and endure. Indeed, it is only through de-willing, de-possession, that life can sustain itself and endure." ("Để "dưỡng sinh" không có ý nghĩa là phấn đấu để nâng cao hay kéo dài nó [sự sống], để tìm cách để bắt sự sống duy trì và tôn tại. Thật ra, chỉ do sự phi ý chí, phi sở hữu mà sự sống có điều kiện để tự duy trì và tôn tại." tr. 34). Để được dưỡng sinh người ta phải "allow life to come and go within him" ("để sự sống đến và đi trong chính mình." tr. 37).
Tôi không hiểu tại sao tôi thấy cái chữ "cho" trong bài này cũng phức tạp. Nếu "cho" một cách tự nguyện thì ý nghĩa là như thả hay để, nhưng nếu "cho" là một việc bắt buộc thì là như "làm" hay "gây." Nói "bắt buộc" thì hơi nặng - có lẽ chữ "chấp nhận" đúng hơn. Tôi thấy bài ca này có sự thăng bằng giữa hai điểm tự nguyện và chấp nhận. Như là phi ý chí, phi sở hữu. Con sông trong bài ca này vừa cạn nguồn, vừa cuồn cuộn.
Chữ "xin" trong câu cuối thì vỡ trạng thái thăng bằng này - xin là muốn có. Phi ý chí, phi sở hữu thì phải bỏ. Xin là như một lời cầu nguyện trong lễ tế. Và xin cái gì? Tình thương. Xin thế nào? "Sớm," nghĩa là thúc giục là khao khát. Chữ "nhau" thì là cặp tình nhân, phải không? Nhưng bài ca này cũng có chất "chung" do "đổ nát quê hương", do trạng thái "hai mươi năm ... đau thương."
Theo cách giải thích của ông Jullien thì niềm tình thương này là của triết ly Tây không phải theo ý immanence (nội tại) của triết ly Trung Quốc xưa. Niềm tình thương và các món dâng hiến đều là những điều phản ứng, những kết quả của cảm xúc. Song tình trạng nội tại đòi hỏi sự tiếp xúc và phù hợp với những quá trình thiên nhiên vĩnh cửu. Như vậy bài ca vừa tích lũy, vừa tiêu dung (hay tế cúng) dưỡng sinh. Đây là sự cứu vãn và cứu rỗi của phương Tây qua sự hy sinh / phép dâng hiến (con-sacré -- con là co- [cùng] sacré là sacred [thiêng liêng] - thiêng liêng cùng nhau.)
Thật ra tôi mới quan tâm đến bài hát "Cúi xuống thật gần" là do Nguyễn Ngọc Tư viết một bài "Gỡ bỏ cho nhẹ bớt." Cô Tư mô tả cảm giác nghe bài này do Khánh Ly qua loa ở vỉa hè và nhắc đến và biểu lộ sự đồng cảm với một người bán băng/đĩa cho rằng nhạc "nghe khỏe." Tôi nghĩ rằng tác giả này thích sự không trang điểm của tiếng hát Khánh Ly và của ban nhạc đệm trong băng này. Những lời ca này cũng không trang điểm mấy. Nhưng cũng có thể là do có cảm giác của chất dinh dưỡng sẵn có trong bài ca này?
Bài viết này cũng phức tạp. Tôi xin lỗi nếu có chỗ nào khó hiểu. Nếu tiếng Việt của tôi có thiếu xót nào, xin báo cáo.
Hogan on Holmes, Frankfurter, and Both Harlans
20 phút trước
2 nhận xét:
Chúng tôi rất thích bài viết này của bạn và muốn xin phép được đi lại trên website tcs-home.org để chia sẽ với độc giả chúng tôi. Dỉ nhiên chúng tôi sẽ trích dẫn nguồn từ blog này của bạn. Cao Thiện Phước, BBT www.tcs-home.org
Bạn Phước muốn sử dụng đến bài này thì cũng được. Tôi chỉ e rằng cách viết tiếng Việt của tôi chưa chuẩn lắm, vậy xin các bạn sửa lại những chỗ đọc không ổn.
Đăng nhận xét