26 tháng 4, 2016

trích The Will of Heaven (Mệnh trời: Chuyện của một người Việt và sự kết thúc của một lối sống) - Nguyễn Ngọc Ngạn (1982)

But Tran Van Loc, a pianist and composer in his mid-thirties, lived among us like a shadow. Quiet and reclusive, he seemed to live in some remote, interior world that I vaguely sensed to be that of the creative spirit. I had talked with Loc but once. His trouble with the communists, I learned, stemmed from the fact that he had frequently played for some of the American military clubs in Saigon, Long Binh, and Bien Hoa. Loc seemed reluctant to talk about himself or his experiences, however, and our conversation had been rather brief. (tr. 130-1)

Nhưng Trần Văn Lộc, một tay dương cầm và nhạc sĩ sáng tác tuổi ba mươi mấy, sống với chúng tôi như một chiếc bóng.  Im lặng và xa lánh, dường như anh ta sống trong nội tâm riêng tư và xa xăm mà tôi ngờ ngợ cảm tưởng là một tâm hồn sáng tạo.  Vấn đề của anh đối với cộng sản theo tôi được nghe thì gốc từ sự kiện anh ta thường chơi nhạc trong một số cậu lạc bộ quân đội Mỹ ở Sài Gòn, Long Bình, và Biên Hòa.  Lộc có vẻ miễn cưỡng tâm sự về mình hay kinh nghiện của mình dù đến đâu và các cuộc chuyện trò giữa chúng tôi rất ngắn. 

nguồn: Nguyen Ngoc Ngan and E. E. Richey, The Will of Heaven: The Story of One Vietnamese and the End of His World [Mệnh trời: Chuyện của một người Việt và sự kết thúc của một đời sống] (Dutton, 1982).


The Will of Heaven được gọi là hồi ký trại cải tạo.  Tôi cũng nghĩ rằng nhiều chuyện trong quyển này phản ánh đời sống trại tập trung cải tạo.  Nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn là một nhà văn viết tiểu thuyết.  Trang Wikipedia về ông cho rằng The Will of Heaven là một "tiểu thuyết tiếng Anh."

Tôi chưa nghe đến người nhạc sĩ nào tên là Trần Văn Lộc.  Tôi cũng chưa lần nào nghe đến một nhạc sĩ / nghệ sĩ Việt Nam bị giam, bị cải tạo chỉ vì việc chơi nhạc để phục vụ lính Mỹ.  Vài trang nữa trong hồi ký / tiểu thuyết này, nhạc sĩ Trần Văn Lộc tự tử.  Đã có một số nhạc sĩ Việt Nam chết ở trại cải tạo (Minh Kỳ, Minh Nhựt và Thục Vũ chẳng hạn) nhưng tôi chưa nghe đến nhạc sĩ nào tự tử khi bị giam.

Như vậy không biết Trần Văn Lộc là một nhân vật bịa đặt, hay Trần Văn Lộc là bí danh của một người có thật?  Hay toàn câu chuyện về Trần Văn Lộc là một truyện bịa?  Ranh giới giữa cái sự thật và điều tưởng tượng nằm ở đâu?

Không có nhận xét nào: