Tôi bắn hắn rồi
I shot the bum
Những ngày xưa thân ái
Cherished days long ago
Không ngăn nổi tay tôi
Did not hinder my hand
Những ngày xưa thân ái
Cherished days long ago
Chắc hắn quên rồi
Probably that bum has already forgotten
Riêng tôi, tôi nhớ:
As for me, I remember:
Đồng làng mênh mông biển lúa
Village fields vast, an ocean of rice stalks
Sương mai đáp trắng cỏ đường
The morrow's dew set white on the grassy path
Hai đứa tôi,
The two of us,
Sách vở cặp chung
School books under both our arms
Áo quần nhàu giấc ngủ
Clothes rumpled from sleep
Song song bước nhỏ chân trần
Side by side, small barefoot steps
Gói cơm mo mẹ vắt xách tùng tơn
Rice bundled in areca leaves twisted by our mothers
Nón rộng hỏng quai
Wide hats with broken straps
Trong túi hộp diêm nhốt dế
In our pockets, crickets caged in match boxes
Những ngày xưa êm đẹp thế
Days long ago, so calm and beautiful
Không đem chung hai đứa một ngày mai
Didn't bring the two of us to a shared tomorrow.
Hắn bỏ làng theo giặc mấy năm nay
He had abandoned the village to follow the enemy for the past few years
Tôi buồn tôi giận,
I was sad, I was angry
Đêm nay gặp hắn,
Tonight upon meeting him
Tôi bắn hắn rồi
I shot him
Những ngày xưa thân ái
Cherished days of long ago
Không ngăn nổi tay tôi
Did not hinder my hand
Xác hắn nằm bờ ruộng
His corpse lay at the field's edge
Không phải hắn thuở xưa
It's not him of long ago
Tôi cúi nhìn mặt hắn
I bent down to look at his face
Tiếc hắn thời ấu thơ.
Regretted him those youthful days.
nguồn: "Thơ thời chống Pháp," Dựng nước giữ nước.
Bạn giết bạn. Tôi chưa thấy tư liệu nào chứng tỏ rõ hơn tư liệu này là Việt Nam từng có một cuộc nội chiến kéo dài từ năm 1945 đến bây giờ.
Theo Từ điển Tiếng Việt Thông dụng (Nxb Giáo dục, 1996) từ giặc có nghĩa là "bọn người tổ chức thành lực lượng vũ trang chuyên cướp phá, gây tai họa cho bản làng, thôn xóm, quê hương, đất nước." Nghĩa là lực lượng nào cầm vũ khí, cung cấp vũ khí gây tai họa cho dân lành. Vậy hai chính phủ bắc nam, hai bên của màn sắt đều là giặc. Có chiến tranh thì dân bị tai họa. Bên nào có trách nhiệm ít hay nhiều có sao không?
Vì "hắn bỏ làng theo giặc." Giặc ở đây cụ thể là như thế nào? Là Pháp? Là chính quyền Bảo Đại?
Hai người lớn lên chung một môi trường, chung một lý tưởng. Rồi hai người hai bên. Người kể trong bài thơ này phải chứng minh là mình giết người bạn xưa vì một lý do cao cả nào đó. Hay vì người bạn ngày xưa thành một vật chưa phải là con người.
"Riêng tôi, tôi nhớ." Đây có nghĩa là người bạn xưa lớn lên chung một môi trường mà theo một lý tưởng khác, như thế là người kia vốn có cái gì nào đó lệch với vận mệnh dân tộc. Người đó phản bội cái gì nào đó rất thiêng liêng (nhưng khó tả), một cái gì nào đó không thể chối cãi được. Nhưng người đó cứ chối cãi.
Có lẽ cái điều nổi bật nhất là cách mô tả những ngày xưa thân ái. Toàn là hình ảnh của thôn xóm nghèo Việt truyền thống. Đồng làng, học trò cặp sách, người mẹ hiền lo cho con, hộp dế, "nón rộng hỏng quai." Toàn nghe rất đẹp tai. (Thực ra "những ngày xưa êm đẹp thế" được bởi sự cai trị của giặc Pháp. Thời vua chúa, Việt Nam không được êm lắm.)
Nếu không biết hoàn cảnh lịch sử của bài thơ thì khó biết người của bên nào bỏ làng, người của bên nào bắn. Theo một cách nhìn có lẽ hắn đi theo Cộng sản rồi về và bị bắn. Nhưng vì tôi biết lịch sử của thuở ấy tôi biết là việc ám sát kẻ thù là chiến thuật bình thường của bên Việt Minh / Cộng Sản.
Một dịp khác tôi phải viết về bài ca của Phạm Thế Mỹ.
28-12. Các Thánh Anh Hài (Tv. 123) – Huy Hoàng.
1 giờ trước
1 nhận xét:
Liệu "Những ngày xưa thân ái" của Phạm Thế Mĩ liên quan/ lấy cảm hứng từ bài thơ này không?
Đăng nhận xét