1 tháng 2, 2015

Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây (East Trường Sơn, West Trường Sơn) - Phạm Tiến Duật (1969)

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
We both spread our hammocks in Trường Sơn’s forests
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Two of us at two distant points
Ðường ra trận mùa này đẹp lắm
The road to battle this season is quite beautiful
Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây
East Trường Sơn misses west Trường Sơn

Một dãy núi mà hai màu mây
One mountain range, but the clouds are of two colors
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
One place sunny, the other in rain, the air’s also different
Như anh với em, như Nam với Bắc
Like you and I, like the South and North
Như Ðông với Tây một dải rừng liền.
Like East with West one strip of continuous forest

Trường Sơn Tây anh đi, thương em[1]
To West Trường Sơn I’ve gone, I feel tenderness for you
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Over there it rains alot, the road where we carry rice
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Mosquitos fly through the old forest so you wear your sleeves long
Rau hết rồi, em có lấy măng không?
When the vegetables ran out, did you get bamboo shoots?

Em thương anh bên tây mùa đông[2]
You feel tenderness for me on the westside in winter
Nước khe cạn, bướm bay lèn đá[3]
The brook's gone dry, butterflies fly clustering at the stone
Biết lòng anh say miền đất lạ
You know my heart's moved by this unusual land
Chắc em lo đường chắn bom thù
You’re probably worried that the road is blocked by the enemy’s bombs

Anh lên xe, trời đổ cơn mưa
As I board the truck, it’s pouring rain
Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ;
The windshild wipers wipe away my longing;
Em xuống núi nắng về rực rỡ
You go down the mountain the sunlight returns in glory
Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.
The underbrush wards off your private feelings.

Ðông sang tây không phải đường thư:
Going East to West isn’t a postal road:
Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo
There's a road carrying ammunition and a road carrying rice
Ðông Trường Sơn, cô gái "ba sẵn sàng" xanh áo
East Trường Sơn, girls of “three readies” blouses green
Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh,[4]
West Trường Sơn, the foot soldiers and their green shirts

Từ nơi em gửi đến nơi anh[5]
From my place sent to yours
Những đoàn quân trùng trùng ra trận[6]
Countless units go out to battle
Như tình yêu nối lời vô tận
Like love connected with boundless words
Ðông Trường Sơn nối tây Trường Sơn.
East Trường Sơn is connected with West Trường Sơn

nguồn: Phạm Tiến Duật, Vần trăng và những quầng lửa: Thơ (Tái bản có bổ xung, sửa chữa) (Nxb Văn học, 1983).

[1] Phổ thơ, Hoàng Hiệp lập lại hai chữ "thương em."
[2] Hoàng Hiệp xen chữ "Còn" ở đầu câu thơ này.
[3] Hoàng Hiệp đổi câu này thành:
Bướm khe cạn nước bay lèn đá
Butterflies in the cracks of the dried out stream bed carved from rock
[4] Khi phổ thơ Hoàng Hiệp bỏ cắt đoạn thơ này.
[5] Hoàng Hiệp đổi câu này thành:
Từ bên em đưa sang bên nơi anh
From your side over to mine
[6] Hai chữ "trùng trùng" được đổi thành "nối nhau" để tương tự với đôi chữ "nối lời" trong câu sau.

nguồn: Hoàng Hiệp, Tuyển tập 100 ca khúc (Nxb Văn nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, 1995).


Bài thơ 7 đoạn gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ.  Như thất ngôn tứ tuyệt, song có cách hiệp vần khác. Trong các đoạn, chữ cuối ở hai câu 2 và 3 ăn vần với nhau.  Và chữ cuối của các đoạn cũng hiệp vần với từ cuối của câu đầu của đoạn sau.  Một cấu trúc như thế sẽ làm cho một bài thơ được dễ thuộc. Chắc nhờ truyền miệng, bài thơ này đã được nhiều người biết đến trước khi Hoàng Hiệp chọn ra để làm bài ca.

Tôi dịch bài thơ này theo quan điểm của người "anh."  Tác giả là một người đàn ông, và chữ "anh" xuất hiện trước chữ "em."  Nhưng nếu dịch như "em" là người kể / người hát thì chắc cũng được.  Đó là một cái hay của tiếng Việt.  Và khi thành bài thơ thành lời ca, những lời ca này rất dễ thành song ca.

Bài thơ này rất hay về kể đúng về tình hình của những người sống vất vả khi xuống và lên con đường Trường Sơn - tức là Hồ Chí Minh Trail.  Mặc dù mô tả nhiều gian khổ - thiếu ăn, thiếu nước, muỗi đốt, hố bom.  Các khó khăn được nhắc đến được kể đến một cách hấp dẫn và tự nhiên.  Các hình ảnh trong bài thơ "Trường Sơn đông, Trường Sơn tây" như mình có mặt ở nơi xa lạ và khổ sợ này và biết lòng của hai tình nhân này.

Ba sẵn sàng là một phương châm phổ biến từ năm 1965 - Sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu và sẵn sàng làm bất cứ việc gì Tổ quốc cần đến.  Đi trên đường Trường Sơn có nghĩa là đã đi "bất cứ nơi nào" rồi.

Bài thơ này có tính lạc quan - vậy trời phải đẹp.  Song có lẽ trời đẹp chính vì hai người thương nhau và hăng hái nhiệm vụ.  Mặc dù bị thiếu thốn, khó khăn hai người chỉ biết vượt qua hay mặc kệ - muỗi đốt nhiều, đơn giản là làm tay áo dài, thiếu thực phẩm - cố tìm măng.  Thế hệ thanh niên lúc bấy giờ đâu có ai được đi du lịch.  Ít ai được đến một gốc heo lánh xứ Việt như Trường Sơn - thì cảnh này vừa đẹp, vừa lạ và chắc rất huyền bí

Một điều ẩn dụ về cảm thương của hai đứa - trời đổ mưa (không còn đẹp trời) nghĩa là buồn trong lòng, song có gạt nước sẵn sàng xua đi nước và nỗi nhớ.  Hai giấu tình thương mình dưới nhành cây.

Đối với tôi, câu "Nước khe cạn, bướm bay lèn đá" là ý nổi bật nhất.  Nhà thơ Phạm Tiến Duật giải thích như sau:
Bài thơ được viết sau nhiều chặng đường vượt rừng gian nan. Cho đến nỗi, nếu chưa từng ở rừng, vượt rừng thì khó bề thông cảm hết với thơ ấy, bài ấy. Chẳng hạn như câu này: Nước khe cạn, bướm bay lèn đá không phải là một câu thơ tả đẹp mà là một quan sát đáng run sợ của lính trinh sát. Nếu thấy cảnh ấy vào lúc chập chiều thì cầm chắc là đói vì không thể có nước nấu cơm. Mười cây số vuông quanh đí không thể có nguồn nước. [nguồn: Phạm Tiến Duật, "Đôi chi tiết về bài thơ Trường Sơn đông - Trường Sơn tây," Văn nghệ Quân Đội (23 tháng 12 2013)].
Các con bướm cũng vất vả tìm đến nước trên đá.  Con người có thể làm gì hơn?

Tóm tắt lại các đoạn thơ:

1) Hai người đi trên đường Trường Sơn

2) Hai đường Trường Sơn khác nhau

3) Bên đông trời mưa, nhiều muỗi

4) Bên tây khô, đường bị căn vì bom

5) Hai người có cách để nén lại nỗi buồn nỗi nhớ

6) Người của hai đường có nhiệm vụ khác nhau

7) Tình yêu thương của hai người là như số lượng các người sẵn sàng xuống đường Trường Sơn.

Khi thành bài ca của Hoàng Hiệp thì đoạn 6 mà giải thích nhiệm vụ bị cắt bỏ.  Giai điệu này rất nhịp nhàng chỉ kéo dài các lời cuối câu và một số ít chỗ khác.  Đoạn 3 có câu "Trường Sơn tây anh đi, thương em" hai chữ "đi" và "thương" được kéo dài.  Đoạn 5 có câu đối "Anh lên xe ..." và "Em xuống núi" có hai chữ "xe" và "núi" được kéo dài.  Vậy bài ca nhấn mạnh tình thương và nhấn mạnh hai cách nín lại tình thương đó.  Rồi chữ "nối" (Đông Trường Sơn nối Tây Trường) cũng được nhấn mạnh và kéo dài.  Chữ "nối" không chỉ thuộc về địa lý mà lại gắn liền với nỗi nhớ hai người.
Nghe bài ca này qua giọng hát Quốc Hương mới hay.

Không có nhận xét nào: