Nhiều người đọc Kim-Anh Lệ-Sử cho là một quyển tiểu thuyết rất có giá trị, của ông Trọng Khiêm soạn, đã được hội Khai trí Tiến đức ban thưởng và đã có nhà danh sĩ dịch mấy đoạn ra Pháp văn. Bây giờ bản hội cho đêm diễn trên sân khấu chắc được quý khách hoan nghênh.
Sách Kim-Anh Lệ-Sử tác giả có gửi bán tại bản rạp.
Hội hát Sán
Nhiên Đài, Chấn Hưng, 18 ngõ Mã Mây, Hanoi
nguồn: Hà Thành ngọ báo, 7 juillet 1927, 2
"Rạp Sán Nhiên Đài tối hôm qua"
Tối hôm qua, rạp Sán Nhiên Đài diễn tích "Kim-anh-lệ-sử" để khánh thành rạp hát mới tổ chức lại, có mới các quan khách đến xem đông lắm. Đúng 8 giờ thì khai diễn Các vai trò ra đóng đều là những tay lão luyện cả, nên tuy diễn tích "Kim anh-lệ-sử" lần ày là lần đầu, mà nhiều vai đóng được thật giỏi, thật thạo, ai cũng phải khen. Vai Kim-anh đóng thật ra vẻ một người liễu yếu đào tơ, con nhà khuê các, giọng than vãn lại chính là cái sở tràng của người đóng vai ấy xưa nay. Vai quan Huyện, vai thầy Đề thật đã khéo tả ... -- Lại mấy anh công tử phá gia, con mẹ hàng nem giả danh buôn bán, làm nghề lầu xanh, thì thật đúng với cái cảnh ở đất Hà thành ngày nay lắm.
Rạp Sán nhiên đài cải lương lại như thế, chắc từ rầy phải đông khách đắt hàng.
Hà Thành ngọ báo, 8 juillet 1927, 2
rạp Sán Nhiên Đài (nguồn: VietArch)
Liên hồi không cần phải nói ai cũng biết cái giá trị vở cải lương Kim Anh này là hay vì bản hội đã diễn nhiều lần mà lần nào cũng được các quý khách ken ngợi.
Nay hồi thứ hai đã soạn song, các bạn hát đã luyện tập rất công phu, nên bản hội xin diễn hai tối Kim Anh liên hồi:
Có lắm điệu bộ rất tài tình.
Có lắm câu hát rất êm ái.
Có lắm đoạn khôi hài cười vỡ bụng.
Hà Thành ngọ báo (1 septembre 1927), tr. 2.
Hiện nay nhắc đến thể loại chèo cải lương thì có tên Nguyễn Đình Nghị đi song song theo. Nguyễn Đình Nghị sáng tác và dàn dựng nhiều vở chèo và chắc là người chế tạo phong cách hát chèo này. Nhưng hình như chèo cải lương là một phong trào cũng được bao gồm nhiều người nữa.
Lượt qua các trang báo cũ trên mạng tôi được biết đến vở chèo cải lương ở trên. Kim Anh lệ sử tựa vào một trong những tiểu thuyết sớm nhất của nền văn chương Việt Nam của Trọng Khiêm xuất bản năm 1924 (Hanoi: Đông-kinh ấn-quán). Kim Anh lệ sử giờ đây chỉ được các nhà sử văn chương Việt nhắc đến - thí dụ nó thuộc vào các "đột phá bị lãng quên" trong công việc nghiên cứu của Vương Trí Nhàn. Ông ấy cũng nhắc đến ảnh hưởng đương đại của quyển tiểu thuyết này mặc dù tác phẩm này không có số phận sống lâu như quyển Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách (xem "Ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa trong sự hình thành tiểu thuyết Việt Nam trước 1930" Talawas 31 tháng 10 2006).
Phạm Thị Ngoạn tóm lại cốt chuyện của Kim Anh lệ sử như sau:
rạp Sán Nhiên Đài (nguồn: VietArch)
Kim Anh Lệ Sử
Liên hồi không cần phải nói ai cũng biết cái giá trị vở cải lương Kim Anh này là hay vì bản hội đã diễn nhiều lần mà lần nào cũng được các quý khách ken ngợi.
Nay hồi thứ hai đã soạn song, các bạn hát đã luyện tập rất công phu, nên bản hội xin diễn hai tối Kim Anh liên hồi:
Có lắm điệu bộ rất tài tình.
Có lắm câu hát rất êm ái.
Có lắm đoạn khôi hài cười vỡ bụng.
Hà Thành ngọ báo (1 septembre 1927), tr. 2.
Hiện nay nhắc đến thể loại chèo cải lương thì có tên Nguyễn Đình Nghị đi song song theo. Nguyễn Đình Nghị sáng tác và dàn dựng nhiều vở chèo và chắc là người chế tạo phong cách hát chèo này. Nhưng hình như chèo cải lương là một phong trào cũng được bao gồm nhiều người nữa.
Lượt qua các trang báo cũ trên mạng tôi được biết đến vở chèo cải lương ở trên. Kim Anh lệ sử tựa vào một trong những tiểu thuyết sớm nhất của nền văn chương Việt Nam của Trọng Khiêm xuất bản năm 1924 (Hanoi: Đông-kinh ấn-quán). Kim Anh lệ sử giờ đây chỉ được các nhà sử văn chương Việt nhắc đến - thí dụ nó thuộc vào các "đột phá bị lãng quên" trong công việc nghiên cứu của Vương Trí Nhàn. Ông ấy cũng nhắc đến ảnh hưởng đương đại của quyển tiểu thuyết này mặc dù tác phẩm này không có số phận sống lâu như quyển Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách (xem "Ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa trong sự hình thành tiểu thuyết Việt Nam trước 1930" Talawas 31 tháng 10 2006).
Phạm Thị Ngoạn tóm lại cốt chuyện của Kim Anh lệ sử như sau:
Trọng Khiêm kể chuyện một cô gái 17 tuổi, tình trạng chẳng khác nàng Kiều trong truyện của Nguyễn Du. Mặc dù không muốn, nhưng gia cảnh là tai ương đã dồn nàng tới một cuộc sống sa ngã, giang hồ. Bằng một ngòi bút sắc bén, Trọng Khiêm lợi dụng hoàn cảnh để mô tả những tệ đoan trong xã hội Việt Nam thời đó; ông đả kích tham nhũng, hối lộ và lên án những người làm quan mà không xứng đáng với sứ mệnh (Tìm hiểu tạp chí Nam Phong 1917-1934. [1971]).
Vậy tiểu thuyết này thuộc vào loại "tình cảm xã hội" cũng có ý nhiều chất tiến bộ, phê bình các nạn xã hội thuở ấy (mà tồn tại đến bây giờ).
Quảng cáo kịch chèo cải lương này, Hội Sán Nhiên Đài nói đến "giá trị" của tiểu thuyết Kim Anh lệ sử và cũng nhấn mạnh việc có một số đoạn trong sách này được dịch sang tiếng Pháp. Năm 1927 thì chắc cái số người đọc tiểu thuyết ở Hà Nội không nhiều lắm. Nhưng trong thời gian này tác phẩm này được biết đến và được đánh giá cao. Thực ra Trọng Khiêm đã thành như một người vô danh với chúng ta hiện nay, nhưng chắc tác giả này có mặt lúc tác phẩm này được sửa soạn thành vở kịch hát theo các làn điệu chèo. Đây cũng là dịp để bán thêm sách tại rạp khi khán giả đến xem kịch.
Ý chính tôi muốn trình bày 02y là chúng ta biết rất ít về ngày xưa, mặc dù ngày xưa không xưa lắm. Có tiêu sử nào của Trọng Khiêm không - có thông tin nào về đời ông? Chúng ta được hiểu biết về chèo cải lương không? Không chỉ có riêng Nguyễn Đình Nghị soạn và biểu diễn chèo cải lương. Thực ra hiện nay thì khó biết chèo cải lương là thế nào? Hình như nó là phong trào để làm cho một loại nghệ thuật không hoàn toàn thích hợp với đời sống tinh thần dân thành thị được phù hợp với thời cuộc. Một cách để "cải lương" hát chèo là lấy văn chương đương đại làm nội dung. Hiện nay có soạn giả chèo nào soạn kịch hát chèo theo nội dung hiện đại không? Nếu không phải như vậy các tác phẩm hát chèo thành "những tác phẩm nghệ thuật đã bị rút lui khỏi vận động của cuộc sống và tách lìa với nguy cơ của thời gian" thành "ổn cố trong một sự thường hằng mà thiếu vắng đời sống" (trích Maurice Blanchot).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét