20 tháng 4, 2014

Phòng thâu băng nhạc - Sài Gòn

Link to Slide
Phòng thâu băng nhạc Liên Hoa
  Link to Slide
Phòng thâu băng nhạc Trinh Quan.  Băng nhạc Cassette.  Cartridge 8 Track.  Stereo Mono.

nguồn: Richard E. Wood Collection, The Vietnam Center and Archive.

Băng cát xét là một kỷ thuật âm thanh rất quan trọng, nhất là trong thời gian chưa có đĩa CD.  Các băng cát xét được giới thiệu vào thị trường Mỹ từ năm 1966.


Tôi không biết rõ phương tiện thu thanh này đến Việt Nam tự bao giờ, nhưng chắc phải có từ năm 1969 gì đó.  Khác với đĩa than, đĩa nhựa, băng cát xét cho người tiêu thụ khả năng thu lại âm thanh tùy ý.  Vậy đến khi mà người tiêu thụ được chuyển âm thanh theo phương tiện máy tính, các băng cát xét được rất phổ biên.

Ở miền nam Việt Nam trước 1975 các trung tâm âm nhạc lấy các băng cối gốc để thu làm lại các chương trình âm nhạc trên băng cát xét theo ý của người mua.  Ở trên có tấm ảnh hai trung tâm chia phôi âm nhạc ở Sài Gòn trong khoảng thời gian ấy.  Băng 8 Track có đời sống ngắn hơn, dù 8-track có cái hay là được quay lại mãi không cần mở lại.  (Còn ai giữ được băng nhạc 8-track nhạc Việt không?)

Tôi không biết các địa điểm có phải là cửa hàng đại lý, hay họ thu lại và phân phôi âm nhạc một cách bất hợp pháp.  Phương tiện thu băng cát xét là một kỷ thuật đổi đời.  Việc thu trên đĩa hay băng cối đắt tương đối.  Băng cát xét tạo điều kiện rất nhiều người bình dân được nghe và thu lại âm nhạc.

Tôi không biết bằng cách nào, nhưng đã có người Việt tỵ nạn từ 1975 sưu tầm và giữ được một số chương trình nhạc Việt trên băng cát xét.  Họ làm kinh doanh bằng việc thu lại và phân phôi nhạc trước 1975 cho cộng ̣đồng hải ngoại được thưởng thức.  Tất nhiên đây cũng bất hợp pháp -- các nhạc sĩ, ca sĩ không được xu hay đô la nào -- nhưng như thế được làm cho nhạc tiền 30 tháng 4 1975 được cứ phổ thông trong giới yêu nhạc. 

Một điều chắc chắn là hàng hóa của hai tiệm ở trên đã bị triệt để tịch thu sau biến cuối tháng tư.  Tôi cũng sẽ không ngạc nhiên nếu các văn hóa phẩm bán trong các tiệm này bị đào hay đốt.  Nhạc này là vết tích của một nền văn hóa nô dịch, nọc độc của bọn thực dân mới không được phép tồn tại ở Việt Nam từ đầu tháng 5 1975.

Không có nhận xét nào: