30 tháng 8, 2012

tấm ảnh từ John W. Glenn Collection, phận 2

 

Xuân Mậu Thân



cậu bé đem cơn ra đồng




cô bé giặt quần áo trong cái máng

ông già bổ củi


chân người Giao Chỉ



bắt chấy cho nhau
















bếp Việt Nam

hai cậu bé chơi vòng

Nguồn: John W. Glenn Collection, Vietnam Archive and Museum.

28 tháng 8, 2012

Bất chợt trên bến đò ngang (Suddenly At The Ferry Crossing) - Đynh Trầm Ca

Chiều qua bến đò ngang
Evening passing the ferry crossing
tình cờ nghe bài hát cũ
by chance I heard an old song
người hành khất mù và cô gái nhỏ
a beggar and a little girl
cây guitar lạc phím
a guitar, out of tune
cũ mèm
quite old
chiếc thau nhôm móp méo
a misshapen aluminum basin
vàng ố
stained yellow
những đồng tiền
some loose change

Cô bé hát
The girl sang
nỗi đau mênh mông của người tình phụ
of the endless pain of a lover spurned
chiều bay mưa hiu hắt dòng sông
evening drizzle wafts across the river
khách qua đò cuối năm lưa thưa
ferry passengers at year's end are sparse
có người dừng lại
someone pauses
mở bóp
opens their wallet
tôi cho tay vào túi
I put my hands into my pockets
rỗng không
empty

Mấy mươi năm rồi người con gái qua sông
For dozens of years that girl has crossed the river
tôi viết lời ca sao buồn quá vậy?
why did I write words so sad?
những lời ca cho lòng tôi thuở ấy
words for my heart those days
ai biết bây giờ
who knew that now
bố con người hành khất dùng để hát ăn xin
a father and daughter begging would use them to seek alms?

chiều rây rây những bụi mưa êm
the evening scattering particles of peaceful rain
kỉ niệm cũ không hề sống lại
old memories can never come back to life
trong tôi chỉ lóe lên câu hỏi
inside, in a flash I ask myself
biết bố con người hát rong kiếm đủ sống không?
who knows whether these troubadours make enough to live?

Sài Gòn 5-1988

Bài thơ này kể đến ranh giới giữa tác phẩm và truyền thống.  Có lẽ niềm hãnh diện lớn nhất đối với một người sáng tác là thấy con tinh thần của mình thành của mọi người.

Thời gian cũng là một yếu tố quan trọng trong bài thơ này.  Người thi sĩ kể về một biến cố đã mới xảy ra - lúc đi qua bến đò ngang.  Nói là cuối năm có phải nghĩa là tác giả đi về quê?  Ông "bất chợt" nghe tác phẩm của mình.

Bài thơ không nói cụ thể đến một bài hát - chỉ nói đến "lời ca buồn."  Không biết cô bé ấy hát một bài ca, hay ca vọng cổ?  Hay cũng có lẽ cô bé ấy ngâm thơ?

Lời ca này thuộc về quá khứ - về quá khứ cá nhân buồn của nhà thơ.  Bài ca này có nội dung "nỗi đau mênh mông người tình phụ" - chắc nhà thơ là người bị phụ và một người phụ nữ nào đó bằng tuổi ông ấy gây ông ấy bị vậy.

Dòng sông và mưa bay mô tả thời gian dần dã trôi qua.  Bài ca tình phụ thực sự không thuộc về quá khứ và hiện nay mà lại thuộc về thời gian và không gian.  "Mấy mươi năm rồi người con gái qua sông."  Đây không phải là cô bé này hát qua sông.  Chưa biết cô bé sống đến mấy mươi năm.  Con gái ấy cũng có thể là người tình của người bị phụ tình, một người tương tư, hay các người hát rong ăn xin trong những mấy mươi năm trôi qua.  Nghĩa là dù ra đời trong những trường hợp chính xác, sau khi ra đời bài ca này thuộc về thời gian và thuộc về mọi người.

Nhiều bài thơ đợi đến câu cuối bài để trình bày cái ý chính.  Tôi nghĩ rằng "Bất chợt trên bến đò ngang" cũng thế.  Mặc dù lời ca này gây ông thi sĩ này nhắc đến quá khứ của mình, ông lại nghĩ đến tình hình trước mắt.  Tác giả lo đến hai người nghèo ăn xin.  Ông đã tiếc rằng tủi mình bị trống rỗng vậy không được giúp bố con hành khất này.  Người thi sĩ là một con người nhân đạo muốn giúp các người nghèo đáng thương này.  Lời ca buồn này phải thay mặt cho tiền tủi.

Quay lại vấn đề thời gian - bài thơ ra đời năm 1988.  Đây là đầu đổi mới, là thời bắt đầu được lại nghe những bài ca buồn.  Đynh Trầm Ca đã soạn một vài bài ca được phổ biến thời Việt Nam Cộng Hoà là thời vẻ vang của nhạc buồn (trong những năm 1980 còn gọi là nhạc ủy mị).

Nhạc sĩ Xuân Hồng đã phổ bài thơ này.  Tôi sẽ ban đến ca khúc này một dịp khác.