1 tháng 11, 2011

Nói với người tình (Talking With My Lover) - Thăng Long (1968-1970?)

Qua lối nhỏ vào nhà em
Going past the path to your house
Muốn ghé vào thăm sợ ba má em buồn lòng
I wanted to visit but feared it would bother your folks
Lỡ hứa rồi anh biết làm sao đây
Too late for our date, I didn't know what to do
Để em mong suốt cả ngày nên buồn lắm
Leaving you expectant all day long really saddened me

Anh cứ hỏi lòng tại sao
Dear, ask your heart why
Mỗi lúc gặp nhau thì em nói chuyện đường dài
Every time we meet I talk with you all along the long road
Đêm trở về em khóc thầm trong tay
Night, coming home, I cry softly into my hands
Nếu yêu nhau ai lỡ để buồn cho nhau
In love with each other, who would have the heart to be late saddening us both

Xin em hiểu giùm đời anh
Please understand my life
Lênh đênh kiếp phong trần nổi trôi theo ngày tháng
Wandering, fated for life's ups and downs, drifting with the days and months
Anh đâu có gì, anh đâu có gì ngoài hai bàn tay trắng
I have nothing, I have nothing at all except two empty hands
Đành để buồn cho em
Sure to bring you sadness

Em có đòi hỏi gì đâu
I don't ask for anything at all
Đã biết rằng anh bàn tay trắng đi vào đời
I knew that you, with two empty hands have gone into life
Em chỉ cần hai đứa mình yêu nhau
I just need both of us to leave one another
Có anh bên em sẽ đẹp tình mai sau
If you're beside me, our love will be fine in the future




Tôi thích bài ca song ca này của Chế Linh và Thanh Tuyền đã lâu lắm rồi. Giai điệu bài hát này rất hay, nhưng trước hết tôi thích cách phối âm này. Cái đoạn giới thiệu có một mô típ cho bộ đàn dây kéo theo nhịp của boléro.

Có nhiều nét thú vị khác. Một chuỗi dài nốt vuốt bằng đàn piano lúc vào phiên khúc đoạn. Một kèn trumpet bịt tiếng chơi của các đàn dây kéo ở đoàn phiên khúc thứ hai. Không khí ở điệp khúc thay đổi hẳn khi được mở rộng với tiếng ghi ta Tây ba nha chơi hợp âm rải. Lúc Chế Linh hát "Anh đâu có gì..." thì bộ đàn dây kéo chơi trầm chung giai điệu. Lúc Thanh Tuyền hát "Em chỉ cần hai đứa mình" thì bộ đàn dây kéo chơi chung giai điệu trong âm vực cao hơn. Cuối bài thì các nhạc khí kèn đồng cũng tham gia làm cho nhạc nghe ấm và mùi hơn

Tôi biết rất ít về bản phối khí này - không biết là của ai soạn. Tư liệu âm thanh của bài hát này là băng cát xét Premier 1.



Premier 1 vốn được sản xuất ở Việt Nam Cộng Hoà, chắc trong những năm đầu sau khi máy cát xét thành phổ biên ở miền nam Việt Nam. Nếu phải đoán tôi sẽ đoán năm 1970. Một số bài trong băng này được xuất bản vài năm trước (1967, 1968) vậy tôi cũng đoán rằng bài ca "Nói với người tình" ra đời độ 1967 đến 1970.

Thăng Long không phải là nhạc sĩ nổi tiếng lắm. Tên thật của ông là Nguyễn Văn Thành, sinh mồng 8 tháng 1 năm 1936 ở Hải Dương. Ông qua đời 30 tháng 3 năm 2008. Khi nhắc đến ông chắc ông muốn mọi người nghĩ đến một người giang hồ - một kẻ lãng mạn lãng du khắp mọi nơi.

nguồn: bià sau của Thăng Long, "Giã từ gác trọ" (Sài Gòn: An Phú, 1965)

Vậy ca khúc này cũng lãng mạn lắm. Hai người yêu nhau rất thật thả, nhưng cuộc tình này còn phức tạp với "ba má em buồn lòng." Buồn lòng nghĩa là không bằng lòng. Và rất có thể không bằng lòng là phải. Hai người bố mẹ phải lo đến hạnh phúc của con gái mình. Sống trăm năm với một ông chồng "hai bàn tay trắng" có phải là hạnh phúc không? Nếu bạn là bố hay mẹ nhìn bức ảnh của người tình con gái ở trên thì nghĩ sao?

Lẽ dĩ nhiên hai người anh và em yêu nhau. Theo truyền thống thì một cô gái Việt Nam là một người khép kín, không nói nhiều. Nhưng cô này thì "nói chuyện đường dài." Hai người tâm sự - chắc tâm sự về một đời chung trong tương lai.

Lắm lần trong các bài ca thời chiến tranh thì "lênh đênh kiếp phong trần" đồng nghĩa với bị bắt đi lính, không được ở lại với người yêu. Nhưng nhất định thì người "anh" trong bài ca này không có nghề, không có xu nào. Như vậy tình yêu phải vượt qua tất cả. Và nếu người nghe tin ở hai người trong bản tình ca này thì họ sẽ vượt qua tất cả. Nếu "hai đứa yêu nhau" thì "sẽ đẹp tình mai sau."

Chắc nhiều cuộc tình, cuộc hôn nhau bắt đầu với niềm hy vọng mong manh như thế. Những người nghe thì rất muốn hai người yêu nhau được thành công, được vượt qua mỗi khó khăn. Nhưng người "anh" này rất thực tế khi nói sẽ rất có thể hai người sẽ "để buồn cho nhau." Đời người phức tạp, lắm thử thách, chắc sẽ trải qua nhiều đau khổ. Nhưng mọi người cứ hy vọng, cứ cố gắng - và thỉnh thoảng cứ yêu những người mà mình không nên yêu. Nhưng tôi vẫn muốn mong ở hai người thật thả ngây thơ ấy.


Một cuộc phỏng vấn với Thăng Long lúc cuối đời (chắc trên một đĩa Paris By Night gì đó)

2 nhận xét:

Huy Hoang nói...

có thể là hòa âm Văn Phụng, các record trong Premier thường là tuyển tập lại các record được phát hành qua dĩa nhựa trước đó. Các dĩa nhựa của Premier và Sơn Ca (giám đốc Ns Nguyễn Văn Đông) phần lớn do Ns Văn Phụng đảm trách.

tây bụi nói...

Tôi đồng ý với bạn Huy Hoàng. Lắm lần những bản phối hấp dẫn nhất là do Văn Phụng thực hiện.